09/05/2025 06:31 GMT+7
Trở lại chủ đề

Chó đánh hơi phát hiện chính xác 94% ca ung thư

Trong số 261 người được chẩn đoán mắc ung thư, chó đánh hơi phát hiện chính xác 245 trường hợp, đạt tỉ lệ 94%.

Chó đánh hơi phát hiện chính xác 94% ca ung thư - Ảnh 1.

Qua đánh hơi khẩu trang, chú chó săn beagle này đã phát hiện nhiều ca bị ung thư - Ảnh: Maariv Online/The Jerusalem Post

Các nhà nghiên cứu Israel thông báo họ đã phát triển một phương pháp mới phát hiện ung thư bằng cách huấn luyện chó đánh hơi nhận diện bệnh thông qua mùi.

Trong nghiên cứu mới do Công ty công nghệ y tế SpotitEarly (Israel), nhóm nghiên cứu huấn luyện chó săn beagle bằng cách cho chúng tiếp xúc lặp đi lặp lại với mẫu hơi thở của người khỏe mạnh và bệnh nhân ung thư. 

Khoảng 1.400 người đã tham gia nghiên cứu. Cách thức khá đơn giản: người tham gia chỉ cần thở vào mặt nạ trong 3 phút. Mặt nạ sau đó được niêm phong và chuyển đến cơ sở xét nghiệm, nơi chó săn beagle đã qua huấn luyện sẽ đánh giá mẫu hơi thở trong môi trường vô trùng. Khi phát hiện dấu hiệu ung thư, chúng sẽ báo hiệu bằng cách ngồi hoặc nằm xuống.

Kết quả, trong số 261 người được chẩn đoán mắc ung thư, chó phát hiện chính xác 245 trường hợp - đạt tỉ lệ chính xác 94%. Ở nhóm 1.048 người khỏe mạnh, chỉ có 60 người bị xác định nhầm và điều này cho thấy tỉ lệ dương tính giả thấp.

Để tăng độ tin cậy của kết quả, nhóm nghiên cứu đã tích hợp trí tuệ nhân tạo và công nghệ thị giác máy tính nhằm theo dõi hành vi của chó và phân tích phản ứng của chúng, giảm thiểu sai sót do con người và chuẩn hóa quy trình đánh giá.

Chó có khứu giác phát triển vượt trội, với khoảng 300 triệu thụ thể mùi - so với chỉ 5 triệu ở người. Phần não bộ của chó chuyên xử lý mùi lớn gấp 40 lần so với não bộ của người, cho phép chúng phát hiện những thay đổi hóa học tinh vi trong hơi thở, bao gồm cả dấu hiệu của khối u. 

Trước đó chó đã được sử dụng để phát hiện ma túy, chất nổ và các bệnh như sốt rét, COVID-19. Nghiên cứu lần này bổ sung khả năng phát hiện ung thư vào danh sách ứng dụng y tế đang phát triển của loài vật này.

Giám đốc điều hành của SpotitEarly, ông Shlomi Madar cho biết giai đoạn tiếp theo sẽ tiến hành thử nghiệm lâm sàng tại Mỹ để xin cấp phép lưu hành. Công ty cũng đang lên kế hoạch mở rộng đội ngũ chó beagle và phát triển các đơn vị chẩn đoán di động.

Giáo sư Meirav Ben-David, giám đốc Viện Ung thư tại Trung tâm Y tế Assuta (Tel Aviv), đánh giá: "Đây là bước đột phá giúp phát hiện ung thư ở giai đoạn sớm - thời điểm có khả năng điều trị thành công cao nhất. Phương pháp xét nghiệm không đau, có thể thực hiện thường xuyên và điều chỉnh theo yếu tố nguy cơ cá nhân. Chúng tôi cũng đang nỗ lực cải thiện khả năng của chó trong việc phân biệt giữa các loại ung thư khác nhau".

Căng thẳng và đường đi của ung thư

TTCT - Ngày càng có nhiều bằng chứng miễn dịch học hiện đại cho thấy các yếu tố căng thẳng có thể ảnh hưởng đến cách khối u phát triển và lan rộng.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Giải mã thành công gene loài sao la quý hiếm ở Việt Nam

Một bước đột phá trong bảo tồn đã được ghi nhận khi các nhà khoa học lần đầu tiên giải mã thành công bộ gene của loài sao la. Đây là một trong những loài thú hiếm nhất thế giới, sống tại rừng núi Việt Nam và Lào.

Giải mã thành công gene loài sao la quý hiếm ở Việt Nam

Mỹ: Núi lửa dưới biển có dấu hiệu sắp phun trào

Nhiệt độ đang trở nên nóng hơn ở ngoài khơi bang Oregon, Mỹ khi núi lửa dưới biển Axial Seamount đang có dấu hiệu sắp phun trào.

Mỹ: Núi lửa dưới biển có dấu hiệu sắp phun trào

Bệnh viện Mỹ gây tranh cãi vì vứt nhầm bộ não được hiến tặng của một phụ nữ trẻ

Một bệnh viện nhi tại Wisconsin đã vô tình vứt bỏ bộ não hiến tặng của một phụ nữ trẻ từng tham gia liệu pháp gen tiên phong - một sai lầm khiến giới khoa học và gia đình nạn nhân bàng hoàng.

Bệnh viện Mỹ gây tranh cãi vì vứt nhầm bộ não được hiến tặng của một phụ nữ trẻ

Đột phá phát triển từ công nghệ số

Việc thông qua Luật Công nghiệp công nghệ số, Luật Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo có thể là nền tảng pháp lý để phát triển công nghiệp công nghệ số quốc gia.

Đột phá phát triển từ công nghệ số

Tại sao chúng ta thường thấy gương mặt người châu Âu giống nhau?

Một công trình nghiên cứu sử dụng AI kết hợp với dữ liệu sóng não (EEG) giải thích vì sao chúng ta thường gặp khó khăn khi nhận diện chính xác gương mặt của những người thuộc chủng tộc khác.

Tại sao chúng ta thường thấy gương mặt người châu Âu giống nhau?

Xem loài ốc sên quý hiếm đẻ trứng từ… cổ

Loài ốc sên núi Augustus quý hiếm ở New Zealand mới đây lần đầu được ghi hình trong lúc đẻ trứng từ... cổ. Phát hiện này giúp mở ra cơ hội nghiên cứu sâu hơn về loài vật đang bị đe dọa nghiêm trọng này.

Xem loài ốc sên quý hiếm đẻ trứng từ… cổ
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar