01/03/2025 13:10 GMT+7
Trở lại chủ đề

Sân chơi bình đẳng cho doanh nghiệp tư nhân

Ở tất cả các nước phát triển có thu nhập cao trên thế giới, các doanh nghiệp tư nhân trong nước đóng vai trò quan trọng nhất trong việc tạo ra của cải cho toàn xã hội và việc làm cho người dân.

Sân chơi bình đẳng cho doanh nghiệp tư nhân - Ảnh 1.

Sơ chế chuối ở tỉnh Long An để xuất khẩu - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Với Việt Nam, muốn đạt được mục tiêu trở thành nước có thu nhập cao vào năm 2045, phát huy hơn nữa vai trò của các doanh nghiệp tư nhân trong nước là việc cần phải làm.

Căn cứ vào số liệu đầy đủ và hoàn chỉnh gần nhất (năm 2022), trong ba loại hình doanh nghiệp, các doanh nghiệp tư nhân (doanh nghiệp ngoài nhà nước theo phân loại chính thức) có vai trò quan trọng nhất ở cả ba tiêu chí tạo việc làm, đóng góp cho ngân sách nhà nước và tạo ra GDP. Tuy nhiên khu vực không chính thức vẫn đang lớn nhất và cần phải giảm.

Về tạo việc làm, các doanh nghiệp cả nước tạo ra 15,2 triệu việc làm, chiếm gần 30% tổng việc làm của cả nước. Trong đó các doanh nghiệp tư nhân chiếm 17,9%, doanh nghiệp FDI chiếm 10,4% và doanh nghiệp nhà nước chiếm 2%.

Về đóng góp cho ngân sách nhà nước, nguồn thu qua các doanh nghiệp cả nước chiếm 44,2% tổng thu ngân sách theo quyết toán năm 2022.

Trong đó 16,9% từ các doanh nghiệp tư nhân, 13,9% từ các doanh nghiệp nhà nước, và 13,4% từ các doanh nghiệp FDI.

Về GDP, ước tính theo phương pháp thu nhập (GDP = thu nhập của người lao động + lợi nhuận của chủ doanh nghiệp + trả lãi cho việc sử dụng vốn + thuê đất các loại tài sản khác + thuế nộp cho Nhà nước), khả năng rất cao là các doanh nghiệp tư nhân tạo ra mức GDP cao hơn đáng kể so với 20,5% của các doanh nghiệp có vốn FDI và trên dưới 10% của các doanh nghiệp nhà nước.

Chỉ riêng GDP tính từ thu nhập của người lao động + lợi nhuận trước thuế + thuế GTGT doanh nghiệp nộp của các doanh nghiệp tư nhân bằng 18,4% GDP, so với 14,7% của các doanh nghiệp FDI và 6,4% của các doanh nghiệp nhà nước.

Hơn thế, tổng trang bị tài sản cố định của các doanh nghiệp tư nhân cũng cao hơn hẳn hai nhóm còn lại.

Do vậy, đóng góp vào GDP từ các khoản khác của các doanh nghiệp tư nhân khó có thể thấp hơn 5,8% GDP của các doanh nghiệp FDI.

Vai trò to lớn của doanh nghiệp tư nhân là điều không thể bàn cãi. Tuy nhiên hiện tại có ít nhất hai vấn đề tồn tại trong nền kinh tế Việt Nam cần phải thay đổi.

Thứ nhất, vị trí của các doanh nghiệp nói chung, doanh nghiệp tư nhân nói riêng, trong nền kinh tế còn khá khiêm tốn, nhất là ở góc độ tạo việc làm.

Khoảng 1 triệu doanh nghiệp tạo ra 30% việc làm cho xã hội, trong khi hơn 60% lao động vẫn thuộc khu vực không chính thức. Tỉ lệ này cần phải đảo ngược.

Thứ hai, Việt Nam không có nhiều doanh nghiệp lớn có năng lực cạnh tranh toàn cầu. Danh sách Fortune 500 của các nước Đông Nam Á cho thấy điều này. Chúng ta chỉ có 63 doanh nghiệp, chiếm 12,6%, thấp hơn tỉ phần dân số.

Nếu tính theo giá trị thị trường thì quy mô của Việt Nam còn khiêm tốn hơn rất nhiều. Nguyên nhân làm cho nhiều doanh nghiệp tư nhân trong nước không thể lớn là do các chi phí không chính thức và các điều kiện khác, như giáo sư David Dapice đã từng chỉ ra, là các doanh nghiệp tầm trung phải chịu gánh nặng lớn nhất.

Thêm vào đó, khả năng liên kết và phối hợp của các doanh nghiệp cũng là một nguyên nhân làm cho doanh nghiệp Việt không thể vươn xa.

Để nâng cao vị trí và vai trò của các doanh nghiệp tư nhân trong nước, Việt Nam có thể tham khảo kinh nghiệm từ các nền kinh tế khác, nhất là trong khu vực.

Đài Loan đã sử dụng mô hình liên kết của chuỗi doanh nghiệp vừa và nhỏ với vai trò tích cực của các hiệp hội và các tổ chức trung gian.

Họ đã biết cùng nhau để đi xa. Hàn Quốc phát triển các doanh nghiệp tư nhân lớn với các chương trình (chính sách công nghiệp) chủ động của nhà nước.

Trung Quốc cũng có các chính sách khuyến khích cạnh tranh quốc tế như hai nơi kia và nhiều nền kinh tế khác. Vai trò của nhà nước là tạo ra sân chơi và điều kiện để các doanh nghiệp trong nước lớn lên là hết sức quan trọng.

Để có thể phát huy tốt hơn nữa vai trò của các doanh nghiệp tư nhân, việc đầu tiên cần làm là tạo sân chơi bình đẳng giữa ba thành phần.

Trên thực tế các doanh nghiệp tư nhân trong nước thường chịu bất lợi hơn các doanh nghiệp nhà nước và các doanh nghiệp FDI.

Việc tiếp theo là khuyến khích các doanh nghiệp trong nước đi tiên phong trong những lĩnh vực quan trọng và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế.

Hợp tác liên kết và cạnh tranh quốc tế cùng với các chính sách chủ động của Nhà nước là hết sức quan trọng. Cuối cùng vai trò hỗ trợ doanh nghiệp phát triển của Nhà nước cần được phát huy và giảm tối thiểu việc gây khó và vòi vĩnh doanh nghiệp.

Sự bình đẳng này không chỉ cho thấy có việc đánh giá đúng vai trò của doanh nghiệp tư nhân mà còn thể hiện một nền kinh tế lành mạnh, minh bạch và công bằng cho tất cả mọi thành phần.

Thủ tướng giao các bộ bàn thảo, cam kết cùng doanh nghiệp tư nhân làm các dự án lớn

Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành phối hợp chặt chẽ, trao đổi với doanh nghiệp để thảo luận, thống nhất cam kết triển khai các nhiệm vụ cụ thể, đồng thời tích cực tham gia thực hiện các dự án trọng điểm, góp phần thúc đẩy sự phát triển của đất nước.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Xá lợi của Đức Phật

Những ngày này, nhiều nơi đang rộn ràng lễ rước và chiêm bái xá lợi Phật - một hoạt động trong khuôn khổ Đại lễ Phật đản Vesak Liên hợp quốc 2025 được tổ chức tại Việt Nam.

Xá lợi của Đức Phật

Nộp viện phí lúc nào?

Rất cần có những chính sách hỗ trợ tích cực cho bệnh viện công, nhất là khi đã có chủ trương miễn viện phí trong những năm sau 2030.

Nộp viện phí lúc nào?

Thực phẩm bẩn: Bệnh từ miệng mà ra

Những diễn biến gần đây về chất lượng vệ sinh thực phẩm cho thấy lỗ hổng trong quản lý đã lộ ra, thực phẩm bẩn, giả xuất hiện nhiều hơn.

Thực phẩm bẩn: Bệnh từ miệng mà ra

Phẩm giá qua góc nhìn của Phật giáo hôm nay

Đại lễ Vesak năm nay ở Việt Nam thật đặc biệt. Đây là đại lễ Vesak lần thứ tư mà Việt Nam được chọn làm nơi đăng cai.

Phẩm giá qua góc nhìn của Phật giáo hôm nay

Thiết kế lại 'bản thiết kế thể chế'

Việc thành lập ủy ban sửa đổi Hiến pháp là bước đi đúng đắn, có tính chiến lược. Vấn đề còn lại là phải có một tầm nhìn cải cách rõ ràng, lộ trình chặt chẽ và sự đồng thuận chính trị cao.

Thiết kế lại 'bản thiết kế thể chế'

Vinh quang đời đời thuộc về nhân dân

Tại lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có một bài diễn văn quan trọng và đầy cảm xúc về một chặng đường lịch sử của dân tộc.

Vinh quang đời đời thuộc về nhân dân
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar