05/07/2025 14:03 GMT+7

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ cuối: Giao trọng trách cho thế hệ lãnh đạo hiện nay

Nhiều cán bộ nguyên lãnh đạo các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long từng trải những lần nhập - tách tỉnh trước đây, đã bày tỏ niềm tin vào đợt sáp nhập lần này.

quê hương - Ảnh 1.

Cầu Mỹ Thuận kết nối giao thông vùng ĐBSCL - Ảnh: VINH HIỂN

Họ tin đây là thời cơ mới để Tổ quốc vươn tầm cao, và thế hệ lãnh đạo hiện nay sẽ thực hiện tốt trọng trách phát triển đất nước mà nhân dân giao phó.

Thời cơ mới

Theo nhà sử học Hữu Thành, nguyên phó Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Cà Mau cũ, việc tách - nhập, điều chỉnh địa giới hành chính các địa phương là hoạt động bình thường theo dòng diễn tiến lịch sử, phù hợp với bối cảnh của mỗi trạng thái xã hội.

Ông Thành tâm sự: "Chúng ta qua nhiều lần tách - nhập tỉnh. Sau khi nước nhà thống nhất, cũng đã có một đợt điều chỉnh địa giới hành chính với việc nhập lại các tỉnh với mong muốn cùng khai thác tiềm năng, thế mạnh, tổ chức sản xuất lớn...

Theo tôi, đó là tư duy đúng đắn, nhưng tiếc là hồi đó chưa đúng thời điểm. Đất nước vừa thoát khỏi chiến tranh thì lại phải chiến tranh biên giới Tây Nam. Cơ sở hạ tầng kinh tế hạn chế, đội ngũ cán bộ chưa qua đào tạo bài bản để điều hành đất nước...

Cho đến nay thì thời cơ đã chín muồi. Nền kinh tế - chính trị của chúng ta đã đạt được vị thế mới. Đội ngũ cán bộ kế thừa đã qua đào tạo bài bản, đủ sức điều hành trong tình hình mới. Đó là yếu tố tối quan trọng để có những cải tổ sâu rộng.

Từ cải cách thủ tục hành chính, bộ máy hành chính... và việc điều chỉnh địa giới hành chính để có không gian phù hợp phát triển là điều cần thiết cho phát huy cơ hội trong thời điểm này".

Cũng là người từng trải qua đợt nhập - tách tỉnh trước đây, ông Lê Công Nghiệp, nguyên chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau cũ, cho rằng đây là thời cơ tốt để "sắp sếp lại giang sơn", phát triển đất nước, xứng tầm với một vị thế mới.

Từ một đất nước vừa thoát khỏi chiến tranh tàn phá, đói nghèo và lạc hậu, Việt Nam bước vào công cuộc tái thiết đất nước với khát khao đưa quê hương đất nước đứng vào hàng ngũ các nước phát triển. Nhưng, thời điểm này mới là thời cơ chín muồi để đất nước vươn mình mạnh mẽ.

Với những thế mạnh được phát huy, vị thế kinh tế, chính trị, và đặc biệt là "độ chín" của một đội ngũ cán bộ được đào tạo, trau dồi từ trình độ, ý chí, bản lĩnh và tầm nhìn, đáp ứng được tình hình mới để đất nước đi lên.

quê hương - Ảnh 2.

Sáp nhập tạo động lực lớn lao cho phát triển nhưng không làm phai bản sắc địa phương - Ảnh: HUỲNH LÂM

Tầm nhìn lớn và xa

Đồng quan điểm đó, ông Lư Văn Điền, nguyên bí thư Tỉnh ủy Cần Thơ cũ, cho rằng việc sáp nhập, sắp xếp lại các địa phương thời kỳ này khác nhiều so với thời điểm sáp nhập năm 1976.

Ngày ấy, mục tiêu đi lên sản xuất lớn, việc cơ giới hóa, thủy lợi... cho phát triển được tính tới, nhưng sản xuất không có nguồn ra, chưa kể rất nhiều bất cập, sai lầm lớn về cơ chế kìm hãm sự phát triển.

Nền kinh tế thời kỳ đó cứ "luẩn quẩn" không phát triển được. Còn bây giờ, mọi điều kiện đã khác, thuận lợi hơn nhiều.

Theo ông Lư Văn Điền, Việt Nam đang bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của cả dân tộc, "đất nước ta chưa bao giờ được như thế này". Cơ đồ, uy tín, vị thế, kể cả trong nước lẫn trên thế giới chưa bao giờ được như thế này.

Cho nên, Đại hội XIII của Đảng đã phóng tầm nhìn đến năm 2030 kỷ niệm 100 năm Ngày thành lập Đảng, tầm nhìn đến năm 2045 kỷ niệm 100 năm Ngày lập nước...

Trên bình diện thế giới, nếu nhìn vào vị thế đất nước Việt Nam hiện nay đã đủ điều kiện để vươn tới một tầm cao mới. Ngoài cải cách thủ tục, tinh gọn bộ máy hành chính..., thì việc tạo không gian hành chính, kết hợp để phát huy sức mạnh của mỗi địa phương, vùng miền hết sức quan trọng.

Đó chính là không gian để phát triển kinh tế - xã hội, nếu làm chậm thì sẽ bỏ qua thời cơ lịch sử...

Ông Điền tâm sự kinh nghiệm cho thấy không thể nào để mỗi năm "nhích" một chút như trước đây được, nên việc sáp nhập các tỉnh thành lần này rất đúng lúc. Bởi nếu chậm trễ sẽ "trôi đi" thời cơ, chúng ta không thể quay lại được.

Đó là câu chuyện kiến tạo không gian để phát huy thế mạnh của các địa phương. Để phát huy được sức mạnh đó, vai trò đội ngũ cán bộ, đặc biệt là cán bộ lãnh đạo hết sức quan trọng.

Đất nước sau thời gian đổi mới, phát triển, cũng đã đào tạo nên đội ngũ cán bộ có năng lực, có tầm nhìn... đủ sức quán xuyến nhiệm vụ mà Đảng và Nhân dân giao phó.

Chia sẻ về vấn đề sáp nhập các tỉnh thành và cải tổ bộ máy hành chính, thủ tục hành chính đang được người dân đặc biệt quan tâm hiện nay, ông Bùi Quang Huy, nguyên bí thư tỉnh ủy các tỉnh Trà Vinh, Cà Mau, nguyên phó ban thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ, cho rằng việc sáp nhập để "cộng hưởng" thế mạnh của các địa phương là quyết sách cần thiết để đất nước phát triển trong tình hình mới.

"Tôi thấy chủ trương của Trung ương và Bộ Chính trị mấy tháng nay chỉ đạo rất quyết liệt vấn đề sắp xếp cán bộ và chuẩn bị các bước cần thiết cho việc sáp nhập tỉnh thành. Mục tiêu của các hoạt động này cũng rất rõ.

Chúng ta sẽ tạo nên tâm thế mới, vị thế mới, phát huy được sức mạnh dân tộc trong tình hình mới, để hướng tới thời điểm năm 2030 - 2045 đưa kinh tế đất nước tăng trưởng cao, bắt kịp với các nước tiên tiến".

Theo ông Bùi Quang Huy, Trung ương chỉ đạo cách bố trí cán bộ cũng tạo được đồng thuận cao. Cán bộ được lựa chọn phải đạt các tiêu chuẩn về trình độ, năng lực, phải có tâm, có tầm.

"Việc sáp nhập tỉnh không đơn thuần chỉ là gộp địa giới hành chính, mà mục tiêu là giúp các tỉnh thành mới có đủ nội lực, đủ điều kiện để "làm ăn lớn", mạnh mẽ hơn để đưa địa phương phát triển cùng đất nước.

Để làm được như vậy, tôi nghĩ đội ngũ cán bộ chúng ta bây giờ đã đủ sức quán xuyến rồi.

Chúng ta đang có đội ngũ cán bộ học hành bài bản, trui rèn bản lĩnh, ý chí và cũng đạt độ chín cả trình độ, kinh nghiệm cho mục tiêu xây dựng quê hương đất nước ở thời gian trước mắt cũng như tầm nhìn dài dạn", ông Bùi Quang Huy kỳ vọng.

Trao đổi thêm về các tỉnh mới rộng lớn ở đồng bằng sông Cửu Long, ông Huy cho rằng: "Đối với ba tỉnh Trà Vinh - Bến Tre - Vĩnh Long nhập lại, về đội ngũ cán bộ tôi thấy cũng rất tốt rồi.

Sau khi bố trí, các anh nhận nhiệm vụ mới, nhưng nói là mới mà địa bàn không có gì là xa lạ. Tôi thấy Trà Vinh - Bến Tre - Vĩnh Long nhập lại, thế mạnh của vùng ven biển của Trà Vinh - Bến Tre rộng lớn hơn.

Thế mạnh tăng lên từ thủy sản, nông, công nghiệp, kết nối hàng hóa thuận lợi hơn. Tính toán lại thế mạnh của mỗi vùng sau khi sáp nhập ba tỉnh lại với nhau, chúng ta sẽ thấy được một tỉnh mới giàu tiềm năng, thế mạnh thật sự".

Đất nước đã có nhiều bài học lịch sử để bước vào kỷ nguyên mới

"Là người từng trải qua thời kỳ nhập - tách tỉnh cũng như nhiều bấp cập cơ chế trước đây, tôi có rất nhiều kỷ niệm khó quên, như tôi mang gạo nhà mình từ Long An lên TP.HCM để ăn học cũng phải xin phép và cần chữ ký lãnh đạo chính quyền địa phương.

Tuy nhiên, dù có "bùa hộ mệnh" đóng dấu đỏ như vậy, nhiều khi tôi cũng như bao người khác vẫn rất vất vả khi qua các trạm kiểm soát nghiêm ngặt thời kỳ ngăn sông cấm chợ.

Mọi sự ngăn cách, đình trệ, bức bí, kìm hãm phát triển, thậm chí đến ngay hạt gạo, con heo mình trồng, mình nuôi mà cũng không được lưu thông", thầy giáo Nguyễn Xuân Thiệu (Trường tiểu học Nguyễn Văn Nguyên, huyện Đức Huệ, tỉnh Long An - nay là xã Đức Huệ, tỉnh Tây Ninh) chia sẻ.

Theo thầy giáo này, việc sáp nhập các tỉnh lớn và cải tạo bộ máy hành chính, thủ tục hành chính theo hướng đơn giản và thuận lợi hơn là điều người dân đặc biệt mong đợi.

Nhân dân tin rằng đất nước đã có nhiều kinh nghiệm như bài học lịch sử sâu sắc để thế hệ lãnh đạo hiện nay tránh sai lầm, thực hiện được những điều đúng đắn lớn lao cho dân tộc bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên Việt Nam thịnh vượng, hùng mạnh, sánh tầm các quốc gia phát triển trên thế giới. Nhân dân tin giao trọng trách này cho thế hệ lãnh đạo hôm nay.

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 4: Kỳ vọng của người trẻ khi 'sắp xếp lại giang sơn'

Giữa những thay đổi lớn lao, nhiều người trẻ bày tỏ niềm tin về tương lai, cũng ý thức rõ trách nhiệm trong việc chung tay xây dựng quê hương mới.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 4: Kỳ vọng của người trẻ khi 'sắp xếp lại giang sơn'

Giữa những thay đổi lớn lao, nhiều người trẻ bày tỏ niềm tin về tương lai, cũng ý thức rõ trách nhiệm trong việc chung tay xây dựng quê hương mới.

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 4: Kỳ vọng của người trẻ khi 'sắp xếp lại giang sơn'

Bình Hưng Hòa giã từ 'đất chết buồn hiu'

Từ một "vùng đất buồn hiu của người chết", nghĩa trang Bình Hưng Hòa ở quận Bình Tân (cũ) nay dần bừng lên sức sống mới. Ngôi trường tiểu học đầu tiên đang được xây dựng, máy móc rộn ràng, công nhân tất bật thi công suốt ngày đêm.

Bình Hưng Hòa giã từ 'đất chết buồn hiu'

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 3: Gà Bạc Liêu không còn gáy Cà Mau nghe

Từ 1-7, con sông Gành Hào không còn "nghĩa vụ" ngăn cách hai tỉnh này vì đã về chung một nhà. Người dân cũng nói vui gà Bạc Liêu giờ không còn gáy cho Cà Mau nghe vì hai tỉnh đã là một.

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 3: Gà Bạc Liêu không còn gáy Cà Mau nghe

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 2: Về chung một nhà và niềm kỳ vọng

Dù còn bỡ ngỡ với tên gọi hay địa chỉ hành chính mới, người dân vẫn mang chung tâm thế: kỳ vọng chặng đường phát triển phía trước của quê hương.

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 2: Về chung một nhà và niềm kỳ vọng

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 1: 'Anh Tây Ninh, em Long An' đã là kỷ niệm

Mới hôm qua thôi, nhiều người sống ở các vùng ranh tỉnh thành cũ còn đầy chuyện khôi hài như "nhà tôi Long An nhưng cái chuồng bò ở Tây Ninh", "con gái tôi dân TP.HCM lấy chồng Bình Dương dù hai nhà liền cái giậu mồng tơi"…

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 1: 'Anh Tây Ninh, em Long An' đã là kỷ niệm

50 năm kỳ thi tốt nghiệp THPT - Kỳ cuối: Gian nan học thật, thi thật

Trong lịch sử những kỳ thi tốt nghiệp THPT, xuyên suốt hành trình 50 năm vẫn là nỗ lực đổi mới đầy gian nan để hướng đến việc học thật, thi thật.

50 năm kỳ thi tốt nghiệp THPT - Kỳ cuối: Gian nan học thật, thi thật
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar