03/05/2025 14:29 GMT+7
Trở lại chủ đề

Thuyền cổ ở Bắc Ninh là thuyền '2 bụng', khả năng từ thời Lý, thời Trần

Thuyền cổ được phát hiện gần thành Luy Lâu, Bắc Ninh có kỹ thuật đóng thuyền độc đáo.

thuyền cổ - Ảnh 1.

Khu vực khai quật thuyền cổ gần thành Luy Lâu (thị xã Thuận Thành, Bắc Ninh) - Ảnh: THÀNH CÔNG

Ngày 3-5, ông Nghiêm Văn Hách - phó giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh - cho biết sở vừa có báo cáo kết quả bước đầu về giá trị, kết cấu và kỹ thuật đóng thuyền cổ được phát hiện gần thành Luy Lâu, thị xã Thuận Thành, Bắc Ninh vừa qua.

Kỹ nghệ đóng thuyền cổ tinh xảo

Cụ thể từ ngày 5-3, cơ quan này và Viện Khảo cổ học đã khai quật khẩn cấp di tích thuyền cổ sau khi ông Nguyễn Văn Chiến (50 tuổi, trú Hà Mãn, thị xã Thuận Thành, Bắc Ninh) tình cờ phát hiện khi cải tạo đất để nuôi cá.

Di tích nằm ở khu vực sông Dâu cổ - một nhánh của sông Thiên Đức (sông Đuống) chảy sát phía tây của thành Luy Lâu xưa.

Thuyền cổ ở Bắc Ninh có kỹ thuật đóng độc đáo, khả năng từ thời Lý, thời Trần

Qua khai quật, các chuyên gia xác định thuyền cổ gồm hai khối nguyên vẹn, cách nhau 2,3m và được đấu nối bằng tấm gỗ ở phần đầu. Hai khối dài trên 16m, rộng 1,95 - 2,2m và có lòng sâu nhất chừng 2,15m.

Phần đầu thuyền có một tấm ván hình chữ T dài gần 6,5m dùng để khóa chặt hai thân thuyền, trong khi phần đuôi có các cấu trúc được cho là nơi gắn bánh lái.

Các nhà nghiên cứu xác định đáy thuyền có kết cấu độc mộc, tức được chế tác từ thân cây nguyên khối, đường kính rộng nhất gần 1m, do vậy cây gỗ phải có đường kính trên 1m mới có thể dùng để chế tạo.

Thân thuyền ghép từ 7-8 lớp ván, mỗi tấm rộng 22-34cm, dày trung bình 4,5cm. Hai thân thuyền cấu trúc tương tự, chia thành 6 khoang. Trong đó khoang đầu và khoang cuối phức tạp nhất, có các thanh đà ngang - dọc tạo độ vững chãi.

Xét tổng thể, người xưa dùng kỹ thuật đục thân cây, ghép các dải ván bằng mộng, sau đó các mộng này được chốt lại bằng đinh gỗ.

"Kỹ thuật phức tạp nhất thể hiện ở phần đầu và đuôi thuyền, đó là vị trí nối giữa phần đáy độc mộc và ván bửng được khóa chặt với nhau, cố định bằng 4 trụ gỗ có kích thước tương tự nhau 5cm x 5cm. Đây là kỹ thuật lần đầu tiên thấy được trong kỹ thuật đóng tàu thuyền cổ ở Việt Nam và thế giới", báo cáo nêu.

thuyền cổ - Ảnh 2.

Các nhà khoa học, khảo cổ học, lịch sử học có mặt tại hiện trường khai quật thuyền cổ ở Bắc Ninh để đưa ra những đánh giá cụ thể - Ảnh: THÀNH CÔNG

Khả năng thuyền từ thời Lý, Trần

Bước đầu, các nhà khoa học đánh giá thuyền cổ có hai thân. Phần được phát hiện là phần chìm dưới nước giống hai phao đỡ toàn bộ kết cấu bên trên đã bị mất hoàn toàn hoặc tháo dời trước đó. Thuyền có thể dùng để chở hàng, song cũng có thể dùng để du ngoạn trên sông.

Toàn bộ thuyền được đóng bằng gỗ, không sử dụng kim loại, thể hiện kỹ thuật phức tạp. Do đang chờ kết quả phân tích carbon-14 từ Viện Khoa học và Kỹ thuật hạt nhân, các nhà khoa học chưa khẳng định niên đại.

Tuy nhiên căn cứ các tài liệu thuyền của Trung Quốc và thế giới, có ý kiến cho rằng thuyền có niên đại từ thế kỷ XI-XIV (thời Lý, thời Trần) và không muộn hơn thế kỷ XV.

Tư liệu thư tịch cũng nhắc đến loại thuyền này do nhà vua đóng. Ví dụ, sách Việt Sử lược chép "Năm 1106 (thời Lý)... nhà vua cho đóng thuyền Vĩnh Long hai đáy" trong khi sách Đại Việt sử ký toàn thư chép "Năm 1124 (thời Lý)... nhà vua cho đóng thuyền Tường Quang, kiểu thuyền hai lòng".

Đáng chú ý, nguyên bản chữ Hán thì "đáy" và "lòng" cùng một tự dạng - 腹 (Phúc nghĩa là bụng), tức là thuyền hai bụng.

Để bảo vệ và phát huy giá trị di tích, Viện Khảo cổ học đề xuất mở rộng khai quật, nghiên cứu rộng ra toàn bộ không gian sông Dâu, nhằm giải mã vị trí, vai trò trong lịch sử.

Giữ nguyên trạng thuyền tại chỗ, đồng thời khoanh vùng bảo vệ, bảo tồn khẩn cấp, tránh tác động của tự nhiên, xã hội. Xây dựng phương án bảo tồn lâu dài, phát huy giá trị của di tích, ví dụ tổ chức hội thảo cấp quốc tế hay lấp kín khu vực khai quật bài bản, khoa học.

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bắc Ninh kiến nghị khoanh vùng, lấp cát bảo vệ di tích tương tự di sản Hoàng thành Thăng Long để bảo vệ sau khi kết thúc nghiên cứu, tư liệu hóa di tích. Trong đó có các khâu như vệ sinh, che phủ bằng vải địa kỹ thuật, cố định bằng gỗ - đất - cát tương đồng với môi trường…

Chiếc thuyền độc đáo nhất trong lịch sử khảo cổ học Việt Nam và thách thức khi bảo tồn

Liên quan đến việc khai quật 2 chiếc thuyền cổ ở khu phố Công Hà, phường Hà Mãn, thị xã Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, ngày 26-3, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bắc Ninh phối hợp với Viện Khảo cổ học tổ chức hội thảo đánh giá sơ bộ kết quả khai quật.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bingsu, món đá bào tráng miệng đốn tim người Hàn mỗi dịp hè

Giữa cái nóng oi ả của mùa hè, không gì dễ chịu hơn việc nhâm nhi một tô bingsu, món đá bào mịn màng phủ đầy các loại topping bắt mắt với hương vị ngọt ngào, mát lạnh.

Bingsu, món đá bào tráng miệng đốn tim người Hàn mỗi dịp hè

Diễn viên Thiên long bát bộ Ngô Bác Quân qua đời

Diễn viên TVB kỳ cựu Ngô Bác Quân, từng góp mặt trong Thiên long bát bộ, qua đời ở tuổi 69 sau 7 năm chiến đấu với bệnh nan y.

Diễn viên Thiên long bát bộ Ngô Bác Quân qua đời

Đọc tiểu thuyết đầu tay của tác giả Không gia đình

'Về với gia đình', tiểu thuyết đầu tay của nhà văn Hector Malot vừa tái ngộ bạn đọc Việt, dịch giả Lê Đình Chi chuyển ngữ toàn văn từ nguyên bản tiếng Pháp.

Đọc tiểu thuyết đầu tay của tác giả Không gia đình

Elvis Phương tưởng nhớ Kiều Nga, người em gái ông thương yêu nhất

Giọng ca gạo cội Elvis Phương có bài đăng xúc động tưởng nhớ người em gái mới qua đời, 'nữ hoàng nhạc new wave' Kiều Nga.

Elvis Phương tưởng nhớ Kiều Nga, người em gái ông thương yêu nhất

Sân khấu TP.HCM không nên sa đà vào giải trí đơn thuần

Theo Chủ tịch Hội Sân khấu TP.HCM Trần Ngọc Giàu, nếu chỉ quanh quẩn trong dòng kịch hài - giải trí đơn thuần thì sân khấu TP.HCM sẽ không đủ chiều sâu để chạm vào những vấn đề lớn của xã hội.

Sân khấu TP.HCM không nên sa đà vào giải trí đơn thuần

Đại địa chấn kinh tế

'Đại địa chấn kinh tế' dẫn ta đi qua 10 cuộc khủng hoảng tài chính tàn khốc của thế giới, từ cuộc Đại sụp đổ 1929, khủng hoảng tiền tệ ở Mỹ Latinh, châu Âu cho đến khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 hay những chấn động của đại dịch COVID-19.

Đại địa chấn kinh tế
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar