25/07/2025 10:41 GMT+7
Trở lại chủ đề

Tin giả về chương trình trợ cấp 50.000 RM của Malaysia tràn lan trên mạng

Mạng xã hội đang lan truyền thông tin chính phủ Malaysia trợ cấp 50.000 RM (khoảng 11.800 USD) cho bất cứ ai đăng ký. Tuy nhiên đây là tin giả.

Malaysia - Ảnh 1.

Đoạn video được làm giả (trái) đang lan truyền trên Facebook bằng cách chồng tiêu đề màu hồng sai lệch với tiêu đề của bản tin gốc (phải) - Ảnh: AFP

Ngày 19-7, một bài đăng trên Facebook - được trích nguồn là của trang tin Malaysiakini - đã chia sẻ thông tin: “Chính phủ trợ cấp 50.000 RM cho bất kỳ ai đăng ký”.

Bài đăng còn đính kèm video Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim tại nhiều sự kiện, kèm giọng thuyết minh nhấn mạnh về “khoản trợ cấp” này, kêu gọi người xem kiểm tra điều kiện và cách thức đăng ký bằng cách cung cấp thông tin cá nhân.

Một phiên bản khác của thông tin này vào ngày 11-7 còn chèn thêm ảnh một nhóm người chụp hình trong văn phòng cùng tấm séc mô phỏng ghi "Quỹ thảm họa Thổ Nhĩ Kỳ", tạo cảm giác đây là hoạt động phát tiền từ chính phủ.

Malaysia - Ảnh 2.

Một hình ảnh khác cũng bị lợi dụng để làm giả thông tin (trái), so với hình ảnh gốc được đăng từ năm 2023 (phải) - Ảnh: AFP

Tuy nhiên theo kiểm chứng của Hãng tin AFP, thông tin này là hoàn toàn sai sự thật. Phát ngôn viên của Bộ Tài chính Malaysia đã chính thức bác bỏ thông tin này khi được AFP liên hệ.

Qua các công cụ tìm kiếm hình ảnh, AFP truy được đoạn video gốc được cắt ghép trong bài đăng là video của một bài báo của Malaysiakini đăng trên Instagram ngày 15-7-2025.

Trong đó, Thủ tướng Anwar chỉ đề cập đến "một thông báo quan trọng" dành cho người dân Malaysia, không hề đề cập đến chương trình trợ cấp 50.000 RM.

Đến ngày 23-7, ông mới công bố loạt biện pháp hỗ trợ đời sống như phát 100 RM tiền mặt và giảm giá xăng.

Đại diện trang Malaysiakini cũng xác nhận ngày 22-7 rằng logo của họ đã bị sử dụng trái phép: “Đây chắc chắn không phải là video của chúng tôi. Chúng tôi chưa bao giờ biên tập bất kỳ video nào để quảng bá cho các gói trợ cấp của chính phủ”.

Video giả đã bị chỉnh sửa phông chữ, và chèn thêm thanh tiêu đề màu hồng che lên tiêu đề gốc màu cam vốn ghi "Thủ tướng Anwar sẽ công bố tri ân đặc biệt dành cho người dân".

Đối với bức ảnh nhóm người cầm tấm séc, AFP phát hiện đây là hình ảnh cũ từ năm 2023. Cụ thể đây là ảnh được đăng bởi đại sứ Thổ Nhĩ Kỳ tại Kuala Lumpur trên tài khoản X chính thức vào ngày 3-3-2023.

Bài đăng này cảm ơn Quỹ từ thiện Aeon của Malaysia đã quyên góp cho nạn nhân động đất tại Thổ Nhĩ Kỳ vào tháng 2-2023.

AFP cho biết các trò lừa đảo yêu cầu thông tin cá nhân xuất hiện tràn lan trên mạng xã hội Malaysia, dấy lên lo ngại về việc bị đánh cắp thông tin và bị sử dụng cho mục đích xấu.

Hãng cũng từng phanh phui nhiều tài khoản giả mạo chương trình chính phủ, kêu gọi người dùng mạng cẩn trọng với các thông tin không rõ nguồn gốc nhằm tránh rơi vào bẫy lừa đảo.

Reuters bác tin đồn 'nguyên nhân gốc rễ' vụ tai nạn máy bay Air India là ghế cơ trưởng bị hỏng

Mạng xã hội đang lan truyền thông tin nguyên nhân dẫn đến vụ tai nạn máy bay Air India hồi tháng 6 là do ghế ngồi của cơ trưởng trong buồng lái bị hỏng. Tuy nhiên thông tin này là sai sự thật.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Lan truyền video tin giả Meghan Markle bị bắt

Video lan truyền tin Meghan Markle bị bắt và Công chúa Anne lên tiếng, nhưng nội dung này hoàn toàn không đúng sự thật.

Lan truyền video tin giả Meghan Markle bị bắt

Ảnh lan truyền vụ rơi máy bay Nga hôm 24-7 thực chất từ tai nạn năm 2010

Bức ảnh lan truyền được cho là hiện trường vụ rơi máy bay Nga ngày 24-7 thực chất là hình ảnh từ vụ Air India ở Ấn Độ năm 2010.

Ảnh lan truyền vụ rơi máy bay Nga hôm 24-7 thực chất từ tai nạn năm 2010

Ông Hun Sen bác tin rời Campuchia đến Trung Quốc, nói đang tham gia chỉ huy quân đội

Chủ tịch Thượng viện Campuchia Hun Sen bác bỏ thông tin trên một tờ báo Thái Lan nói rằng ông đã bay tới Trung Quốc trong ngày 24-7.

Ông Hun Sen bác tin rời Campuchia đến Trung Quốc, nói đang tham gia chỉ huy quân đội

Giả mạo VTV tổ chức 'Duyệt binh nhí' nhằm thu thập thông tin cá nhân

Những ngày gần đây, mạng xã hội xuất hiện một tài khoản Facebook giả mạo, lan truyền thông tin về chương trình “Duyệt binh nhí mừng Quốc khánh” được cho là do Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) tổ chức. Tuy nhiên, VTV đã chính thức lên tiếng bác bỏ.

Giả mạo VTV tổ chức 'Duyệt binh nhí' nhằm thu thập thông tin cá nhân

Có thật nước ép bí đỏ giúp chữa ung thư?

Không có bằng chứng đáng tin cậy nào cho thấy nước ép bí đỏ có thể tiêu diệt tế bào ung thư.

Có thật nước ép bí đỏ giúp chữa ung thư?

Cảnh báo thủ đoạn lừa đảo cài ứng dụng VNeID giả mạo

Từ 1-7-2025, kẻ gian lợi dụng việc sắp xếp địa giới hành chính để lừa đảo công nghệ cao.

Cảnh báo thủ đoạn lừa đảo cài ứng dụng VNeID giả mạo
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar