07/06/2024 08:00 GMT+7

‘Trong uống - ngoài thoa’ đánh bay đau nhức cơ bắp

Hiểu công dụng để chọn đúng các loại thuốc nhằm kết hợp ‘trong uống - ngoài thoa’ chính là ‘chìa khóa’ giúp phục hồi nhanh chóng cơn đau cơ bắp.

Sử dụng các loại thuốc đường uống để giảm đau cơ bắp (Ảnh: Shutterstock)

Sử dụng các loại thuốc đường uống để giảm đau cơ bắp (Ảnh: Shutterstock)

Đau nhức cơ bắp là tình trạng mà bất cứ ai cũng sẽ gặp phải, xảy ra với bất kỳ cơ nào trên cơ thể, đặc biệt là những người vận động nhiều, thường xuyên tập thể thao. Những cơn đau này là bình thường sau giai đoạn tập luyện. 

Nếu sau khi áp dụng các biện pháp không dùng thuốc như nghỉ ngơi, chườm ấm, chườm lạnh, massage mà không cải thiện, có thể cần dùng thuốc giảm đau theo phương pháp kết hợp "trong uống - ngoài thoa".

Hiểu thuốc - sử dụng đúng

Thuốc uống giảm đau cơ bắp hiện nay được chia làm hai nhóm chính, gồm thuốc giảm đau và thuốc giãn cơ.

Thuốc giảm đau: Thường là các loại thuốc không kê đơn có chứa các thành phần giảm đau như paracetamol, aspirin và ibuprofen. Trong đó, paracetamol hay còn gọi là acetaminophen giúp giảm triệu chứng đau cơ nhẹ đến trung bình, không có tác dụng giảm viêm. Còn aspirin, ibuprofen có tác dụng giảm đau, chống viêm không steroid, giúp giảm viêm và sưng ở nơi chấn thương.

Các loại thuốc giúp giảm đau cơ bắp, đau xương khớp đều tương đối an toàn, tuy nhiên, bất kỳ loại thuốc nào cũng có tác dụng phụ. Cụ thể, paracetamol được chuyển hóa ở gan, do đó dùng quá liều hoặc dùng trong thời gian dài có thể gây tổn hại nghiêm trọng cho gan.

Aspirin, ibuprofen có thể gây kích ứng dạ dày, gây khó chịu ở dạ dày hoặc ợ nóng. Nếu bị bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) hoặc bất kỳ vấn đề nào khác về dạ dày nên cân nhắc tránh dùng ibuprofen.

Thuốc giãn cơ: Là thuốc kê đơn có thể giúp điều trị các triệu chứng liên quan đến cơ như co cứng và co thắt. Thuốc giãn cơ thường được sử dụng cùng với thuốc giảm đau để giảm căng cơ gây đau. Chúng có tác dụng như thuốc ức chế hệ thần kinh trung ương, có tác dụng an thần, ngăn chặn dây thần kinh gửi tín hiệu đau đến não, kiểm soát trương lực cơ trong hệ thần kinh trung ương, do đó giảm trương lực cơ và giãn cơ xương.

Tác dụng phụ thường gặp khi sử dụng thuốc giãn cơ như buồn ngủ, mệt mỏi, chóng mặt, buồn nôn, đau đầu, khô miệng.

Lưu ý, chỉ sử dụng thuốc giãn cơ theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ. Bên cạnh đó, khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào cũng dùng đúng chỉ định, không tự ý tăng liều, dùng liên tục. Nếu tình trạng đau cơ không thuyên giảm thì cần đi khám để kiểm tra tổn thương.

Kết hợp "trong uống - ngoài thoa" giúp "nhân đôi" hiệu quả

Ngoài việc sử dụng các loại thuốc uống thì kết hợp với các loại kem giảm đau tại chỗ là cách hiệu quả để phục hồi cơ bắp sau khi tập thể thao, vận động nhiều. Chúng giúp kiểm soát cơn đau và có thể có hiệu quả tương đương với thuốc uống trong một số trường hợp, với độ an toàn cao hơn vì ít tác dụng phụ.

Hiện nay, sản phẩm kem bôi giảm đau Counterpain của Dược Hậu Giang với công nghệ được chuyển giao từ Nhật Bản đang là lựa chọn đáng tin cậy, giúp giảm đau nhức cơ bắp hiệu quả chỉ trong vòng năm phút sau khi sử dụng, nhanh chóng lấy lại cảm giác thoải mái và dễ chịu.

Sản phẩm dưới dạng kem thoa trực tiếp lên da, không gây nhờn rít, không bết dính, đồng thời lưu lại hương thơm dịu nhẹ trên da. Sản phẩm không gây kích ứng, phù hợp với mọi loại da, kể cả da nhạy cảm.

‘Trong uống - ngoài thoa’ đánh bay đau nhức cơ bắp- Ảnh 2.

Counterpain giúp nhanh chóng lấy lại cảm giác thoải mái và dễ chịu. (Ảnh Counterpain)

Không chỉ phù hợp cho những người thường xuyên vận động, người chơi thể thao mà kem bôi giảm đau còn sử dụng được cho những người người cao tuổi, người gặp vấn đề về cơ xương khớp, có thể bôi 3-4 lần mỗi ngày hoặc khi cần thiết. Chỉ cần thoa một lượng kem vừa đủ lên da và massage nhẹ nhàng cho đến khi kem thấm hoàn toàn. Lưu ý, tránh bôi lên vết thương hở hoặc vùng da bị tổn thương.

Với những ưu điểm nổi bật như trên, kem bôi giảm đau Counterpain là sản phẩm không thể thiếu trong tủ thuốc gia đình để có thể duy trì một cuộc sống năng động khỏe mạnh.

‘Trong uống - ngoài thoa’ đánh bay đau nhức cơ bắp- Ảnh 3.

Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

5 lầm tưởng phổ biến về thời kỳ mãn kinh

Thời kỳ mãn kinh không chỉ là cơn bốc hỏa và kinh nguyệt không đều, còn không ít những lầm tưởng liên quan đến giai đoạn này.

5 lầm tưởng phổ biến về thời kỳ mãn kinh

Trái cây, rau củ màu đỏ thật sự tốt cho tim?

Bài đăng trên Instagram khẳng định ăn trái cây và rau củ màu đỏ như dưa hấu, dâu, củ dền, mâm xôi, cà chua và anh đào sẽ tốt cho tim.

Trái cây, rau củ màu đỏ thật sự tốt cho tim?

Báo động người trẻ mắc bệnh đái tháo đường

Nếu trước đây khi nhắc đến bệnh đái tháo đường, nhiều người thường nghĩ đến người cao tuổi, trung niên.

Báo động người trẻ mắc bệnh đái tháo đường

Uống nhiều nước ép cà rốt, coi chừng vàng da, ngộ độc

Cà rốt được biết đến là một loại rau củ có nhiều lợi ích cho sức khỏe với các thành phần chính như beta-carotene, vitamin A, các chất chống oxy hóa và chất xơ. Thế nhưng, nếu sử dụng quá nhiều loại rau củ này cũng gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Uống nhiều nước ép cà rốt, coi chừng vàng da, ngộ độc

Cô gái chụp X-quang bất ngờ thấy mất xương chân

Cô gái trẻ đi khám bệnh phát hiện mất một đoạn xương chân khi chụp X-quang. Cả bệnh nhân và nhân viên y tế đều rất ngạc nhiên.

Cô gái chụp X-quang bất ngờ thấy mất xương chân

Kính mát có thể gây ung thư?

Một tài khoản mạng xã hội có hơn 700.000 lượt theo dõi loan truyền kính mát gây ung thư, khiến dư luận mạng xôn xao.

Kính mát có thể gây ung thư?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar