16/11/2017 15:32 GMT+7

Tình trạng sốc thuốc

Nguồn: Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Nguồn: Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn

Sốc thuốc có thể xảy ra đối với bất kỳ thuốc nào, đường dùng nào, bất kỳ loại thuốc nào. Sốc thuốc là tai biến dị ứng nghiêm trọng, dễ gây tử vong nếu không được chẩn đoán và xử lý kịp thời.

Tình trạng sốc thuốc - Ảnh 1.

Sốc thuốc xảy ra bất cứ thuốc gì, nhất là loại thuốc tiêm, ngay cả khi đã thử phản ứng thuốc (thử test). Về cơ bản, sốc thuốc là một phản ứng xảy ra giữa dị nguyên và kháng thể có sẵn trong cơ thể. Bản chất của phản ứng dị ứng thuốc là loại phản ứng của hệ thống miễn dịch trong cơ thể, tức là phản ứng giữa kháng thể sẵn có trong máu của con người với kháng nguyên lạ (dị nguyên lạ) từ ngoài cơ thể khi được đưa vào máu.

Một số trường hợp khi dùng thuốc lần đầu không bị dị ứng nhưng lần sau dùng thuốc đó lại bị dị ứng hoặc khi thử phản ứng âm tính nhưng khi tiêm thuốc đó lại bị dị ứng hoặc sốc thuốc, những trường hợp như vậy được gọi là dị ứng muộn.

Nguyên nhân của sốc thuốc rất đa dạng, có thể thuốc đã quá hạn sử dụng, thuốc bảo quản không tốt sẽ làm thay đổi tính chất của thuốc và trở thành dị nguyên nguy hiểm cho người sử dụng. Sử dụng thuốc một cách bừa bãi cũng là một nguyên nhân đáng kể làm cho tỷ lệ dị ứng thuốc tăng cao. Ngoài ra, sốc thuốc có thể không xác định được nguyên nhân.

Ở nước ta, dị ứng thuốc chiếm một tỷ lệ khá cao, từ 7-8%, đáng lo ngại nhất là sốc phản vệ. Sốc thuốc là một dạng của phản ứng dị ứng nhanh, xuất hiện khi có sự xâm nhập lần thứ hai của dị nguyên vào cơ thể. Tuy nhiên, trong thực tế có nhiều trường hợp bệnh nhân mới dùng thuốc lần đầu nhưng đã bị sốc thuốc, bởi vì họ đã bị mẫn cảm trước với một loại dị nguyên nào đó có cấu trúc giống với cấu trúc của thuốc.

Tính chất nguy kịch của sốc thuốc sẽ gây hoang mang lo lắng cho mọi người kể cả thầy thuốc và thân nhân người bệnh. Bệnh xuất hiện rất nhanh, ngay lập tức hoặc chỉ sau một thời gian ngắn (khoảng 30 phút) sau khi dùng thuốc, sau thử test hoặc sau khi bị ong đốt hoặc sau khi ăn một loại thức ăn lạ.

Khi triệu chứng bệnh xuất hiện càng sớm, bệnh càng nặng, tỉ lệ tử vong càng cao. Các đường đưa thuốc vào cơ thể (tiêm tĩnh mạch, tiêm bắp, dưới da, trong da, uống, bôi ngoài, nhỏ mắt, đặt âm đạo) đều có thể gây sốc thuốc, tuy nhiên đường tiêm tĩnh mạch là nguy hiểm nhất. Vì vậy, sốc thuốc là một cấp cứu cần được xử trí nhanh, kịp thời vì dễ dẫn đến tử vong do hạ thân nhiệt, suy hô hấp cấp và tụt huyết áp, trụy tim mạch, tăng tính thấm thành mạch và co thắt cơ trơn phế quản.

Nguyên tắc là hết sức khẩn trương cấp cứu tại chỗ và dùng ngay adrenalin dù cho diễn biến nhẹ, trung bình hoặc nặng bởi vì adrenalin là thuốc đầu tay cấp cứu sốc phản vệ rất hiệu quả. Để hạn chế dị ứng thuốc, trong bất cứ trường hợp nào cũng nên xin ý kiến bác sĩ, tuyệt đối không nên tự ý mua thuốc để dùng, bất luận là thuốc gì. Với bác sĩ khám, chữa bệnh, trước khi kê đơn thuốc, cần khai thác kỹ tiền sử dị ứng của người bệnh và phải dự phòng sốc phản vệ trên những bệnh nhân có mẫn cảm, cân nhắc về liều lượng, đường dùng.

Khi một bệnh nhân đã có tiền sử phản ứng phản vệ với một loại thuốc nào đó, dù nhẹ cần tránh dùng lại. Trước khi tiêm kháng sinh phải thử test, khi thấy chắc chắn test âm tính mới được tiêm. Ở bất kỳ cơ sở y tế nào có khám, chữa bệnh đều phải chuẩn bị sẵn thuốc và dụng cụ cấp cứu sốc thuốc để khi đang tiêm thuốc, nếu người bệnh có những cảm giác khác thường nghi sốc thuốc (bồn chồn, hốt hoảng, sợ hãi...) phải ngừng tiêm và kịp thời xử lý như sốc phản vệ. Bất kỳ người bệnh nào sau khi tiêm thuốc cần được theo dõi cẩn thận khoảng 10-15 phút để đề phòng sốc thuốc xảy ra muộn.

Nguồn: Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

5 lầm tưởng phổ biến về thời kỳ mãn kinh

Thời kỳ mãn kinh không chỉ là cơn bốc hỏa và kinh nguyệt không đều, còn không ít những lầm tưởng liên quan đến giai đoạn này.

5 lầm tưởng phổ biến về thời kỳ mãn kinh

Trái cây, rau củ màu đỏ thật sự tốt cho tim?

Bài đăng trên Instagram khẳng định ăn trái cây và rau củ màu đỏ như dưa hấu, dâu, củ dền, mâm xôi, cà chua và anh đào sẽ tốt cho tim.

Trái cây, rau củ màu đỏ thật sự tốt cho tim?

Báo động người trẻ mắc bệnh đái tháo đường

Nếu trước đây khi nhắc đến bệnh đái tháo đường, nhiều người thường nghĩ đến người cao tuổi, trung niên.

Báo động người trẻ mắc bệnh đái tháo đường

Uống nhiều nước ép cà rốt, coi chừng vàng da, ngộ độc

Cà rốt được biết đến là một loại rau củ có nhiều lợi ích cho sức khỏe với các thành phần chính như beta-carotene, vitamin A, các chất chống oxy hóa và chất xơ. Thế nhưng, nếu sử dụng quá nhiều loại rau củ này cũng gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Uống nhiều nước ép cà rốt, coi chừng vàng da, ngộ độc

Cô gái chụp X-quang bất ngờ thấy mất xương chân

Cô gái trẻ đi khám bệnh phát hiện mất một đoạn xương chân khi chụp X-quang. Cả bệnh nhân và nhân viên y tế đều rất ngạc nhiên.

Cô gái chụp X-quang bất ngờ thấy mất xương chân

Kính mát có thể gây ung thư?

Một tài khoản mạng xã hội có hơn 700.000 lượt theo dõi loan truyền kính mát gây ung thư, khiến dư luận mạng xôn xao.

Kính mát có thể gây ung thư?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar