25/07/2025 15:23 GMT+7
Trở lại chủ đề

Lan truyền video tin giả Meghan Markle bị bắt

Một video đạt hơn 280.000 lượt xem trên Facebook với dòng chú thích: “Meghan Markle bị bắt! Công chúa Anne phá vỡ sự im lặng về Meghan”. Sự thật là gì?

Meghan Markle - Ảnh 1.

Video nữ công tước xứ Sussex Meghan Markle bị bắt giữ là sản phẩm của trí tuệ nhân tạo (AI)

Tuy nhiên theo trang kiểm chứng thông tin Fullfact.org, video ghi cảnh nữ công tước xứ Sussex Meghan Markle bị bắt thực chất là sản phẩm do trí tuệ nhân tạo (AI) tạo ra.

Trong video, một phụ nữ thoạt nhìn giống Meghan Markle bị khống chế và áp giải bởi hai sĩ quan cảnh sát. Song song đó, màn hình chia đôi hiển thị cảnh Công chúa Anne dường như đang theo dõi và phản ứng với vụ việc. Cả hai đoạn đều là giả, được tạo bằng công cụ AI.

Có nhiều dấu hiệu cho thấy video là sản phẩm trí tuệ nhân tạo. Dù phần đầu hình ảnh của Meghan và Công chúa Anne có vẻ thật, càng về sau, khuôn mặt họ càng méo mó bất thường.

Đặc biệt, mặt Meghan bị biến dạng như tan chảy trong hai giây cuối video, màu da cô cũng thay đổi. Tới giây thứ tư, Meghan có vẻ có hai tay phải đang nắm lấy tay Công chúa Anne. Tứ chi của các sĩ quan bị méo và nhấp nháy; một lúc, tay một sĩ quan dường như hòa vào người Meghan.

Dòng chữ trên đồng phục trông giống từ "police" nhưng thực chất là những ký tự vô nghĩa.

Xương hàm bên trái của Công chúa Anne cũng chuyển động bất thường trong video. Cảnh mở đầu khớp với một bức ảnh chụp năm 2011, cho thấy đoạn video có thể được tạo từ ảnh thật.

Fullfact.org cho biết họ từng thấy các deepfake kiểu này, thường dùng kỹ thuật "người điều khiển rối" (puppet master). Phông nền phía sau Meghan cũng có lỗi, với một chiếc xe biến mất ở giây thứ ba.

Dù chứa nhiều lỗi hình ảnh, một số người vẫn tin rằng video là thật. Fullfact.org cảnh báo rằng sự lan rộng của video AI ngày càng khiến việc phân biệt thật - giả trên mạng xã hội trở nên khó khăn hơn.

Trang này cũng khẳng định không có hãng tin uy tín nào đưa tin về sự việc liên quan đến Meghan Markle hay Công chúa Anne như video mô tả.

"Chúng tôi thường khuyên rằng hãy luôn nghi ngờ. Tình huống đó có hợp lý không? Có được nguồn đáng tin cậy đưa tin không? Nếu một video gây chấn động mà không báo nào đưa tin, rất có thể đó không phải là sự thật", Fullfact.org nhấn mạnh.

Video gây sốc về Hoàng gia Anh đều là giả mạo

Tổ chức kiểm chứng AAP FactCheck đã tiến hành xác minh video này và kết luận: toàn bộ nội dung trong đều là giả mạo, hình ảnh và video là sản phẩm của công nghệ deepfake, trí tuệ nhân tạo AI.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ảnh lan truyền vụ rơi máy bay Nga hôm 24-7 thực chất từ tai nạn năm 2010

Bức ảnh lan truyền được cho là hiện trường vụ rơi máy bay Nga ngày 24-7 thực chất là hình ảnh từ vụ Air India ở Ấn Độ năm 2010.

Ảnh lan truyền vụ rơi máy bay Nga hôm 24-7 thực chất từ tai nạn năm 2010

Tin giả về chương trình trợ cấp 50.000 RM của Malaysia tràn lan trên mạng

Mạng xã hội đang lan truyền tin chính phủ Malaysia trợ cấp 50.000 RM cho bất cứ ai đăng ký. Tuy nhiên đây là tin giả.

Tin giả về chương trình trợ cấp 50.000 RM của Malaysia tràn lan trên mạng

Ông Hun Sen bác tin rời Campuchia đến Trung Quốc, nói đang tham gia chỉ huy quân đội

Chủ tịch Thượng viện Campuchia Hun Sen bác bỏ thông tin trên một tờ báo Thái Lan nói rằng ông đã bay tới Trung Quốc trong ngày 24-7.

Ông Hun Sen bác tin rời Campuchia đến Trung Quốc, nói đang tham gia chỉ huy quân đội

Giả mạo VTV tổ chức 'Duyệt binh nhí' nhằm thu thập thông tin cá nhân

Những ngày gần đây, mạng xã hội xuất hiện một tài khoản Facebook giả mạo, lan truyền thông tin về chương trình “Duyệt binh nhí mừng Quốc khánh” được cho là do Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) tổ chức. Tuy nhiên, VTV đã chính thức lên tiếng bác bỏ.

Giả mạo VTV tổ chức 'Duyệt binh nhí' nhằm thu thập thông tin cá nhân

Có thật nước ép bí đỏ giúp chữa ung thư?

Không có bằng chứng đáng tin cậy nào cho thấy nước ép bí đỏ có thể tiêu diệt tế bào ung thư.

Có thật nước ép bí đỏ giúp chữa ung thư?

Cảnh báo thủ đoạn lừa đảo cài ứng dụng VNeID giả mạo

Từ 1-7-2025, kẻ gian lợi dụng việc sắp xếp địa giới hành chính để lừa đảo công nghệ cao.

Cảnh báo thủ đoạn lừa đảo cài ứng dụng VNeID giả mạo
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar