04/08/2021 13:45 GMT+7

Vì sao Sở Y tế TP.HCM ra 2 công văn rồi thu hồi luôn trong ngày 3-8?

L.ANH - H.THẢO
L.ANH - H.THẢO

TTO - Công văn 5216 ngày 3-8 của Sở Y tế TP.HCM hướng dẫn mua thuốc điều trị cho bệnh nhân COVID-19 bị gọi là "lạ" bởi ghi rõ 2 tên thuốc, nhà sản xuất, nhà cung cấp, kiểu "chỉ định thầu". Và 1 trong 2 thuốc không có trong phác đồ của Bộ Y tế.

Vì sao Sở Y tế TP.HCM ra 2 công văn rồi thu hồi luôn trong ngày 3-8? - Ảnh 1.

Các bệnh nhân F0 đang được xét nghiệm lại tại khu cách ly Bệnh viện dã chiến số 8 - Ảnh: NHƯ HÙNG

Hôm qua 3-8, chỉ trong vòng 1 ngày, Sở Y tế TP.HCM đã ban hành 3 văn bản, trong đó có 2 văn bản để thu hồi các văn bản đã ban hành trước đó. Văn bản đầu tiên trong số này là công văn 5216 hướng dẫn mua thuốc điều trị cho bệnh nhân COVID-19.

Sau đó Sở Y tế có công văn 5279 thay thế 5216, đến tối muộn 3-8 là công văn 5289 để thu hồi 2 công văn này. Tất cả các văn bản này do phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM Nguyễn Hoài Nam ký, ban hành trong cùng một ngày (3-8).

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online tối 3-8, ông Nguyễn Hoài Nam - phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM - cho biết lý do thu hồi các văn bản nêu trên là để xây dựng phác đồ điều trị cụ thể rồi ban hành sau.

Tuổi Trẻ Online đặt vấn đề 2 loại thuốc được đề cập trong văn bản chưa có trong phác đồ điều trị?

Ông Nam nói 2 thuốc này "vẫn có trong phác đồ", tuy nhiên "văn bản đầu tiên ghi cụ thể tên biệt dược, tên công ty sản xuất nên điều chỉnh lại bằng văn bản thứ 2. Nhưng khi trao đổi với các cơ quan chuyên môn quyết định để bổ sung phác đồ, hướng dẫn cho cụ thể".

Tuổi Trẻ Online đã liên lạc với chuyên gia về hồi sức tích cực đang làm việc tại TP.HCM, chuyên gia này cho rằng về chuyên môn, công văn 5216 sai ở chỗ đã chỉ định tên thuốc cụ thể gây hiểu nhầm cho cộng đồng, trong khi tất cả các thuốc được sử dụng phải do bác sĩ chỉ định, dùng khi nào, khi nào không, nếu tự ý sử dụng dễ xảy ra hệ lụy ảnh hưởng tính mạng người bệnh.

"Tất cả đều phải tuân thủ phác đồ của Bộ Y tế đã hướng dẫn" - chuyên gia này chia sẻ. Chuyên gia cũng lo ngại khi cho rằng khi hướng dẫn cụ thể tên thuốc, người dân sẽ tích trữ thuốc và sử dụng không đúng theo chỉ định.

Việc nhu cầu mua thuốc tăng lên đột biến cũng dẫn đến giá thuốc bị đẩy cao bất hợp lý, "có thuốc y học cổ truyền cũng được giới thiệu hình thức này, trước có trăm ngàn/lọ giờ 1,2 triệu" - chuyên gia cho biết.

Đáng lo ngại hơn là 1 trong 2 thuốc hướng dẫn trong công văn 5216 không có trong phác đồ của Bộ Y tế.

Theo hướng dẫn phân loại chẩn đoán, điều trị COVID-19 (quyết định 3416 của Bộ Y tế, ban hành ngày 14-7) có hướng dẫn với bệnh nhân COVID-19 nặng, vừa và nguy kịch, sử dụng thuốc Methylprednisolone (tên hoạt chất, tương tự hoạt chất trong thuốc Sở Y tế TP.HCM hướng dẫn) nhưng đây không phải là thuốc ưu tiên.

Với điều trị và dự phòng rối loạn đông máu, phác đồ của Bộ Y tế hướng dẫn sử dụng loại hoạt chất khác với thuốc Sở Y tế TP.HCM hướng dẫn, như vậy cơ sở nào để Sở Y tế hướng dẫn và lại hướng dẫn bằng tên thuốc, nhà sản xuất cụ thể?

Chưa kể phác đồ cũng lưu ý có những trường hợp chống chỉ định với thuốc, nhưng công văn 5216 không nói rõ điểm này, trường hợp người dân tự ý mua và sử dụng sẽ rất nguy hiểm.

Trước đó, hôm 24-7 Bộ Y tế cũng có một văn bản "chưa hợp lý" hướng dẫn sử dụng 26 sản phẩm có ghi rõ tên sản phẩm, cách dùng, nhà sản xuất và 2 ngày sau phải thu hồi, nhưng hệ lụy vẫn còn đến tận hôm nay.

Tốn rất nhiều công sức để làm điều chưa cần thiết

Tuổi Trẻ Online giới thiệu ý kiến phân tích của luật sư Nguyễn Hữu Thế Trạch - Đoàn luật sư TP.HCM:

"Trước hết về hình thức, theo quy định từ các điều 10 đến điều 13 nghị định 30/2020/NĐ-CP về công tác văn thư, quy trình soạn thảo văn bản hành chính phải tuân theo những quy định nghiêm ngặt bao gồm nhiều giai đoạn.

Rõ ràng sự việc trong 1 ngày ban hành 3 văn bản điều chỉnh cùng 1 vấn đề với 3 nội dung hoàn toàn khác nhau và sau đó không có văn bản nào có giá trị sử dụng là vi phạm về công tác văn thư.

Cả 3 văn bản do Sở Y tế TP.HCM ban hành đều có những sai sót nghiêm trọng.

Văn bản số 5216 về việc "mua thuốc điều trị cho bệnh nhân COVID-19, sai sót là Sở Y tế đã đề nghị các cơ sở điều trị bệnh nhân COVID-19 mua 2 loại thuốc Medrol và Xarelto, chỉ định liều dùng và liên hệ với Công ty cổ phần Dược liệu trung ương 2.

Trong khi việc chỉ định liều dùng thuộc thẩm quyền của nhà sản xuất hoặc bác sĩ điều trị cho mỗi trường hợp bệnh nhân (khoản 2, điều 42 và khoản 5, điều 76 Luật dược).

Với văn bản này, Sở Y tế đã "cào bằng" tất cả bệnh nhân đều được sử dụng liều thuốc như nhau, làm thay chức năng của bác sĩ điều trị; của nhà sản xuất thuốc, trong khi người chịu trách nhiệm đối với sức khỏe, tính mạng của bệnh nhân lại là bác sĩ điều trị và nhà sản xuất thuốc.

Ngoài ra, việc nêu tên thuốc, nhà sản xuất và công ty bán thuốc mang tính "chỉ định" là vi phạm điều 22 Luật đấu thầu, dẫn đến tình trạng cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường; đẩy những loại thuốc có cùng hoạt chất, những công ty sản xuất, phân phối các hoạt chất này vào tình trạng bất bình đẳng trong việc phân phối thuốc, nguy cơ tạo nên lợi ích nhóm là rõ ràng.

Song song đó sẽ tạo tâm lý hoang mang khiến người dân đổ xô ra đường đi mua bằng được thuốc về trữ mặc dù chưa bị bệnh. Điều này dẫn đến vi phạm các chỉ thị của Chính phủ, của thành phố gây nguy cơ lây lan bệnh tật nhiều hơn.

Văn bản số 5279 thay thế văn bản số 5216, được ban hành vừa mang tính bào chữa cho cái sai ở văn bản thứ nhất, vừa răn đe cảnh báo đối với các cơ sở y tế, nhà thuốc.

Tuy nhiên văn bản này không thừa nhận những vấn đề sai sót, nội dung thay thế là gì, lý do vì sao thay thế cho văn bản thứ nhất. Như vậy văn bản thứ hai đã đẩy sự nghi ngờ về sự minh bạch lên một nấc thang cao hơn.

Văn bản số 5289 thu hồi công văn số 5216 và 5279; có nội dung 1 dòng ngắn "thu hồi 2 văn bản nêu trên vì chưa phù hợp".

Nội dung văn bản này phủ nhận toàn bộ những nội dung, công lao, sức lực đã được nêu tại 2 văn bản trước đó. Như vậy, tất cả đều trở về con số 0, người dân sẽ đánh giá Sở Y tế đã tốn rất nhiều công sức chỉ để làm những điều thật sự chưa cần thiết".

Sở Y tế TP.HCM ra văn bản mới thay văn bản 'giới thiệu' mua 2 loại thuốc

TTO - Không lâu sau khi ban hành văn bản 'giới thiệu' các cơ sở y tế mua 2 loại thuốc kháng viêm, kháng đông điều trị COVID-19, Sở Y tế TP.HCM đã ban hành văn bản mới đề nghị 'việc sử dụng các loại thuốc phải tuân theo chỉ định của bác sĩ điều trị'.

L.ANH - H.THẢO

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Lần đầu triển khai nội soi siêu âm, phát triển nội soi tiêu hóa ở miền Tây

Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ đã ra mắt khoa nội soi, triển khai kỹ thuật nội soi siêu âm.

Lần đầu triển khai nội soi siêu âm, phát triển nội soi tiêu hóa ở miền Tây

Phòng khám bị 'bóc phốt' tại Quy Nhơn chưa cung cấp đủ thông tin cho cơ quan chức năng

Sở Y tế tỉnh Gia Lai cho hay Phòng khám đa khoa Phượng Đạt chưa cung cấp đầy đủ thông tin cho sở liên quan tố giác 'chặt chém' người bệnh.

Phòng khám bị 'bóc phốt' tại Quy Nhơn chưa cung cấp đủ thông tin cho cơ quan chức năng

Bảo hiểm trả tiền khám dịch vụ, còn vướng gì?

Tin có thêm một bệnh viện quốc tế mở rộng áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế cho người bệnh đến khám chữa bệnh kể từ đầu tháng 7 gây chú ý, dù chuyện này không mới.

Bảo hiểm trả tiền khám dịch vụ, còn vướng gì?

Trái cây, rau củ màu đỏ thật sự tốt cho tim?

Bài đăng trên Instagram khẳng định ăn trái cây và rau củ màu đỏ như dưa hấu, dâu, củ dền, mâm xôi, cà chua và anh đào sẽ tốt cho tim.

Trái cây, rau củ màu đỏ thật sự tốt cho tim?

5 người được hồi sinh nhờ nghĩa cử hiến tạng

Năm con người, năm số phận đã được hồi sinh từ một quyết định giàu tình người của gia đình người hiến.

5 người được hồi sinh nhờ nghĩa cử hiến tạng

Báo động người trẻ mắc bệnh đái tháo đường

Nếu trước đây khi nhắc đến bệnh đái tháo đường, nhiều người thường nghĩ đến người cao tuổi, trung niên.

Báo động người trẻ mắc bệnh đái tháo đường
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar