09/07/2025 11:15 GMT+7
Trở lại chủ đề

Không gian kinh tế mới sau sáp nhập

Việt Nam còn 34 tỉnh thành từ ngày 1-7. Cải cách này phản ánh yêu cầu cấp thiết trong việc tổ chức lại không gian phát triển, cơ cấu lại phân bổ nguồn lực và định hình lại chiến lược phát triển kinh tế quốc gia.

kinh tế - Ảnh 1.

Những tỉnh thành đóng vai trò trung tâm kinh tế quốc gia (như TP.HCM, Hà Nội, Hải Phòng) là điểm trung chuyển, nút giao, đầu mối chuỗi giá trị sẽ có nhiều lợi thế hơn trong thu hút đầu tư và phát triển, từ đó có trách nhiệm mở rộng lan tỏa và dẫn dắt toàn vùng đi lên - Ảnh: CÔNG TRUNG

Chỉ số vị thế kinh tế cấp tỉnh (PEPI) do Vietstats - một nền tảng dữ liệu kinh tế mở - công bố mới đây đã cung cấp một góc nhìn định lượng ý nghĩa để đánh giá lại vai trò, năng lực và triển vọng của các địa phương sau sáp nhập.

Sau sắp xếp, bản đồ vị thế kinh tế các tỉnh thành Việt Nam đang tái hiện theo hướng hình thành rõ hơn các cực tăng trưởng, trục liên kết vùng và cả những địa phương "ngoại vi".

Mối liên hệ giữa vị trí địa lý, năng lực kết nối và vai trò trong chuỗi giá trị quốc gia trở nên ngày càng quyết định trong việc xác lập vị thế kinh tế của một địa phương.

Ở phía Nam, sự kết hợp giữa TP.HCM (trung tâm tài chính, tiêu dùng và đổi mới sáng tạo), Bình Dương (vùng công nghiệp và đô thị) và Bà Rịa - Vũng Tàu (cảng biển và logistics quốc tế) tạo nên một vùng đại đô thị có khả năng tham gia sâu và định hình nên các chuỗi giá trị toàn cầu mới.

TP.HCM mới đang nổi lên như một siêu cực tăng trưởng của Việt Nam, giữ vai trò dẫn dắt, kết nối và lan tỏa trong mạng lưới phát triển vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và cả nước.

Ngoài TP.HCM, Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Đồng Nai cũng đóng vai trò là trung tâm và động lực kinh tế chiến lược của quốc gia.

Một số địa phương khác cũng thể hiện sức bật rõ rệt sau sáp nhập. Cần Thơ mới cũng đang nổi lên như trung tâm logistics và chế biến nông sản của ĐBSCL. Bắc Ninh tiếp tục mở rộng chuỗi công nghiệp công nghệ cao ở miền Bắc.

Tây Ninh củng cố vai trò đầu mối thương mại biên giới và vệ tinh công nghiệp của vùng Đông Nam Bộ. Lâm Đồng định hình hành lang kết nối Tây Nguyên với duyên hải miền Trung, tạo đà cho phát triển nông nghiệp chất lượng cao và du lịch sinh thái.

Những thay đổi này cho thấy sáp nhập giúp tạo ra đòn bẩy tích tụ các lợi thế kinh tế nếu được hỗ trợ bằng quy hoạch tích hợp và chính sách ưu tiên phân bổ đầu tư hợp lý và hiệu quả.

Tuy nhiên, PEPI cũng đồng thời chỉ ra những vùng có nguy cơ tụt lại. Các tỉnh như Lai Châu, Điện Biên, Tuyên Quang và Cao Bằng vẫn xếp cuối bảng do hạn chế về hạ tầng, địa hình cách trở và kết nối yếu với chuỗi giá trị quốc gia.

Việc điều chỉnh địa giới hành chính không làm thay đổi đáng kể những bất lợi vốn có nếu không có can thiệp chính sách mang tính đột phá.

Ngoài ra còn có những địa phương rơi vào trạng thái "trung bình kép", tức không phải là quá yếu nhưng cũng chưa phải quá xuất sắc để tạo đột phá.

Khánh Hòa dù có cảng biển và sân bay quốc tế vẫn thiếu năng lực tích hợp chuỗi cung ứng. Gia Lai chưa khai thác tốt vị trí kết nối giữa các vùng kinh tế lớn, dẫn đến lỡ nhịp trong phát triển công nghiệp và dịch vụ. Tương tự là Ninh Bình, TP Huế, Đồng Tháp...

Tình trạng này cho thấy sáp nhập không tự nhiên tạo ra động lực phát triển. Nếu không có thể chế điều phối hiệu quả và chiến lược đầu tư tập trung, nhiều địa phương sẽ tiếp tục giậm chân tại chỗ, thậm chí "cộng dồn khó khăn" thay vì "tích tụ lợi thế".

Từ xếp hạng PEPI, chúng ta có thể nghĩ đến một số hàm ý chính sách:

Thứ nhất, vai trò kinh tế của địa phương không nên được xác định theo ranh giới hành chính mà theo vị thế trong không gian kinh tế quốc gia. 

Những tỉnh thành đóng vai trò trung tâm kinh tế quốc gia (như TP.HCM, Hà Nội, Hải Phòng) là điểm trung chuyển, nút giao, đầu mối chuỗi giá trị sẽ có nhiều lợi thế hơn trong thu hút đầu tư và phát triển, từ đó có trách nhiệm mở rộng lan tỏa và dẫn dắt toàn vùng đi lên.

Thứ hai, cần thúc đẩy hình thành các cực tăng trưởng cấp vùng như Cần Thơ, Đà Nẵng, Bắc Ninh, Lâm Đồng... để có thể trở thành động lực mới nếu được hỗ trợ đầu tư về hạ tầng liên kết ngang, logistics liên vùng và nền tảng số.

Thứ ba, các tỉnh biên giới và miền núi phía Bắc không phù hợp với mô hình công nghiệp truyền thống.

Thay vào đó cần xây dựng mô hình kinh tế bản địa dựa trên dịch vụ công chất lượng cao, kinh tế sinh thái, thương mại biên mậu, du lịch văn hóa và nông sản đặc sản. Chính sách phát triển cần linh hoạt theo đặc điểm vùng.

Thứ tư, thể chế phân bổ và sử dụng nguồn lực cần được cải cách mạnh mẽ. Việc hợp nhất hành chính sẽ không tạo hiệu quả nếu các đơn vị sáp nhập vẫn duy trì cơ chế điều hành riêng rẽ.

Cần cơ chế điều phối vùng, quy hoạch tích hợp, ngân sách chung và hệ thống dữ liệu chia sẻ để bảo đảm hiệu quả vận hành.

Tựu trung lại, mô hình tăng trưởng tương lai cần dựa trên các cấu trúc tích hợp và liên kết chặt chẽ thay vì phát triển phân mảnh.

TS Trương Minh Huy Vũ: TP.HCM sẽ trở thành siêu đô thị toàn cầu

Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Văn Được vừa 'đặt hàng' Viện Nghiên cứu phát triển TP nhiều nhiệm vụ quan trọng, trong đó cần xây dựng quy hoạch kinh tế - xã hội của TP.HCM mới, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bảo hiểm trả tiền khám dịch vụ, còn vướng gì?

Tin có thêm một bệnh viện quốc tế mở rộng áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế cho người bệnh đến khám chữa bệnh kể từ đầu tháng 7 gây chú ý, dù chuyện này không mới.

Bảo hiểm trả tiền khám dịch vụ, còn vướng gì?

Trở lại làm người Việt Nam

Thầy của tôi, một giáo sư tại Trường đại học Paris-Saclay, đến nay đã gần 80 tuổi nhưng vẫn đau đáu mong muốn được trở lại quốc tịch Việt Nam.

Trở lại làm người Việt Nam

Người lái drone cứu 2 trẻ bị kẹt lũ: Xin đừng gọi tôi là người hùng

Tôi không nghĩ hành động của mình lại gây nhiều chú ý trên báo chí và mạng xã hội mấy ngày qua như vậy. Mấy hôm nay tôi nhận được khá nhiều lời thăm hỏi, ngợi khen từ những người quen lẫn không quen trên mạng xã hội.

Người lái drone cứu 2 trẻ bị kẹt lũ: Xin đừng gọi tôi là người hùng

Nhân rộng tinh thần của anh Trần Văn Nghĩa

Hai ngày nay, cộng đồng mạng cứ trầm trồ ngợi khen anh Trần Văn Nghĩa đã nhanh trí, dũng cảm sử dụng drone phun thuốc trừ sâu để giải cứu hai em nhỏ mắc kẹt giữa dòng nước sông Ba đang chảy xiết.

Nhân rộng tinh thần của anh Trần Văn Nghĩa

Cơ hội để Việt Nam tái cấu trúc kinh tế

Trong cuộc điện đàm tối 2-7, Tổng thống Mỹ Donald Trump khẳng định với Tổng Bí thư Tô Lâm việc Mỹ sẽ cắt giảm đáng kể thuế đối ứng cho nhiều hàng hóa của Việt Nam, tiếp tục hợp tác giải quyết các vướng mắc trong quan hệ hai nước.

Cơ hội để Việt Nam tái cấu trúc kinh tế

Người dân hài lòng, bắt đầu từ cán bộ phường

Bộ máy chính quyền địa phương hai cấp đã vận hành với gần 94% thủ tục hành chính được giải quyết ngay tại cấp phường, xã.

Người dân hài lòng, bắt đầu từ cán bộ phường
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar