11/07/2025 09:38 GMT+7
Trở lại chủ đề

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo: Dự kiến xếp lại bảng lương một số chức danh nhà giáo

Sáng 11-7, Văn phòng Chủ tịch nước họp báo công bố lệnh của Chủ tịch nước công bố các luật đã được Quốc hội khóa XV thông qua tại kỳ họp thứ 9.

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo: Dự kiến xếp lại bảng lương một số chức danh nhà giáo - Ảnh 1.

Ông Phạm Ngọc Thưởng - thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo - Ảnh: N.AN

Tại họp báo, ông Phạm Ngọc Thưởng, thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, thông tin việc ban hành Luật Nhà giáo nhằm tiếp tục luật hóa đầy đủ các quan điểm của Đảng, Nhà nước về nhà giáo, nhất là quan điểm phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu, nhà giáo giữ vai trò quyết định trong đảm bảo chất lượng giáo dục.

Nhiều chính sách lương, hỗ trợ cho nhà giáo

Với quan điểm kiến tạo, luật nhằm xây dựng đội ngũ nhà giáo, thu hút, giữ chân người có năng lực, trí tuệ, tâm huyết vào ngành, ở lại ngành cống hiến cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo, nhằm thu hút phát triển đội ngũ nhà giáo đáp ứng yêu cầu mới…

Theo ông Thưởng, với 1,6 triệu nhà giáo, luật sẽ tạo hành lang pháp lý quan trọng, các chính sách đầy đủ và tốt hơn để nhà giáo yên tâm công tác, cống hiến với nghề. Trong đó xác lập vị trí pháp lý đầy đủ cho nhà giáo trong cả cơ sở giáo dục công lập và ngoài công lập.

Lần đầu tiên nhà giáo ngoài công lập được thừa nhận là một người hành nghề đặc thù, có chuẩn nghề nghiệp, quyền và nghĩa vụ tương đồng.

Tăng quyền chủ động, sáng tạo của nhà giáo, bảo vệ nhà giáo trong hoạt động nghề nghiệp; quy định đạo đức nhà giáo với các quy tắc ứng xử cụ thể với trách nhiệm nêu gương.

Đặc biệt, Luật Nhà giáo cải thiện các chính sách về thu nhập với nhà giáo, với mức lương được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương. 

Chính phủ được giao quy định chi tiết về chính sách tiền lương với nhà giáo. 

Theo Thứ trưởng, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang khẩn trương xây dựng hoàn thiện dự thảo nghị định quy định chính sách tiền lương, phụ cấp, chế độ hỗ trợ thu hút đối với nhà giáo, đảm bảo đồng bộ khi luật có hiệu lực thi hành.

Cụ thể, bộ sẽ tham mưu Chính phủ xếp lại bảng lương của một số chức danh nhà giáo, như giáo viên mầm non, phổ thông, dự bị đại học, giáo viên giáo dục nghề nghiệp hạng IV… để đảm bảo tính thống nhất về bảng lương áp dụng với các chức danh nghề nghiệp viên chức nhà giáo, viên chức các ngành, lĩnh vực khác. 

Nhà giáo còn được hưởng thêm các khoản phụ cấp đặc thù, trách nhiệm, ưu đãi, trợ cấp vùng khó khăn, trợ cấp giáo dục hòa nhập, thâm niên, lưu động… Việc này đảm bảo mức sống của nhà giáo, giúp nhà giáo an tâm công tác, cống hiến, nâng cao thu nhập toàn diện.

Thu hút nhân lực chất lượng cao vào ngành giáo dục

Ngoài ra, luật bổ sung các chính sách hỗ trợ và thu hút nhà giáo đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao vào công tác tại ngành. Bao gồm hỗ trợ nhà ở công vụ, tiền thuê nhà cho giáo viên ở vùng đặc biệt khó khăn; trợ cấp sức khỏe định kỳ, đào tạo bồi dưỡng nghề nghiệp không phân biệt công lập, ngoài công lập...

Giáo viên mầm non nếu có nguyện vọng được nghỉ hưu sớm hơn tối đa 5 năm mà không bị giảm lương hưu nếu đóng đủ 15 năm bảo hiểm xã hội; trong đó giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ hoặc nhà giáo làm việc trong lĩnh vực đặc thù được nghỉ hưu ở tuổi cao hơn để giữ chân nhân tài.

Luật cũng quy định chuẩn đội ngũ nhà giáo và phát triển đội ngũ nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. Việc này nhằm tạo mặt bằng chất lượng chung cho toàn bộ đội ngũ, đảm bảo công bằng, tăng tính minh bạch, tuyển dụng phải gắn với thực hành sư phạm, đảm bảo đầu vào chất lượng, phù hợp với từng cấp học và trình độ đào tạo.

Nhà giáo có trách nhiệm giữ gìn đạo đức nghề nghiệp, có chế tài xử lý nghiêm với các hành vi vi phạm của nhà giáo.

Đáng chú ý, ông Thưởng cho hay luật giao quyền chủ động cho ngành giáo dục trong tuyển dụng, sử dụng nhà giáo. Trong đó, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ quy định về thẩm quyền tuyển dụng nhà giáo trong cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, giáo dục thường xuyên.

Theo ông Thưởng, qua sơ kết 6 tháng đầu năm cho thấy số hồ sơ học sinh dự tuyển vào Đại học Sư phạm Hà Nội tăng lên nhiều, một trong những lý do là Luật Nhà giáo được thông qua. 

Tới đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo tham mưu xây dựng nghị quyết đột phá giáo dục và đào tạo, với nền tảng là tạo đội ngũ, lực lượng nhà giáo cho phát triển ngành giáo dục.

Tháo nút thắt trong tuyển dụng nhà giáo

Sáng 16-6, một dấu mốc lịch sử đã được ghi nhận khi Quốc hội chính thức thông qua Luật Nhà giáo - đạo luật chuyên ngành đầu tiên quy định đầy đủ về vị trí pháp lý, quyền, nghĩa vụ và các chính sách dành cho đội ngũ nhà giáo.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bác sĩ Ấn Độ sẽ tới Việt Nam học thạc sĩ y khoa

Sau một thời gian xây dựng và thẩm định kỹ lưỡng, bốn chương trình thạc sĩ quốc tế đầu tiên của Trường đại học Y Dược thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội được chính thức phê duyệt và triển khai.

Bác sĩ Ấn Độ sẽ tới Việt Nam học thạc sĩ y khoa

Đa số thành viên của hội đồng trường vẫn là 'người của hiệu trưởng'

PGS.TS Lưu Bích Ngọc - chánh văn phòng Hội đồng quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực - cho rằng đó là một trong những điểm nghẽn của quá trình tự chủ đại học.

Đa số thành viên của hội đồng trường vẫn là 'người của hiệu trưởng'

Phân công lại nhiệm vụ ban giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM sau sáp nhập

Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM vừa có quyết định phân công lĩnh vực, đơn vị, địa bàn phụ trách với ban giám đốc sở sau sáp nhập.

Phân công lại nhiệm vụ ban giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM sau sáp nhập

Hai trường sư phạm thông báo bổ sung chỉ tiêu đào tạo giáo viên

Trường đại học Sư phạm Hà Nội và Trường đại học Sư phạm Hà Nội 2 vừa cập nhật chỉ tiêu đào tạo giáo viên, một số ngành tăng/giảm chỉ tiêu so với công bố dự kiến trước đó.

Hai trường sư phạm thông báo bổ sung chỉ tiêu đào tạo giáo viên

Nhà báo viết về giáo dục thăm Trường Dục Thanh

Đây là một trong những hoạt động nổi bật của các nhà báo đoạt giải viết về giáo dục năm 2024 trong chuyến về nguồn tại Phan Thiết và Khánh Hòa.

Nhà báo viết về giáo dục thăm Trường Dục Thanh

4 chương trình đào tạo Trường đại học Văn Hiến đạt chuẩn kiểm định

Trường đại học Văn Hiến có thêm 4 chương trình đào tạo đạt kiểm định chất lượng chương trình đào tạo.

4 chương trình đào tạo Trường đại học Văn Hiến đạt chuẩn kiểm định
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar