24/07/2025 11:01 GMT+7
Trở lại chủ đề

Reuters bác tin đồn 'nguyên nhân gốc rễ' vụ tai nạn máy bay Air India là ghế cơ trưởng bị hỏng

Mạng xã hội đang lan truyền thông tin nguyên nhân dẫn đến vụ tai nạn máy bay Air India hồi tháng 6 là do ghế ngồi của cơ trưởng trong buồng lái bị hỏng. Tuy nhiên thông tin này là sai sự thật.

Reuters bác tin đồn 'nguyên nhân gốc rễ' vụ tai nạn máy bay Air India là ghế cơ trưởng bị hỏng - Ảnh 1.

Xác máy bay Boeing 787-8 Dreamliner của hãng Air India nằm trên bãi đất trống bên ngoài sân bay quốc tế Sardar Vallabhbhai Patel - nơi máy bay cất cánh và rơi gần đó không lâu sau - tại Ahmedabad, Ấn Độ ngày 12-7 - Ảnh: REUTERS

Bốn ngày sau khi xảy ra vụ tai nạn máy bay Air India hồi tháng 6, nhiều tài khoản mạng xã hội khẳng định rằng báo cáo sơ bộ của Cục Điều tra tai nạn hàng không Ấn Độ (AAIB) về sự cố này đã công bố "nguyên nhân gốc rễ" của vụ tai nạn.

Theo đó, nguyên nhân được kết luận là do chiếc ghế cơ trưởng bị trượt ra sau, khiến ông vô tình kéo cần điều khiển động cơ về chế độ chạy chậm, dẫn đến thảm kịch, khiến 241 người trong tổng số 242 người trên máy bay và 19 người dưới mặt đất thiệt mạng.

Các bài đăng này còn cho rằng máy bay thiếu tính năng an toàn để ngăn việc điều chỉnh cần điều khiển sai cách.

Một số người thậm chí chia sẻ liên kết được cho là dẫn đến báo cáo của AAIB, nhưng đường link này bị lỗi và không có dấu hiệu từng tồn tại.

Tuy nhiên theo Hãng tin Reuters, ngày 21-6, Cục Thông tin báo chí Ấn Độ đã lên tiếng bác bỏ các thông tin trên, gọi đây là tin giả.

Cụ thể, báo cáo sơ bộ chính thức của AAIB chỉ vừa được công bố vào ngày 12-7 - tức một tháng sau vụ tai nạn, trong khi thông tin được lan truyền lập tức xuất hiện chỉ sau 4 ngày xảy ra vụ việc.

Đặc biệt, báo cáo không nhắc đến bất kỳ trục trặc nào của ghế phi công mà thay vào đó nêu nghi vấn về các công tắc ngắt nhiên liệu động cơ.

Dữ liệu từ hộp đen cho thấy hai công tắc động cơ đã chuyển từ chế độ "RUN" sang "CUTOFF" chỉ trong vòng một giây sau khi máy bay cất cánh, khiến nhiên liệu bị ngắt.

Sau đó, một phi công trong buồng lái đã hỏi đồng nghiệp vì sao lại ngắt nhiên liệu, người còn lại trả lời rằng không hề làm như vậy. Dù cả hai công tắc sau đó được chuyển lại về chế độ "RUN", chiếc Boeing 787-8 đã rơi ngay sau đó.

Báo cáo cũng khẳng định thông tin đưa ra là sơ bộ, có thể thay đổi khi cuộc điều tra vẫn đang được tiếp tục, do đó kết luận chính thức vẫn chưa được đưa ra như thông tin lan truyền.

Ngoài ra, AAIB cùng Bộ Hàng không dân dụng Ấn Độ hiện chưa phản hồi về thông tin trên.

Tóm lại, tin lan truyền về lỗi ghế phi công dẫn đến tai nạn thảm khốc là hoàn toàn bịa đặt. Báo cáo sơ bộ chưa hề kết luận nguyên nhân vụ tai nạn và cũng không đề cập đến trục trặc ghế ngồi, mà chỉ đặt nghi vấn về công tắc ngắt nhiên liệu của máy bay.

Thực hư đoạn ghi âm từ hộp đen chuyến bay AI 171 của Air India được công khai

Một đoạn ghi âm báo tình huống khẩn cấp được cho là trích từ buồng lái chuyến bay AI 171 gặp nạn hôm 12-6. Tuy nhiên tổ chức xác minh cho biết dữ liệu này thuộc về một sự cố khác.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ảnh lan truyền vụ rơi máy bay Nga hôm 24-7 thực chất từ tai nạn năm 2010

Bức ảnh lan truyền được cho là hiện trường vụ rơi máy bay Nga ngày 24-7 thực chất là hình ảnh từ vụ Air India ở Ấn Độ năm 2010.

Ảnh lan truyền vụ rơi máy bay Nga hôm 24-7 thực chất từ tai nạn năm 2010

Tin giả về chương trình trợ cấp 50.000 RM của Malaysia tràn lan trên mạng

Mạng xã hội đang lan truyền tin chính phủ Malaysia trợ cấp 50.000 RM cho bất cứ ai đăng ký. Tuy nhiên đây là tin giả.

Tin giả về chương trình trợ cấp 50.000 RM của Malaysia tràn lan trên mạng

Ông Hun Sen bác tin rời Campuchia đến Trung Quốc, nói đang tham gia chỉ huy quân đội

Chủ tịch Thượng viện Campuchia Hun Sen bác bỏ thông tin trên một tờ báo Thái Lan nói rằng ông đã bay tới Trung Quốc trong ngày 24-7.

Ông Hun Sen bác tin rời Campuchia đến Trung Quốc, nói đang tham gia chỉ huy quân đội

Giả mạo VTV tổ chức 'Duyệt binh nhí' nhằm thu thập thông tin cá nhân

Những ngày gần đây, mạng xã hội xuất hiện một tài khoản Facebook giả mạo, lan truyền thông tin về chương trình “Duyệt binh nhí mừng Quốc khánh” được cho là do Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) tổ chức. Tuy nhiên, VTV đã chính thức lên tiếng bác bỏ.

Giả mạo VTV tổ chức 'Duyệt binh nhí' nhằm thu thập thông tin cá nhân

Có thật nước ép bí đỏ giúp chữa ung thư?

Không có bằng chứng đáng tin cậy nào cho thấy nước ép bí đỏ có thể tiêu diệt tế bào ung thư.

Có thật nước ép bí đỏ giúp chữa ung thư?

Cảnh báo thủ đoạn lừa đảo cài ứng dụng VNeID giả mạo

Từ 1-7-2025, kẻ gian lợi dụng việc sắp xếp địa giới hành chính để lừa đảo công nghệ cao.

Cảnh báo thủ đoạn lừa đảo cài ứng dụng VNeID giả mạo
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar