10/07/2025 09:07 GMT+7
Trở lại chủ đề

'Tôi xin nói thẳng: bánh nhà làm thì để nhà ăn thôi'

"Tôi xin nói thẳng: bánh nhà làm thì để nhà ăn thôi" - phát biểu của bà Phạm Khánh Phong Lan, giám đốc Sở An toàn thực phẩm TP.HCM, khiến nhiều người giật mình...

an toàn thực phẩm - Ảnh 1.

Dù mùa Trung thu 2025 chưa tới nhưng bánh trung thu "nhà làm", "thủ công", "không chất bảo quản", "nguyên liệu sạch"... đã rầm rộ được quảng cáo trên mạng xã hội - Ảnh minh họa: TTO

Phát biểu này của bà Phạm Khánh Phong Lan, giám đốc Sở An toàn thực phẩm TP.HCM, khiến nhiều người giật mình khi mà phong trào "hàng nhà làm" lên ngôi, thậm chí trở thành nơi trú ẩn an toàn trước nạn thực phẩm bẩn, hàng hóa có hóa chất...

Hàng "nhà làm", chiếu theo quy định của pháp luật về hàng hóa, đa phần không có gì ngoài niềm tin "nhà làm".

Đó là không hóa đơn đầu vào, không công bố thành phần, không chứng nhận an toàn thực phẩm...

Tâm lý "ăn gì cũng sợ" đã kéo làn sóng quay về với thực phẩm "nhà trồng, nhà nuôi, nhà làm" cùng xu hướng chuộng sản phẩm thủ công, ít chế biến công nghiệp.

Nhưng với sản phẩm nhà làm "lắm không, chỉ có tin" ấy, lấy gì để kiểm chứng những lời quảng cáo hấp dẫn, như với bánh trung thu.

Ngay lúc này, dù mùa Trung thu 2025 chưa tới nhưng bánh trung thu "nhà làm", "thủ công", "không chất bảo quản", "nguyên liệu sạch"... đã rầm rộ được quảng cáo trên mạng xã hội. Rồi người tiêu dùng cũng chấp nhận những loại "kem trộn", "trà thảo mộc detox", "thực phẩm giảm cân gia truyền" không rõ liều lượng, không nhãn mác, không thành phần.

Liệu đó có phải là tiêu dùng thông minh, hay là đánh cược với sức khỏe? Liệu người tiêu dùng có nguy cơ đánh đổi sức khỏe lấy sự yên tâm mơ hồ?

Họ lo ngại sản phẩm công nghiệp vì sợ chất bảo quản, phụ gia, hương liệu... nhưng lại dễ "tin nhau" khi người quen rao bán sản phẩm không nhãn mác vì cho rằng "lành, sạch". Trong khi với thực phẩm là thứ đi vào cơ thể nên không thể đánh giá chỉ bằng cảm tính.

Hàng "nhà làm" quá tốt với chính người chế biến để dùng, nhưng khi thương mại, ranh giới giữa "nhà làm chân chính" và "lạm dụng nhà làm" là quá mong manh.

Hàng "nhà làm" nên chẳng ai kiểm định sản phẩm, cũng khó ai xác minh được điều kiện chế biến, quy trình làm có an toàn, đảm bảo vệ sinh?

Ai chứng nhận người làm không mang bệnh truyền nhiễm, không sử dụng nguyên liệu đã hết hạn, không dùng các thành phần vượt mức cho phép?

Một bà nội trợ từng tâm sự vì nể và tin tưởng nên có thời gian chị mua nhiều "thực phẩm nhà làm" của người bạn. Đến khi tới nhà bạn chơi, nhìn bạn rửa nguyên liệu trong nhà vệ sinh vì không gian bếp chật chội, chị mới chột dạ. "Từ đó niềm tin thực phẩm nhà làm là an toàn đã thay đổi", chị chia sẻ.

Trong khi các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm phải công bố thành phần, xin giấy phép lưu hành, chịu thanh tra định kỳ, thì nhiều "cơ sở nhà làm" lại hoạt động như trong vùng trắng: không đăng ký, không chịu thuế, không ai kiểm soát. Và khi xảy ra hậu quả, ai chịu trách nhiệm?

Rất nhiều sản phẩm thực phẩm "nhà làm" như kem trộn, trà giảm cân... đang được quảng cáo là "có công thức riêng", "bí quyết gia truyền", nhưng trên thực tế chính sự mù mờ về công thức, hàm lượng dinh dưỡng, liều lượng chất phụ gia mới là điều đáng lo ngại nhất.

Vì không bị ràng buộc bởi quy định công bố thành phần, nhiều người bán hàng online thoải mái thêm bớt nguyên liệu sao cho... hợp thị hiếu người tiêu dùng, hiệu quả "trắng, sáng" nhanh nhất.

Chẳng ai cấm hàng "nhà làm" để dùng, nhưng khi đã thương mại, dù là bán ở quy mô hẹp cho bạn bè, người quen thì cũng phải tuân thủ những nguyên tắc tối thiểu về an toàn thực phẩm. Đó là trách nhiệm với người tiêu dùng và với chính bản thân người làm ra sản phẩm.

Khởi nghiệp từ gian bếp nhỏ, sở hữu kênh bán hàng riêng là quá tốt. Nhưng sự nghiệp kinh doanh chỉ phát triển khi thực phẩm, sản phẩm "nhà làm" cũng được quản lý như một ngành kinh doanh nghiêm túc.

Đó là phải có giấy chứng nhận vệ sinh, kiểm nghiệm định kỳ, truy xuất nguồn gốc, chứ không thể dựa vào vài tấm hình chụp bánh kèm dòng chữ "nhà em tự làm" hay "bí quyết gia truyền".

Việc cơ quan chức năng chấn chỉnh và đưa hoạt động sản xuất, chế biến thực phẩm vào nề nếp là dịp để nâng cấp sản phẩm "nhà làm", tuân thủ quy định vì sức khỏe cộng đồng.

Đó chính là sản phẩm "nhà làm" 2.0, không chỉ bảo vệ người tiêu dùng mà cả việc kinh doanh của người kiếm sống bằng sản phẩm "nhà làm".

Thăm dò ý kiến

Hiện nay nhan nhản quảng cáo hàng 'nhà làm', không ai kiểm định, xác minh nguồn gốc nguyên liệu, quy trình chế biến... Theo bạn:

Bạn có thể chọn 1 mục. Bình chọn của bạn sẽ được công khai.

Đề xuất đình chỉ kinh doanh vĩnh viễn cơ sở tái phạm an toàn thực phẩm

Ông Nguyễn Đình Hưng - phó giám đốc Sở Y tế Hà Nội - đề xuất như vậy tại phiên thảo luận tổ, phiên họp thứ 25, HĐND TP Hà Nội chiều 8-7.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Một mảng màu khác trong quan hệ Việt - Mỹ

Từ cựu thù ở hai chiến tuyến, hai nước đã trở thành bạn, đối tác toàn diện, rồi đối tác chiến lược toàn diện.

Một mảng màu khác trong quan hệ Việt - Mỹ

Có tin vui, không quên chuyện buồn

Sau nửa đầu năm 2025, Bộ Tài chính cho biết đã giải ngân gần 270.000 tỉ đồng vốn đầu tư công, tương đương gần 32,5% kế hoạch Thủ tướng giao, tăng khá mạnh so với cùng kỳ năm trước.

Có tin vui, không quên chuyện buồn

Cấp xã đổi mới để cấp sổ đỏ

Kể từ ngày 1-7 cấp xã, phường và đặc khu đã được trao rất nhiều thẩm quyền để xử lý thủ tục đất đai. Điều này cũng đồng nghĩa với khối lượng công việc rất lớn và áp lực, trách nhiệm tăng lên bội phần.

Cấp xã đổi mới để cấp sổ đỏ

Không gian kinh tế mới sau sáp nhập

Việt Nam còn 34 tỉnh thành từ ngày 1-7. Cải cách này phản ánh yêu cầu cấp thiết trong việc tổ chức lại không gian phát triển, cơ cấu lại phân bổ nguồn lực và định hình lại chiến lược phát triển kinh tế quốc gia.

Không gian kinh tế mới sau sáp nhập

Bảo hiểm trả tiền khám dịch vụ, còn vướng gì?

Tin có thêm một bệnh viện quốc tế mở rộng áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế cho người bệnh đến khám chữa bệnh kể từ đầu tháng 7 gây chú ý, dù chuyện này không mới.

Bảo hiểm trả tiền khám dịch vụ, còn vướng gì?

Trở lại làm người Việt Nam

Thầy của tôi, một giáo sư tại Trường đại học Paris-Saclay, đến nay đã gần 80 tuổi nhưng vẫn đau đáu mong muốn được trở lại quốc tịch Việt Nam.

Trở lại làm người Việt Nam
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar