02/01/2025 18:33 GMT+7
Trở lại chủ đề

Thải khí nhà kính nhiều nhất, Trung Quốc vừa trải qua năm nóng nhất lịch sử

Năm 2024 chính thức trở thành năm nóng nhất lịch sử Trung Quốc, trong bối cảnh nước này được ghi nhận phát thải khí nhà kính nhiều nhất thế giới.

Năm 2024 trở thành năm nóng nhất lịch sử Trung Quốc - Ảnh 1.

Trung Quốc vừa trải qua năm nóng nhất lịch sử quốc gia - Ảnh: REUTERS

Theo thông tin từ Cơ quan khí tượng Trung Quốc, nhiệt độ trung bình quốc gia của nước này trong năm 2024 là 10,92 độ C - cao hơn 1,03 độ so với mức trung bình, biến đây trở thành năm nóng nhất lịch sử Trung Quốc kể từ khi bắt đầu ghi nhận dữ liệu vào năm 1961.

"Bốn năm qua cũng chính là bốn năm nóng nhất lịch sử quốc gia. Toàn bộ 10 năm nóng nhất đều xảy ra trong thế kỷ 21", cơ quan này cho biết.

Hãng tin AFP ngày 2-1 tiết lộ Trung Quốc cũng là quốc gia phát thải khí nhà kính nhiều nhất thế giới. Các nhà khoa học cho rằng chính loại khí này đã dẫn đến hiện tượng nóng lên toàn cầu, mặc dù Bắc Kinh đã cam kết lượng khí CO2 sẽ đạt đỉnh vào năm 2030 và giảm xuống mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2060.

Tháng 7 vừa qua, Trung Quốc đã trải qua tháng nóng nhất trong lịch sử, đồng thời mùa thu năm 2024 cũng là mùa thu ấm nhất mà nước này từng ghi nhận.

Biến đổi khí hậu, chủ yếu do việc đốt nhiên liệu hóa thạch, không chỉ làm tăng nhiệt độ mà còn gây ra các tác động phụ, như làm không khí và đại dương nóng lên, dẫn đến những hiện tượng thời tiết cực đoan như mưa to và bão lớn, kéo theo đó là những thiệt hại nặng nề.

Tại Trung Quốc, hàng chục người đã thiệt mạng và hàng nghìn hộ gia đình phải sơ tán do các trận lũ lụt diễn ra trong năm 2024.

Theo đó vào tháng 5, một tuyến đường cao tốc ở miền nam Trung Quốc đã sụp đổ sau nhiều ngày mưa khiến 48 người thiệt mạng.

Người dân ở thành phố Quảng Châu cũng đã phải trải qua mùa hè dài nhất lịch sử với 240 ngày ghi nhận nhiệt độ trên 20 độ C, phá vỡ kỷ lục 234 ngày vào năm 1994.

Năm 2024 cũng chứng kiến những trận lũ lụt chết người ở Tây Ban Nha và Kenya, nhiều siêu bão đổ bộ vào Mỹ và Philippines, cũng như hạn hán nghiêm trọng và cháy rừng xảy ra ở Nam Mỹ.

Theo báo cáo của Công ty bảo hiểm Swiss Re có trụ sở tại Zurich (Thụy Sĩ), các thảm họa tự nhiên đã gây nên một khoản thiệt hại khổng lồ lên đến 310 tỉ USD cho nền kinh tế toàn cầu trong năm qua.

Ngày 31-12, trong thông điệp cuối năm, Liên hợp quốc cho biết nhiều khả năng năm 2024 sẽ trở thành năm nóng kỷ lục của nhân loại.

Toàn cầu nóng lên có thể buộc nhân loại vẽ lại bản đồ thế giới

77% trong số 380 chuyên gia khí hậu hàng đầu thế giới gần như tuyệt vọng khi cho rằng thế giới sẽ nóng hơn 2,5 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng muốn Cần Thơ tiên phong về khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định ngoài "bộ tứ trụ cột" là các nghị quyết của Bộ Chính trị, sắp tới còn các nghị quyết về giáo dục và đào tạo, y tế, văn hóa, sẽ có đường lối tương đối hoàn chỉnh để phát triển đất nước.

Thủ tướng muốn Cần Thơ tiên phong về khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

Động đất mạnh 3,3 độ ở Măng Đen, Quảng Ngãi

Tại xã Măng Đen, tỉnh Quảng Ngãi vừa xảy ra một trận động đất mạnh 3,3 độ (độ lớn M). Hiện Trung tâm Báo tin động đất và Cảnh báo sóng thần đang tiếp tục theo dõi trận động đất này.

Động đất mạnh 3,3 độ ở Măng Đen, Quảng Ngãi

Phát hiện mạng lưới sông cổ dài 15.000km trên sao Hỏa

Nguồn nước hình thành nên mạng lưới sông trên sao Hỏa nhiều khả năng là từ mưa liên tục.

Phát hiện mạng lưới sông cổ dài 15.000km trên sao Hỏa

Rùa biển xanh trong Sách đỏ về đẻ trứng ở Hòn Cau

Ngày 11-7, Ban quản lý Khu bảo tồn biển Hòn Cau phát hiện ổ trứng rùa biển xanh, tín hiệu đáng mừng cho công tác bảo tồn loài động vật quý hiếm đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.

Rùa biển xanh trong Sách đỏ về đẻ trứng ở Hòn Cau

Cực Trái đất dịch chuyển vì các đập nước trên thế giới

Trong 200 năm qua, con người đã âm thầm tác động lên các cực của Trái đất khi xây dựng hàng ngàn đập nước trên khắp thế giới, khiến các cực này dịch chuyển hơn 1m.

Cực Trái đất dịch chuyển vì các đập nước trên thế giới

Không chỉ người, tinh tinh cũng ‘đu trend thời trang'

Tinh tinh tại khu bảo tồn ở châu Phi đã phát triển 'xu hướng thời trang' bằng cách cắm cọng cỏ hay que cây nhỏ vào lỗ tai.

Không chỉ người, tinh tinh cũng ‘đu trend thời trang'
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar