11/07/2025 23:02 GMT+7
Trở lại chủ đề

Đa số thành viên của hội đồng trường vẫn là 'người của hiệu trưởng'

PGS.TS Lưu Bích Ngọc - chánh văn phòng Hội đồng quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực - cho rằng đó là một trong những điểm nghẽn của quá trình tự chủ đại học.

Đa số thành viên của hội đồng trường vẫn là 'người của hiệu trưởng' - Ảnh 1.

Tọa đàm "Tự chủ đại học - cơ hội nào để phát triển?", do Cổng thông tin Chính phủ tổ chức chiều 11-7 - Ảnh: VGP

Tại tọa đàm "Tự chủ đại học - cơ hội nào để phát triển?", do Cổng thông tin điện tử Chính phủ tổ chức chiều 11-7, PGS.TS Lưu Bích Ngọc nhận định thời gian qua tự chủ đại học đã trở thành động lực để thúc đẩy phát triển hệ thống giáo dục đại học trong nước.

Tuy nhiên, bà cho rằng 10 năm trở lại đây, tốc độ tự chủ đại học đang đi "hơi chậm" so với mong muốn của Đảng, Nhà nước, cũng như của xã hội. Dẫn tới điều này có ba nguyên nhân chính.

Thứ nhất, xã hội và chính các cơ sở giáo dục đại học ở Việt Nam thời gian qua đã hiểu chưa đúng về tự chủ đại học.

"Nhà nước ban hành chủ trương chính sách là tăng cường tự chủ đại học nhưng lại cắt đầu tư ngân sách, điều đó khiến tự chủ đại học đồng nghĩa với tự chủ là các cơ sở giáo dục phải tự lo", bà nói.

Thứ hai, tình trạng mâu thuẫn trong quyền lực, điều hành, quản lý. Các cơ sở giáo dục đại học hiện nay còn sự chồng lấn giữa hội đồng trường, đảng ủy và ban giám hiệu nhà trường, dẫn đến sự không hiệu quả trong điều hành nội bộ của các cơ sở giáo dục đại học.

Thứ ba, cơ chế tự chủ chưa thực sự mở. Khi tự chủ, các cơ sở giáo dục đại học vẫn phải tuân thủ theo các hệ thống, văn bản pháp luật của Nhà nước.

"Tuy nhiên giữa các luật này chưa có sự thống nhất, đồng bộ, còn có sự "đâm ngang" nhau", bà Ngọc nói.

Bà Ngọc cho biết thêm việc quản trị nhà trường tại các cơ sở giáo dục đại học công lập hiện nay đang có rất nhiều điểm nghẽn chưa được tháo, cởi. Đó là tính hình thức trong thiết kế và vai trò của hội đồng trường đối với các cơ sở giáo dục đại học công lập.

"Chúng ta thiết kế có hội đồng trường, nhưng số lượng thành viên trong hội đồng trường đa số vẫn là 'người của hiệu trưởng', gồm các lãnh đạo chủ chốt nhà trường, lãnh đạo chủ chốt các khoa, phần lớn vẫn dưới sự điều hành của hiệu trưởng.

Quyền lực lãnh đạo và quyền lực quản lý chưa được phân định rõ ràng giữa đảng ủy, hội đồng trường và ban giám hiệu khiến làm giảm động lực để đẩy mạnh tự chủ và đổi mới. Khúc mắc này cần phải tháo gỡ", bà Ngọc nhấn mạnh.

Với việc thiết lập hội đồng trường giữa hội đồng trường thành viên và hội đồng trường đại học ở mô hình đại học quốc gia, bà cho rằng đây là sự chồng chéo, thiếu hiệu quả trong quản trị.

Đa số thành viên của hội đồng trường vẫn là 'người của hiệu trưởng' - Ảnh 3.

PGS.TS Lưu Bích Ngọc, chánh văn phòng Hội đồng quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực, tại tọa đàm - Ảnh: VGP

Trung tướng, GS.TS Nguyễn Xuân Yêm - viện trưởng Viện An ninh phi truyền thống, Trường Quản trị và Kinh doanh, Đại học Quốc gia Hà Nội - cho rằng muốn đổi mới giáo dục đào tạo, coi đây là đột phá thì phải tăng quyền cho hiệu trưởng.

Tất cả đổi mới của nhà trường phải bắt đầu từ thầy giáo, đặc biệt hiệu trưởng, người quyết định sự đổi mới và thành công của giáo dục và đào tạo.

"Hiện nay có nhiều cơ chế, tuy nhiên đối với các trường công lập, chúng ta có ban chấp hành đảng ủy thì không nên thành lập hội đồng trường. Đảng ủy nói theo nghĩa nào đó thực chất là hội đồng trường", ông Yêm chia sẻ.

Bên cạnh đó, ông cho rằng muốn đổi mới giáo dục đào tạo phải có một quan niệm mới, tư duy mới về thầy giáo. Theo ông, thầy giáo ngày nay không chỉ giỏi về dạy học, giỏi về nghiên cứu khoa học mà còn phải giỏi về thực tiễn.

"Đội ngũ giáo viên không chỉ là kiêm chức, phải tham gia vào công tác quản lý, tổ chức giảng dạy; những nơi dạy về kinh tế phải có sự tham gia của các nhà hoạt động kinh tế, các giám đốc doanh nghiệp dạy cho sinh viên cách làm giàu.

Thầy giáo không biết cách tự làm giàu cho mình thì không thể đi dạy người khác làm giàu được, đây là một thực tiễn", ông Yêm nói.

Tranh luận có nên xóa bỏ hội đồng trường?

Tại tọa đàm Tham vấn chính sách xây dựng dự án Luật Giáo dục đại học (sửa đổi) diễn ra ngày 14-5, các đại biểu đã chỉ ra những bất cập về hoạt động của hội đồng trường, có nơi chỉ dừng ở mức hình thức.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Trường Đại học FPT mở nhiều chuyên ngành mới đón đầu xu thế

Bắt nhịp cùng xu hướng chuyển dịch toàn cầu và nhu cầu bứt phá của nền kinh tế số, Trường Đại học FPT (FPTU) tiếp tục mở rộng hệ thống ngành học với những chuyên ngành mới mang tính đón đầu.

Trường Đại học FPT mở nhiều chuyên ngành mới đón đầu xu thế

19h ngày 12-7, Trường đại học Công nghệ TP.HCM lên sóng Khám phá trường học

Trường đại học Công nghệ TP.HCM (HUTECH) sẽ tiếp tục đến với khán giả chương trình Khám phá trường học của báo Tuổi Trẻ lúc 19h tối nay 12-7.

19h ngày 12-7, Trường đại học Công nghệ TP.HCM lên sóng Khám phá trường học

Trường tiểu học đầu tiên mang tên Nguyễn Hoàng trên vùng đất chúa Nguyễn lập nghiệp

Sau sáp nhập địa giới, xã Triệu Phong - nơi chúa Nguyễn lập nghiệp gần 500 năm trước - có Trường tiểu học Nguyễn Hoàng. Đây là điều tâm huyết của nhiều người suốt một thập kỷ qua.

Trường tiểu học đầu tiên mang tên Nguyễn Hoàng trên vùng đất chúa Nguyễn lập nghiệp

Thầy giáo mở lớp học AI và chuyển đổi số miễn phí cho người cao tuổi

Lớp học về chuyển đổi số, sử dụng AI và phòng chống lừa đảo của thầy Đinh Ngọc Sơn sau 3 tháng hoạt động đã hỗ trợ hàng trăm người cao tuổi.

Thầy giáo mở lớp học AI và chuyển đổi số miễn phí cho người cao tuổi

Liên tiếp học sinh suýt sập bẫy 'việc nhẹ lương cao' sau thi tốt nghiệp THPT

Trong thời gian chờ điểm thi tốt nghiệp THPT 2025, nhiều học sinh lên mạng xã hội tìm việc làm thêm, nhiều em đã bị kẻ lừa đảo dụ dỗ vào bẫy 'việc nhẹ lương cao'.

Liên tiếp học sinh suýt sập bẫy 'việc nhẹ lương cao' sau thi tốt nghiệp THPT

Bùng nổ chatbot AI tư vấn xét tuyển đại học

Hàng loạt trường đại học triển khai hệ thống chatbot AI, hoạt động 24/7, nhằm hỗ trợ thí sinh tiếp cận thông tin tuyển sinh, tư vấn.

Bùng nổ chatbot AI tư vấn xét tuyển đại học
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar