05/12/2024 06:21 GMT+7
Trở lại chủ đề

Tìm 'đối tác' quá dễ dàng, bệnh lây qua đường tình dục tăng theo 'tình một đêm'

Các bệnh lây qua đường tình dục như sùi mào gà, giang mai, lậu... có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây. Nguyên nhân chủ yếu do lối sống phóng khoáng, trong đó nhiều trường hợp sử dụng các ứng dụng hẹn hò để tìm kiếm bạn tình.

'Tình một đêm' làm tăng bệnh lây qua đường tình dục - Ảnh 1.

Bệnh nhân đến khám bệnh lây truyền qua đường tình dục tại Bệnh viện Da liễu TP.HCM - Ảnh: BVCC

Cần nghiên cứu áp dụng các biện pháp phòng ngừa mới, theo dõi xu hướng nhiễm trùng qua đường tình dục, tình hình lậu cầu kháng thuốc, đẩy mạnh nghiên cứu khoa học về nhiễm trùng qua đường tình dục.
PGS NGUYỄN TRỌNG HÀO

App hẹn hò có làm tăng tỉ lệ mắc bệnh tình dục? Tại sao bệnh lây truyền qua đường tình dục tăng?

Dễ tìm bạn tình qua ứng dụng hẹn hò

Anh V.Q.H., 35 tuổi, ngụ ở TP Thủ Đức (TP.HCM) "nổi tiếng" thay bồ nhanh như thay áo.

Anh H. chia sẻ giờ các ứng dụng hẹn hò giúp anh tìm bạn gái rất nhanh. Mới đầu anh chỉ cần gửi 1-2 tấm hình của mình, sau đó nhắn những yêu cầu của mình về bạn gái, tuổi, sở thích...

Chỉ vài phút sau, hoặc lâu nhất là vài giờ ứng dụng hẹn hò sẽ gửi hình ảnh với một số thông tin về các cô nàng tới cho anh. Anh ưng cô nào thì trò chuyện, nếu thấy hợp sẽ tiến tới hẹn hò. Tình một đêm hay tình nhiều đêm cũng do anh với các cô nàng xem "tâm đầu ý hợp" đến mức nào.

Theo Công ty nghiên cứu Business of Apps, có khoảng 350 triệu người trên khắp thế giới đang có ứng dụng hẹn hò trên điện thoại, tăng đáng kể so với con số 250 triệu năm 2018. Và theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), mỗi ngày có hơn 1 triệu người mắc mới các bệnh nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục và đa số không có triệu chứng.

Mới đây, trong một hội nghị khoa học nhiễm khuẩn lây qua đường tình dục, bác sĩ Nguyễn Thị Phan Thúy, giám đốc Bệnh viện Da liễu TP.HCM, cho biết các ca nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục như sùi mào gà, giang mai, lậu... có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây.

Sau đại dịch COVID-19, từ năm 2021 đến nay số người bệnh đến khám, điều trị các bệnh nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục tại Bệnh viện Da liễu TP.HCM có xu hướng tăng mạnh theo thời gian.

Cụ thể, tổng số ca nhiễm khuẩn lây qua đường tình dục đến khám, điều trị tại Bệnh viện Da liễu TP.HCM trong năm 2021 là 52.252 ca, đến năm 2022 con số này đã tăng lên 69.190 ca và đến năm 2023 con số này đã là 75.027 ca.

Những yếu tố tác động làm các bệnh lây truyền qua đường tình dục gia tăng phải kể đến sự phổ biến của các ứng dụng hẹn hò và mạng xã hội, làm việc giao lưu, kết nối bạn bè dễ dàng, làm gia tăng số lượng bạn tình.

Ngoài ra phải kể đến những yếu tố khác như gia tăng tỉ lệ quan hệ đồng giới nam, việc sử dụng ma túy đã thay đổi những thói quen, hành vi nguy cơ tình dục...

"Tình một đêm" để lại hậu quả khôn lường

Bác sĩ CKII Đoàn Văn Lợi Em, trưởng khoa khám bệnh Bệnh viện Da liễu TP.HCM, cho biết trong quá trình khám bệnh cho bệnh nhân, bác sĩ Lợi Em gặp nhiều trường hợp bệnh nhân lo lắng bị mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục sau "tình một đêm".

Những bệnh nhân này kể lại họ đã cùng tham gia nhậu với bạn, sau đó hưng phấn nên đã hẹn gặp mặt bạn tình qua các ứng dụng hẹn hò, trên mạng hoặc do bạn bè giới thiệu. Sau khi tỉnh rượu, những bệnh nhân này mới lo sợ, đến Bệnh viện Da liễu TP.HCM khám.

Theo bác sĩ Lợi Em, các bệnh nhiễm khuẩn lây qua đường tình dục ngoại trừ bệnh lậu thì các bệnh khác thường không có triệu chứng, hoặc triệu chứng không điển hình, dễ nhầm với các bệnh khác, chỉ khi xét nghiệm mới tìm được bệnh.

Sự bùng phát của các ca nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục cổ điển như giang mai, lậu, sùi mào gà..., thậm chí gần đây Bệnh viện Da liễu TP.HCM đã gặp những ca bệnh hột xoài, theo ý kiến của nhiều chuyên gia, "là một thách thức lớn với ngành y tế".

Ngăn chặn bệnh lây đường tình dục, cách nào?

PGS Nguyễn Trọng Hào, chủ tịch hội đồng trường Truờng đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch TP.HCM, chỉ ra nhiều thách thức hiện nay khi cần phải "ngăn cản" sự gia tăng này.

Về chẩn đoán, xét nghiệm những căn bệnh này có chi phí cao nên khó triển khai rộng ở cộng đồng. Có những căn bệnh không có triệu chứng hoặc triệu chứng không điển hình cũng dễ bị bỏ sót. Hiện những bệnh lây qua đường tình dục này vẫn bị kỳ thị nên những người mắc bệnh thường xấu hổ, có bệnh không đi tiếp cận dịch vụ y tế, có nguy cơ lây bệnh cho người khác.

Về điều trị, có không ít bệnh nhân bị đề kháng với kháng sinh. Tại các cơ sở điều trị những bệnh này còn có nguy cơ thiếu nguồn thuốc.

Để phòng ngừa các ca bệnh nhiễm khuẩn lây lan qua đường tình dục, PGS Hào cho rằng Bộ Y tế cần cập nhật các hướng dẫn điều trị theo tình hình đề kháng kháng sinh, các chương trình cấp quốc gia, tỉnh/thành phòng chống căn bệnh này.

Bên cạnh đó, cần triển khai các xét nghiệm chẩn đoán "point of care" nhanh, chi phí thấp, lồng ghép các dịch vụ nhiễm trùng qua đường tình dục (STIs) vào chăm sóc sức khỏe ban đầu, thiết lập cơ sở điều trị chất lượng, thân thiện, dễ tiếp cận, nhất là cho các nhóm đối tượng đặc biệt như đồng tính nam.

Thanh niên 22 tuổi mắc cùng lúc 4 loại vi khuẩn lây qua đường tình dục

Hầu hết các bệnh lây truyền qua đường tình dục đều có thể điều trị được nếu phát hiện kịp thời. Tuy nhiên để giảm nguy cơ, nên có các biện pháp bảo vệ để giảm nguy cơ mắc bệnh.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Trái cây, rau củ màu đỏ thật sự tốt cho tim?

Bài đăng trên Instagram khẳng định ăn trái cây và rau củ màu đỏ như dưa hấu, dâu, củ dền, mâm xôi, cà chua và anh đào sẽ tốt cho tim.

Trái cây, rau củ màu đỏ thật sự tốt cho tim?

5 người được hồi sinh nhờ nghĩa cử hiến tạng

Năm con người, năm số phận đã được hồi sinh từ một quyết định giàu tình người của gia đình người hiến.

5 người được hồi sinh nhờ nghĩa cử hiến tạng

Báo động người trẻ mắc bệnh đái tháo đường

Nếu trước đây khi nhắc đến bệnh đái tháo đường, nhiều người thường nghĩ đến người cao tuổi, trung niên.

Báo động người trẻ mắc bệnh đái tháo đường

Uống nhiều nước ép cà rốt, coi chừng vàng da, ngộ độc

Cà rốt được biết đến là một loại rau củ có nhiều lợi ích cho sức khỏe với các thành phần chính như beta-carotene, vitamin A, các chất chống oxy hóa và chất xơ. Thế nhưng, nếu sử dụng quá nhiều loại rau củ này cũng gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Uống nhiều nước ép cà rốt, coi chừng vàng da, ngộ độc

Tin tức sáng 8-7: Gia đình và bị cáo nhiều vụ án lớn nộp hàng nghìn tỉ; Người bệnh đột quỵ đến muộn

Tin tức đáng chú ý: Bị cáo và gia đình trong nhiều vụ án lớn nộp lại hàng nghìn tỉ; 80% người bệnh đột quỵ đến muộn, quá "thời gian vàng"; TP.HCM kêu gọi tham gia hiến máu cứu người...

Tin tức sáng 8-7: Gia đình và bị cáo nhiều vụ án lớn nộp hàng nghìn tỉ; Người bệnh đột quỵ đến muộn

Bộ Công an: Hậu quả vụ án tại Viện Pháp y tâm thần trung ương Biên Hòa 'rất lớn'

Thiếu tướng Phan Mạnh Trường cho biết đã khởi tố 33 bị can liên quan vụ án tại Viện Pháp y tâm thần trung ương Biên Hòa.

Bộ Công an: Hậu quả vụ án tại Viện Pháp y tâm thần trung ương Biên Hòa 'rất lớn'
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar