27/02/2020 07:02 GMT+7
Trở lại chủ đề

Thủ tướng yêu cầu nghiên cứu giãn, hoãn thuế

LÊ THANH - TUẤN PHÙNG - CÔNG TRUNG
LÊ THANH - TUẤN PHÙNG - CÔNG TRUNG

TTO - Tại hội nghị trực tuyến ngày 26-2 công bố hoàn thành triển khai thành lập chi cục thuế khu vực, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu ngành thuế nghiên cứu giãn, hoãn thuế cho người bị ảnh hưởng dịch COVID-19.

Thủ tướng yêu cầu nghiên cứu giãn, hoãn thuế - Ảnh 1.

Thủ tướng đã chính thức yêu cầu giãn, hoãn thuế cho đối tượng chịu ảnh hưởng bởi COVID-19. Trong ảnh: tại một nhà máy sản xuất xơ sợi phía Bắc - Ảnh: N.AN

Trong khi đó, dù Bộ Công thương chính thức có văn bản đề nghị giảm thuế nhiên liệu bay, phí cầu đường, giá qua trạm BOT nhưng Bộ GTVT không thực sự đồng thuận với nhiều đề xuất.

Giãn, hoãn thuế để hỗ trợ doanh nghiệp

Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng cho biết dịch COVID-19 ảnh hưởng đến toàn cầu, trong đó có Việt Nam. Khẳng định nhiệm vụ kép của Chính phủ là vừa chống dịch và vừa phát triển kinh tế - xã hội, Thủ tướng đề nghị Bộ Tài chính nghiên cứu chính sách giãn, hoãn tiền thuế, chậm nộp như thế nào để tạo điều kiện cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (DN) và người dân bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.

"Những biện pháp về tài khóa như các nước họ đã làm, trong thẩm quyền Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ như chậm nộp, hoãn nộp, giãn nộp thuế để tạo nguồn lực cho các DN, người dân bị ảnh hưởng do COVID-19" - Thủ tướng quyết liệt.

Khó giảm giá dịch vụ BOT

Trong khi đó, trao đổi với Tuổi Trẻ, thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Công cho biết Bộ GTVT đã giao các vụ chức năng nghiên cứu đề xuất giảm thuế, phí của Bộ Công thương để hỗ trợ DN ảnh hưởng dịch COVID-19.

Theo quan điểm của ông Công, việc giảm phí nên thực hiện ở các loại phí do Nhà nước quy định. Còn với giá dịch vụ xếp dỡ container không nên giảm bởi hiện nay giá loại dịch vụ này của Việt Nam thấp nhất trong khu vực, thấp hơn cả Campuchia. Trong khi đó, giá này chủ yếu do hãng tàu thu rồi trả cho DN cảng với mức rất thấp. Nếu giảm giá xếp dỡ container có lợi cho hãng tàu, còn các cảng biển càng thiệt hại.

Với việc giảm giá dịch vụ BOT, ông Công cho biết các hợp đồng BOT đều có lộ trình tăng giá nhưng nhiều năm nay Chính phủ chưa cho. Nhiều dự án BOT đã giảm giá cho người dân quanh trạm nên gặp khó khăn. Trong khi đó, nhà đầu tư dự án BOT cũng là DN nên khó chấp nhận mình thiệt để DN khác lợi hơn.

"Muốn giảm phí BOT, Chính phủ cần tác động các ngân hàng đồng ý cho nhà đầu tư BOT thực hiện vì nguồn thu BOT chủ yếu để trả nợ ngân hàng. Đồng thời Nhà nước cho kéo dài thời gian thu phí để bù đắp cho nhà đầu tư" - ông Công cho biết.

Trong khi đó, ông Trần Anh Tú - tổng giám đốc Tổng công ty Phát triển hạ tầng và đầu tư tài chính Việt Nam, nhà đầu tư dự án đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng - cho biết hơn 10 năm nay DN này vẫn phải trả nợ lãi khoản vay hơn 4.000 tỉ đồng do Nhà nước chưa bố trí được để hỗ trợ giải phóng mặt bằng. Trong khi đó, hợp đồng dự án có lộ trình tăng phí 3 năm mỗi lần 12%, đến nay chưa được tăng nhưng đã phải giảm 35% phí cho xe chở container 40 feet.

"DN vận tải thiệt hại nhưng chúng tôi cũng bị giảm doanh thu 20% vì lưu lượng xe tải chở hàng ra Quảng Ninh để xuất khẩu sang Trung Quốc giảm mạnh. Khách du lịch đi lại trên tuyến này cũng giảm. Chưa được tăng phí lại bị giảm doanh thu do dịch thì nhà đầu tư BOT cũng cần được chia sẻ. Nếu Nhà nước cho tăng phí đúng lộ trình thì nhà đầu tư BOT có thể giảm phí được" - ông Tú nói.

Tránh nơi nóng, chỗ lạnh

Ông Lâm Vinh, giám đốc một công ty vận tải tại TP.HCM, cho rằng việc kiến nghị chủ trương chính sách cần phải có sự quyết liệt, đồng bộ hơn. Có lên tiếng nhưng không hỗ trợ thì kiến nghị có hay đến đâu cũng không hiệu quả. 

Thủ tướng đã chỉ đạo ngành thuế giãn, giảm thuế cho những người bị ảnh hưởng bởi COVID-19. DN vận tải đang trong vòng khó khăn, cần sự chung tay hỗ trợ nhanh từ chính sách để thuận lợi trong việc định hướng kinh doanh, phát triển. 

"Bộ Công thương hay Bộ Tài chính, Bộ GTVT nơi nào cũng có nhiệm vụ riêng. Khi ý kiến của đơn vị này không nhận được sự đồng thuận chung, chắc chắn sẽ khó có cơ chế tháo gỡ nhanh. Vì vậy cần phải có tiếng nói chung, mạnh mẽ hơn để cứu DN trong thời gian này" - ông Vinh nói.

Hãng bay "sốt ruột" với thuế nhiên liệu

Trước đề xuất của Bộ Công thương giảm thuế nhiên liệu bay và chỉ đạo của Thủ tướng ngày 26-2, đại diện một hãng hàng không cho biết rất kỳ vọng sự hỗ trợ này. Theo vị này, thuế nhiên liệu bay có 2 loại: thuế nhập khẩu xăng dầu 7% và thuế môi trường 3.000 đồng/lít. Ví dụ một chuyến bay Airbus A321 bay chặng TP.HCM - Hà Nội khoảng 2 tiếng chi phí 250 triệu, tiêu tốn 4,8 tấn nhiên liệu.

Với giá nhiên liệu JetA1 hiện nay dao động 18-19 triệu đồng/tấn, nhiên liệu chiếm khoảng 37% trong tổng chi phí hàng không. "Giả sử nếu giảm được thuế, phí xăng dầu khoảng vài phần trăm thôi cũng tiết kiệm được cho hãng rất nhiều" - vị này nói.

VCCI Cần Thơ kiến nghị giãn nộp thuế VAT

Ngày 26-2, Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam chi nhánh Cần Thơ (VCCI Cần Thơ) cho biết vừa kiến nghị với TP Cần Thơ giãn thời gian nộp thuế VAT cho DN. Theo VCCI Cần Thơ, DN có các hoạt động xuất nhập khẩu với thị trường Trung Quốc bị ảnh hưởng rất lớn. Một số DN nhập khẩu nhiều nguyên liệu từ Trung Quốc có nguy cơ không có nguyên liệu sản xuất, buộc phải cho hàng ngàn lao động nghỉ việc...

Ngoài ra, các địa phương cũng cần đánh giá tình hình thiệt hại để ngân hàng sớm có giải pháp giảm lãi suất vay cho DN duy trì sản xuất. Trước đó, VCCI Cần Thơ đã khảo sát ảnh hưởng của dịch COVID-19 đối với 20 DN đầu ngành trong vùng ĐBSCL. (LÊ DÂN)

Giúp doanh nghiệp vượt qua COVID-19: Giảm phí cầu đường, thuế nhiên liệu bay

TTO - Thứ trưởng Bộ Công thương Trần Quốc Khánh vừa đề nghị như trên trong văn bản gửi Bộ GTVT về việc hỗ trợ doanh nghiệp và nông dân tháo gỡ khó khăn... trước dịch COVID-19.

LÊ THANH - TUẤN PHÙNG - CÔNG TRUNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Nguồn cung cát xây dựng ở Quảng Nam khan hiếm, doanh nghiệp lao đao

Ở Quảng Nam, nguồn cung cát xây dựng đang rất khan hiếm do nhiều mỏ cát trên các con sông lớn hết hạn, dừng hoạt động hoặc sắp hết hạn khai thác theo giấy phép.

Nguồn cung cát xây dựng ở Quảng Nam khan hiếm, doanh nghiệp lao đao

Người Việt dùng app đặt xe, gọi đồ ăn và thanh toán trung bình 5 lần/tuần

Người Việt ngày càng chuộng siêu ứng dụng, với tần suất sử dụng trung bình 5 lần/tuần gồm thanh toán, gọi xe và giao đồ ăn. Mô hình 'tất cả trong một' đang trở thành xu hướng tiêu dùng nổi bật, đặc biệt ở nhóm người dùng từ 25-44 tuổi tại TP.HCM.

Người Việt dùng app đặt xe, gọi đồ ăn và thanh toán trung bình 5 lần/tuần

Chính phủ cho phép khai thác khoáng sản làm công trình, dự án đón APEC 2027 ở Phú Quốc

Ngày 19-5, UBND tỉnh Kiên Giang cho biết Phó thủ tướng Nguyễn Chí Dũng vừa ký quyết định giao nhiệm vụ triển khai nhanh các dự án phục vụ Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương tại Phú Quốc năm 2027 (APEC 2027).

Chính phủ cho phép khai thác khoáng sản làm công trình, dự án đón APEC 2027 ở Phú Quốc

Chuyển crypto về Việt Nam lưu trữ, giao dịch: Chưa phù hợp, khó khả thi

Việc yêu cầu nhà đầu tư tiền mã hóa (crypto) mở tài khoản và chuyển crypto về Việt Nam để lưu giữ, giao dịch tại các tổ chức được cấp phép... là đang "đánh đồng" crypto với chứng khoán.

Chuyển crypto về Việt Nam lưu trữ, giao dịch: Chưa phù hợp, khó khả thi

Tin tức sáng 20-5: Quốc hội bàn sửa Bộ luật Hình sự, đề xuất bỏ án tử hình với 8 tội danh

Tin tức đáng chú ý: Quốc hội bàn sửa Bộ luật Hình sự, đề xuất bỏ án tử hình với 8 tội danh; Việt Nam sắp có người giàu nhất với khối tài sản gần 10 tỉ USD; Người dân gửi ngân hàng 7,3 triệu tỉ đồng; Ca mắc COVID-19 ở Việt Nam tăng nhẹ...

Tin tức sáng 20-5: Quốc hội bàn sửa Bộ luật Hình sự, đề xuất bỏ án tử hình với 8 tội danh

Novaland muốn phát hành cổ phiếu để hoán đổi nợ cho nhóm của ông Bùi Thành Nhơn

Để 'cứu' Novaland, nhóm cổ đông liên quan đến ông Bùi Thành Nhơn đã cho Novaland mượn cổ phiếu để bán nhằm thanh toán nợ, kéo theo tỉ lệ sở hữu giảm từ 60,8% xuống còn 38,7%, hiện Novaland muốn phát hành cổ phiếu để hoán đổi nợ cho cổ đông lớn.

Novaland muốn phát hành cổ phiếu để hoán đổi nợ cho nhóm của ông Bùi Thành Nhơn
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar