26/10/2024 10:16 GMT+7
Trở lại chủ đề

Thế giới làm đường sắt tốc độ cao ra sao - Kỳ 4: Goicoechea và tàu cao tốc Tây Ban Nha

Trong hai thập niên sau khi tuyến đường sắt tốc độ cao Shinkansen Tokaido ra đời ở Nhật vào đầu tháng 10-1964, các nước châu Âu đã bắt kịp Nhật. Pháp hoàn thành tuyến đường sắt cao tốc đầu tiên giữa Paris và Lyon vào năm 1981.

Thế giới làm đường sắt tốc độ cao ra sao - Kỳ 4: Goicoechea và tàu cao tốc Tây Ban Nha - Ảnh 1.

Tem phát hành năm 1995 kỷ niệm 100 năm ngày sinh kỹ sư Alejandro Goicoechea Omar - Ảnh: todocoleccion.net

Tuy nhiên, tính đến tháng 9-2024, Tây Ban Nha đã sở hữu mạng lưới đường sắt tốc độ cao dài nhất châu Âu (3.973km) và dài thứ hai thế giới sau Trung Quốc. Người có công thiết kế tàu cao tốc đầu tiên của xứ sở bò tót là kỹ sư Alejandro Goicoechea Omar.

Công nghệ Talgo hoàn toàn khác so với công nghệ ra đời ở Anh vào năm 1825 do "cha đẻ đường sắt" George Stephenson sáng chế.

EL CORREO DE ESPAÑA

Cuộc gặp gỡ giữa một kỹ sư và một đại gia

Câu chuyện về tàu cao tốc Tây Ban Nha có nguồn gốc từ hai bộ óc có tầm nhìn xa: kỹ sư Goicoechea và doanh nhân - kiến trúc sư José Luis de Oriol y Urigüen. Goicoechea chào đời tại Elorrio vào ngày 23-3-1895, có cha làm dược sĩ trong thị trấn. Từ sớm, ông đã có hai đam mê: quân sự và kỹ thuật.

Thế giới làm đường sắt tốc độ cao ra sao - Kỳ 4: Goicoechea và tàu cao tốc Tây Ban Nha - Ảnh 2.

Thử nghiệm khung thép tam giác của nguyên mẫu Talgo 0 do Goicochea thiết kế - Ảnh: Talgo

Sau khi tốt nghiệp đại học tại Trường Kỹ thuật quân đội Guadalajara với chức danh kỹ sư quân sự, sau một thời gian ngắn làm việc trong quân đội, ông vào ngành đường sắt và tham gia xây dựng tuyến Madrid Cuatro Vientos-Leganés. Ông phát triển sự nghiệp tại Công ty Đường sắt Robla, nơi ông đứng đầu bộ phận vật liệu và lực kéo.

Đặc điểm nổi bật của ông là thiên hướng sáng tạo, sẵn sàng lật đổ các khái niệm kỹ thuật thông thường. Vào thời điểm đó, người ta sử dụng các tấm kim loại để chế tạo tàu hỏa.

Chúng được đặt chồng lên nhau và gắn chặt với nhau bằng bu lông thép, do đó tàu hỏa sẽ nặng thêm. Năm 1926, ông đã chế tạo toa tàu đầu tiên không có bất kỳ loại đinh tán nào vì mọi bộ phận đều được hàn điện.

Doanh nhân Oriol sinh ngày 4-11-1877, trong một gia đình đại diện cho giới thượng lưu thế kỷ 19. Ông học kiến trúc ở Madrid, sau đó học tại Trường Kiến trúc Paris và từng đậu thủ khoa.

Cuộc hôn nhân của ông với bà Catalina de Urquijo y Vitónica đã tác động lớn đến sự nghiệp của ông, khi cha vợ Lucas de Urquijo đưa ông tiếp cận với thế giới kinh doanh. Sau nội chiến (1936-1939), ông tham gia nhiều dự án công nghiệp thời hậu chiến.

Một ngày tháng 5-1942, kỹ sư Goicoechea gõ cửa văn phòng doanh nhân Oriol để trình bày ý tưởng mới về một đoàn tàu hỏa cực nhẹ có khớp nối có thể kết nối các vùng ở Tây Ban Nha.

Lúc đó, Oriol đang giữ chức chủ tịch sáng lập Công ty điện lực Hidrola (tiền thân của Công ty Iberdrola), một trong những đại gia trong ngành điện.

Thế giới làm đường sắt tốc độ cao ra sao - Kỳ 4: Goicoechea và tàu cao tốc Tây Ban Nha - Ảnh 3.

Đầu tàu Talgo I có thiết kế trông như con cá mập Ảnh: Talgo

Với đầu óc mong muốn tìm kiếm điều khác thường, Oriol đã "chịu chơi" sẵn sàng bỏ tiền đầu tư thực hiện ước mơ có phần điên rồ của Goicoechea mà nhiều doanh nhân nổi tiếng khác đã từ chối trước đó.

Ngày 25-6-1942, hai người ký kết thỏa thuận chế tạo đoàn tàu hỏa mới. Bằng sáng chế số 151.396 của Goicoechea mô tả đoàn tàu mới sẽ là một đoàn tàu nhẹ với các toa có khớp nối, các bánh xe hoạt động độc lập, tàu có thể chạy với tốc độ cao nhằm giảm mức tiêu thụ năng lượng, công suất máy kéo và thời gian di chuyển, đồng thời tăng tính an toàn và không gian thoải mái cho hành khách.

Ngày 28-10-1942, Công ty Talgo được thành lập với vốn cổ phần chia đều giữa kỹ sư Goicoechea và gia đình doanh nhân Oriol. Talgo là tên viết tắt của "Tren Articulado Ligero Goicoechea Oriol", nghĩa là "Tàu nhẹ khớp nối do Goicochea và Oriol chế tạo".

Trước đó, Goicochea đã chế tạo nguyên mẫu đầu tiên gồm các khung hình tam giác ghép với nhau có bánh xe độc lập để mô phỏng đoàn tàu 12 toa (sau này mang tên Talgo 0). Ngày 21-8-1941, nguyên mẫu chạy thử đạt vận tốc 75km/h.

Thế giới làm đường sắt tốc độ cao ra sao - Kỳ 4: Goicoechea và tàu cao tốc Tây Ban Nha - Ảnh 4.

Tàu cao tốc AVE (Alta Velocidad Española) của Tây Ban Nha bắt đầu chạy từ tháng 4-1992 với vận tốc tối đa 310km/h - Ảnh: spainlesstraveled.com

Công nghệ Talgo khác với các đoàn tàu thông thường

Nguyên mẫu thứ hai Talgo I có hình dạng tàu hỏa ra đời vào tháng 10-1942. Đầu tàu trang bị động cơ Ganz 200 mã lực của Đức chạy bằng diesel và có kiểu dáng mô phỏng con cá mập.

Tháng 1-1944, sau khi đọc ba kinh Kính Mừng, kỹ sư Goicoechea cùng doanh nhân Oriol và hai con trai nhảy lên tàu Talgo I leo dốc La Canada giữa Avila và Madrid. Tàu chạy thử với vận tốc lên đến 135km/h. Họ vui mừng vì... vẫn còn sống.

Tháng sau đó, Talgo I đã bị lửa thiêu rụi trong kho, nguyên nhân cháy không rõ nhưng nghi do đối thủ cạnh tranh. Tính đến thời điểm đó, Talgo I đã hoàn thành khoảng 3.000km chạy thử.

Tháng 7-1950, Talgo II là tàu cao tốc Talgo đầu tiên được đưa vào khai thác thương mại trên tuyến đường Madrid - Irun. Tàu được sản xuất tại nhà máy American Car & Foundry (ACF) ở Mỹ và do các kỹ sư Tây Ban Nha kiểm tra.

Trong cuộc thử nghiệm chính thức đầu tiên tại Tây Ban Nha bốn tháng trước, "con rết nhôm lớn", như nhà thơ Tây Ban Nha Gerardo Diego mô tả về đoàn tàu Talgo II, đã được 21 máy bay chiến đấu hộ tống. Chưa bao giờ một đoàn tàu lại ra mắt hoành tráng như vậy!

Theo Hiệp hội Lịch sử đường sắt Iberia (ASIHF), sau một số hành vi thất thường của kỹ sư Goicochea, đầu tiên doanh nhân Oriol đã loại Goicochea khỏi vị trí chỉ đạo kỹ thuật của dự án. Cuối cùng niềm tin giữa hai người đã tan vỡ.

Cuối tháng 6-1945, sau khi tăng vốn cổ phần, gia đình Oriol chiếm giữ hơn 84% cổ phần trong khi Goicoechea chỉ còn giữ lại 16%. Đầu năm 1949, ông quyết định rời công ty.

Sau Talgo II, các dòng Talgo mới lần lượt ra đời tiếp tục đẩy vận tốc ngày càng cao hơn. Tàu Talgo III vận hành từ năm 1964 có thể vượt vận tốc 200km/h (lần đầu tiên trong lịch sử Tây Ban Nha).

Tàu Talgo Pendular sản xuất ở Mỹ đạt vận tốc đến 333km/h. Tàu Talgo 350 (tàu AVE lớp 102) với vận tốc lên tới 350km/h có biệt danh là Pato ("con vịt" trong tiếng Tây Ban Nha) vì toa đầu giống mỏ vịt nhằm giảm tiếng ồn.

Theo tạp chí El Correo de España, Talgo là dự án tiên phong hiện đại hóa đường sắt ở Tây Ban Nha. Công nghệ Talgo hoàn toàn khác so với công nghệ ra đời ở Anh vào năm 1825 do "cha đẻ đường sắt" George Stephenson sáng chế. Tàu Talgo có cách phân bố các bộ bánh xe hoàn toàn khác.

Chúng không nối bằng trục, và các giá chuyển hướng được bố trí giữa các toa. Kỹ sư Goicochea đã phát triển công nghệ này khi nhìn thấy một cô mẫu giáo gom xe ba bánh đồ chơi lại bằng cách đặt bánh trước của xe sau lên trục của xe trước để kéo đi. Với công nghệ này, tàu chạy với tốc độ cao hơn nhưng độ rung thấp hơn

Tàu Talgo có sàn thấp ở mức sân ga nên hành khách cảm thấy thoải mái vì không phải leo cầu thang và rút ngắn thời gian lên xuống tàu. Khi trọng tâm của tàu được giảm thấp, tàu cũng chạy ổn định hơn.

Ở Tây Ban Nha, một phần đáng kể các tuyến đường sắt có khổ đường ray Iberia rộng 1.668mm, trong khi khổ đường ray châu Âu truyền thống là 1.435mm.

Từ dòng tàu Talgo III RD, tàu đã được chế tạo theo cơ chế nghiêng nên có thể tự động thay đổi khổ đường sắt trực tiếp khi chạy từ Tây Ban Nha sang các nước châu Âu khác.

Công nghệ Talgo gồm nhiều tính năng độc đáo vẫn được áp dụng đến ngày nay như đoàn tàu nhẹ, không rung, tiêu thụ ít năng lượng, tạo thoải mái cho hành khách, bền và chi phí bảo trì thấp.

Dù vậy, điểm yếu chính của tàu Talgo là muốn ráp nối và tháo rời các toa phải thực hiện quy trình phức tạp tại xưởng sửa chữa vì các toa liên kết bằng khớp nối. Theo báo El Mundo (Tây Ban Nha), hiện nay tàu cao tốc Talgo đã có mặt tại một số quốc gia như Mỹ, Pháp, Thụy Sĩ, Ý và Kazakhstan.

***********

Nhiều người Mỹ đi nước ngoài về đã thắc mắc tại sao nước Mỹ lại không xây dựng đường sắt cao tốc như các nước khác. Thật ra Mỹ đã từng thử sức với tàu Metroliner và tàu Acela nhưng không đạt được tốc độ cao trên 250km/h do quá nhiều trở ngại cản đường.

>> Kỳ tới: Mỹ với giấc mộng tàu cao tốc không thành

Thế giới làm đường sắt tốc độ cao ra sao - Kỳ 3: Ước mơ tàu cao tốc của Hideo Shima

Nếu ông Shinji Sogo - nguyên chủ tịch Công ty Đường sắt quốc gia Nhật (JNR) - là người đưa ra ý tưởng phát triển đường sắt tốc độ cao Shinkansen và được coi là 'cha đẻ về chính trị' của dự án thì kỹ sư Hideo Shima đã giữ vai trò là 'cha đẻ kỹ thuật'.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 5: Trả nghĩa thành phố bằng một đời thầy thuốc

Sinh ra và lớn lên tại Hà Nội, bác sĩ Phan Bảo Khánh vào ngành y trong giai đoạn đất nước ở thời kỳ lịch sử đầy biến động.

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 5: Trả nghĩa thành phố bằng một đời thầy thuốc

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 4: Dang tay với những phận người khó khăn

TP.HCM dang rộng vòng tay với cả bao thân phận nghèo khó, những người khiếm khuyết, thiệt thòi cũng có thể mưu sinh thiện lương ở TP này.

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 4: Dang tay với những phận người khó khăn

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 4: Từ gánh hàng rong đến cuộc sống đủ đầy

25 năm trước, khi bước chân lên chuyến xe rời TP hoa phượng đỏ Hải Phòng vào TP.HCM lập nghiệp, bà Vũ Thị Thoa (53 tuổi, hiện ngụ phường An Khánh, TP Thủ Đức) chỉ có vỏn vẹn vài bộ quần áo và một ít tiền phòng thân.

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 4: Từ gánh hàng rong đến cuộc sống đủ đầy

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 3: Gói cháo bột TP.HCM mang ra thế giới

Thuận, ông chủ trẻ của thương hiệu cháo bột cá lóc Cà Mèn, nói rất biết ơn khi được thành phố tạo cơ hội tốt nhất cho những người xa quê.

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 3: Gói cháo bột TP.HCM mang ra thế giới

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 2: Chàng thủ khoa đất đỏ và giấc mơ đổi đời

19 năm về trước, chàng trai trẻ Đặng Dương Minh Hoàng rời quê hương Bình Phước mang theo khát vọng đổi đời ở miền đất hứa TP.HCM.

Sài Gòn - TP.HCM - miền đất hứa bao phận người - Kỳ 2: Chàng thủ khoa đất đỏ và giấc mơ đổi đời

Bùa yêu, biến thái và lừa đảo: Đốt tiền để làm bùa yêu kỳ dị

Nhiều người sau khi làm bùa yêu không chỉ mất tiền mà còn khủng hoảng tâm lý nặng nề vì bị những kẻ biến thái dụ dỗ.

Bùa yêu, biến thái và lừa đảo: Đốt tiền để làm bùa yêu kỳ dị
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar