09/08/2024 06:11 GMT+7
Trở lại chủ đề

Về Bình Dương ăn bánh mì Ba cô gái truyền 3 đời trong 70 năm

Xe bánh mì Ba cô gái hết rong ruổi trên các ngõ đường, rồi lại nép mình vào một góc ngã tư nhỏ. Vậy mà làm người ăn nhớ nhung suốt 70 năm.

Ổ bánh mì Ba cô gái với hương vị đặc biệt níu chân thực khách suốt 70 năm - Ảnh: ĐĂNG KHƯƠNG

Ổ bánh mì Ba cô gái với hương vị đặc biệt níu chân thực khách suốt 70 năm - Ảnh: ĐĂNG KHƯƠNG

Đi ngang cầu Phan Đình Phùng (Bình Dương) vào mỗi chiều, người qua đường dễ dàng bắt gặp hàng người xếp quanh một xe bánh mì nhỏ.

Đó là xe bánh mì 3 đời của bà Đỗ Ngọc Sương (42 tuổi), mà khách quen gọi là Bánh mì Ba cô gái.

Tuy cái nắng đầu chiều gay gắt, thực khách vẫn kiên nhẫn chờ đợi bà Sương với từng ổ bánh mì thơm ngon.

Có lẽ một phần là do hương vị của món ăn quen thuộc này qua công thức riêng của gia đình bà Sương khiến người ăn nhớ hoài.

Bánh mì Ba cô gái "rong ruổi" qua 3 thế hệ

Hơn 70 năm trước, xe bánh mì ông Sen là một phần quen thuộc trong đời sống thường ngày của người dân Lái Thiêu (Bình Dương).

Mỗi ngày, ông Sen, là ông nội bà Sương và cũng là người tạo ra công thức của tiệm bánh hiện nay, đều đặn đẩy xe vòng quanh các con đường, con hẻm để mời mọc từng nhà.

Về Bình Dương ăn bánh mì Ba cô gái truyền 3 đời trong 70 năm- Ảnh 2.

Xe bánh mì Ba cô gái nằm ở một góc ngã tư nhỏ khu vực Lái Thiêu (Bình Dương) - Ảnh: ĐĂNG KHƯƠNG

Được một thời gian, vị bánh mì của ông khiến người ăn… bị ghiền! "Do ông nội tôi là một trong những người bán đầu tiên ở Lái Thiêu nên người ta mua đông lắm. Giờ hỏi mấy người lớn tuổi thì ai cũng biết" - bà Sương kể.

Không những vậy, hương vị của tiệm còn để lại niềm nhớ nhung cho những người nơi xa. Bà Sương bật cười xen kẽ niềm hạnh phúc khi nhớ về một vị khách cũ:

"Hồi lúc hàng xóm tôi đón anh em họ từ nước ngoài về chơi. Ban đầu họ dẫn nhau đi ăn, đi chơi nhiều chỗ sang trọng lắm.

Đến lúc chuẩn bị lên máy bay về nước thì ghé tôi mua hai ổ bánh mì theo ăn.

Vừa ăn xong thì hai người đó gọi điện về cho ổng biểu: "Sao bữa giờ ông không dẫn tôi đi ăn bánh mì ở Việt Nam?"".

Hương vị ấy rong ruổi qua nhiều con ngõ, qua từng thế hệ. Đến đời mẹ bà Sương bán thì bắt đầu thuê được một chỗ cố định. Đó cũng là địa chỉ của tiệm hiện nay.

Ban đầu, bà Sương không định theo nghề của ông và mẹ, thay vào đó bà làm công việc riêng. Nhưng sau này thấy mẹ bán cực nhọc nên bà quyết định nghỉ để phụ mẹ.

Mỗi ngày tiệm bán 1.000 ổ bánh mì là điều bình thường. Bà phải thuê thêm hai người bán phụ, riêng các ngày cuối tuần sẽ có người nhà ra giúp. Cứ thế, khách đến ăn nhiều lần rồi đặt cho chiếc xe là xe bánh mì Ba cô gái.

Vị bánh mì là sự hòa quyện bên trong

Khi được hỏi điểm đặc biệt trong bánh mì mà ông nội để lại, bà Sương cho hay bánh mì ở tiệm suốt 70 năm chỉ lấy ở một lò duy nhất. Thợ làm bánh ở đây người ta tận tâm nhồi từng ổ bánh bằng tay.

Nhờ đó, người ăn có thể cảm nhận độ dẻo, thơm của lớp vỏ bên ngoài. Khi nhai đến ruột bánh mì, phần bột bánh có độ mềm nhất định, không quá nhiều bột khiến người ăn bị ngán.

Bánh mì làm thủ công có giá đắt hơn bánh bình thường, nhưng nhiều thực khách đến ăn cảm thấy thích nên bà Sương chiều ý khách. Có lẽ vì thế, khi đứng chờ để lấy bánh mì, người xếp hàng có thể thấy không ít khách vào để mua bánh mì không.

"Ở đây tôi bán cả hai loại, bánh mì nhồi tay và bánh mì thường. Nhưng bánh thường tôi cũng lựa kỹ để nó mềm và ngon hơn những lò khác" - bà Sương kể.

Bánh mì Lái Thiêu nhỏ hơn (bên trên) nhưng dẻo và giòn hơn bánh mì bình thường - Ảnh: ĐĂNG KHƯƠNG

Ngoài ra, bánh mì Ba cô gái còn để lại hương vị khác lạ so với bánh mì bình thường. Bà Sương chia sẻ ông nội là người Hoa, nên có lẽ công thức nêm nếm cũng khác hơn với người Việt.

"Có khách từng hỏi tôi bánh mì xịt thêm miếng nước tương, không có nước xốt sao mà ngon. Xong mấy người ăn trước đó mới bảo là ăn rồi mới biết, nhìn cách làm sao mà biết ngon hay dở" - bà Sương cười nói.

Đối với thịt trong bánh, bà Sương sẽ dùng muối, đường, bột ngọt để ướp và luộc. Còn các thức ăn kèm khác như xíu mại, đồ chua, đu đủ… sẽ do nhà bà tự làm.

Các thức ăn kèm với bánh mì do gia đình bà Sương tự chế biến - Ảnh: ĐĂNG KHƯƠNG

Một ổ bánh mì của bà Sương khi được nhận đầy đủ sẽ cho người ăn cảm nhận hương vị hòa quyện của tất cả thành phần bên trong, gồm có độ béo nhẹ của bơ, vị ngọt ngọt của thịt và độ mặn của nước tương.

Cứ vậy, ổ bánh mì đó níu chân hết thực khách này đến thực khách khác suốt 70 năm.

Là khách quen suốt nhiều năm của quán, chị Vy chia sẻ cảm thấy bánh mì đặc ruột ở đây luôn dẻo, nóng giòn. Chị nói: "Gia đình tôi từ trước đến giờ chỉ ăn ở đây".

Mấy chục năm trời cùng chiếc xe bánh mì thân thuộc, bà Sương tâm sự: "Sau này con cái tôi có muốn bán tiếp không thì tôi không biết, nhưng tôi sẽ bán tới khi không còn bán nổi thì thôi".

13 năm bánh mì vào từ điển Oxford

Ở bất cứ đâu, khi hai chữ 'banh mi' bật lên thì biết ngay người ta đang nói đến ổ bánh mì Việt Nam. Đó là món ăn mà người nước ngoài muốn thưởng thức thì phải nói bằng tiếng Việt.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Văn học đang thiếu vắng những Nguyễn Ngọc Tư, Nguyễn Nhật Ánh tạo cú nổ kích thị trường

Văn học dịch vừa thừa vừa thiếu, văn học trong nước lại thiếu vắng những 'cú nổ' kích thích thị trường xuất bản.

Văn học đang thiếu vắng những Nguyễn Ngọc Tư, Nguyễn Nhật Ánh tạo cú nổ kích thị trường

Bất bình với 39 món ăn bị chê nhất Việt Nam, trừ tiết canh thì... ngon thế mà trời ơi!

TasteAtlas mới đây cập nhật danh sách 39 món ăn bị chê nhất Việt Nam khiến không ít người bất bình, ngon thế mà chê.

Bất bình với 39 món ăn bị chê nhất Việt Nam, trừ tiết canh thì... ngon thế mà trời ơi!

5 vở diễn và 50 diễn viên được trao huy chương vàng tại Liên hoan sân khấu về người chiến sĩ công an

Liên hoan nghệ thuật sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc về ‘Hình tượng người chiến sĩ Công an’ lần thứ 5, năm 2025 trao huy chương vàng cho 5 vở diễn và 50 diễn viên, cùng hàng trăm huy chương khác.

5 vở diễn và 50 diễn viên được trao huy chương vàng tại Liên hoan sân khấu về người chiến sĩ công an

Trí tuệ nhân tạo AI đang 'nuốt' luôn nghề thu âm sách nói

Nhu cầu tiêu thụ sách nói ngày càng tăng trên toàn cầu khiến các công ty công nghệ lớn bắt đầu đổ dồn nguồn lực vào trí tuệ nhân tạo (AI) để sản xuất sách nói với tốc độ nhanh và chi phí rẻ hơn.

Trí tuệ nhân tạo AI đang 'nuốt' luôn nghề thu âm sách nói

Người chồng trong vụ cháy tại cư xá Độc Lập là cộng sự thân thiết của ca sĩ Mỹ Tâm

Anh Phạm Nguyễn Đức Dũng làm việc lâu năm trong ngành tổ chức sự kiện ở TP.HCM. Ca sĩ Mỹ Tâm, đạo diễn Mai Thắm và nhiều đồng nghiệp xót xa khi gia đình anh qua đời trong vụ cháy tại cư xá Độc Lập tối 6-7.

Người chồng trong vụ cháy tại cư xá Độc Lập là cộng sự thân thiết của ca sĩ Mỹ Tâm

Đầu bếp nhà hàng 3 sao Michelin chỉ cách nấu pad Thái được yêu thích hơn 1 thế kỷ

Đầu bếp Jongsiri của Sorn, nhà hàng Thái đầu tiên trên thế giới đạt ba sao Michelin, hướng dẫn cách làm một phiên bản pad Thái đậm đà.

Đầu bếp nhà hàng 3 sao Michelin chỉ cách nấu pad Thái được yêu thích hơn 1 thế kỷ
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar