08/11/2024 13:57 GMT+7
Trở lại chủ đề

Năm 2024 là năm nóng nhất từ trước tới nay

Năm 2024 cũng là năm đầu tiên ghi nhận nhiệt độ toàn cầu đạt mức tăng hơn 1,5 độ C so với mức trung bình thời kỳ tiền công nghiệp.

Năm 2024 là năm nóng nhất từ trước tới nay - Ảnh 1.

Các quan chức Ấn Độ cho biết nước này vừa trải qua đợt nắng nóng dài nhất từng được ghi nhận vào mùa hè này - Ảnh: AFP

Trái đất đang ở vào thời điểm nóng lên ở cấp độ chưa từng có tiền lệ, với năm 2024 gần như chắc chắn sẽ trở thành năm nắng nóng nhất trong lịch sử, vượt mốc ghi nhận vào năm 2023.

Đây là thông tin cập nhật được Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) công bố ngày 7-11, ngay trước thềm Hội nghị lần thứ 29 các bên tham gia Công ước khung của Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu (COP29) diễn ra từ ngày 11 đến 22-11 tại Baku, Azerbaijan.

Cùng ngày Cơ quan Biến đổi khí hậu Copernicus (C3S) của Liên minh châu Âu (EU) công bố báo cáo cho biết từ tháng 1 đến tháng 10 năm nay, nhiệt độ trung bình toàn cầu đã tăng cao đến mức khiến năm 2024 gần như chắc chắn sẽ "xô đổ" các kỷ lục nhiệt độ trước đó trừ khi nhiệt độ trung bình trong 2 tháng còn lại của năm đều phải xuống gần bằng 0.

Ngoài ra 2024 cũng là năm đầu tiên ghi nhận nhiệt độ toàn cầu đạt mức tăng hơn 1,5 độ C so với mức trung bình thời kỳ tiền công nghiệp.

Cũng trong ngày 7-11, Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Gutteres đã gửi thông điệp qua video tới Hội nghị thanh niên về Biến đổi khí hậu toàn cầu lần thứ 19 của Liên Hiệp Quốc (COY19). 

Ông cho rằng nhân loại đang thiêu đốt Trái đất và phải trả giá; đồng thời nhấn mạnh vai trò then chốt của thanh niên trong hành động chống biến đổi khí hậu.

Các nước cần hành động trước cuộc khủng hoảng khí hậu

Chương trình Môi trường Liên Hiệp Quốc (UNEP) công bố báo cáo cho biết các quốc gia trên toàn thế giới phải tăng cường hành động để giải quyết cuộc khủng hoảng khí hậu, bao gồm tài trợ thích ứng với biến đổi khí hậu có mục tiêu, xây dựng năng lực và chuyển giao công nghệ.

Theo Giám đốc điều hành UNEP Inger Andersen, việc không tăng cường các biện pháp thích ứng đã làm suy yếu các phản ứng trước những cú sốc khí hậu, gây tổn hại đến sinh kế của những nhóm dân số nghèo và dễ bị tổn thương.

Do đó việc có nguồn tài trợ lớn và hiệu quả cho các nỗ lực thích ứng theo hướng công bằng và bình đẳng đang trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Đồng thời việc tài trợ cho hoạt động thích ứng với biến đổi khí hậu nên mang tính dự đoán và chiến lược hơn là theo hướng ứng phó, khắc phục hậu quả.

Đại dương nóng lên 'bóp nghẹt' rạn san hô lớn nhất thế giới

Nhiệt độ nước biển xung quanh rạn san hô Great Barrier của Úc đã tăng lên mức cao nhất trong 400 năm qua, khiến các chuyên gia lo ngại nguy cơ đe dọa sự tồn tại của rạn san hô lớn nhất thế giới này.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Hàng trăm ngàn bài báo khoa học bị phát hiện do AI viết

Nghiên cứu mới gây chấn động giới học thuật khi tiết lộ hàng trăm nghìn bài báo khoa học có thể do AI viết toàn bộ hoặc một phần.

Hàng trăm ngàn bài báo khoa học bị phát hiện do AI viết

'Phép màu không khí' ở Bắc Kinh, từ thủ đô ô nhiễm thành nơi chia sẻ kinh nghiệm

Bắc Kinh đã cải thiện đáng kể chất lượng không khí nhờ nhiều sáng kiến. Thái Lan cũng đang học hỏi kinh nghiệm từ Trung Quốc.

'Phép màu không khí' ở Bắc Kinh, từ thủ đô ô nhiễm thành nơi chia sẻ kinh nghiệm

Cần Thơ muốn hợp tác để ứng dụng AI vào cải cách thủ tục hành chính

Cần Thơ muốn hợp tác với GenAI Fund để ứng dụng AI vào cải cách thủ tục hành chính, đặc biệt là tổng đài 24/7 để tương tác với người dân.

Cần Thơ muốn hợp tác để ứng dụng AI vào cải cách thủ tục hành chính

New York ghi nhận hơn 60 vụ UFO trong nửa đầu năm nay

Bang New York ghi nhận 66 vụ UFO nửa đầu năm 2025, nhiều vật thể có hình dáng, di chuyển bất thường khắp thành thị lẫn nông thôn.

New York ghi nhận hơn 60 vụ UFO trong nửa đầu năm nay

Hổ trắng Ngộ Không ở Thảo cầm viên Sài Gòn chết vì bệnh

Sau 10 năm được nuôi dưỡng tại Thảo cầm viên Sài Gòn, hổ trắng có tên Ngộ Không đã mất do bệnh.

Hổ trắng Ngộ Không ở Thảo cầm viên Sài Gòn chết vì bệnh

Hoa sen nở từ hạt giống 1.400 năm tuổi

Những ngày này, hàng ngàn đóa sen đang nở rộ tại thành phố Gyōda, tỉnh Saitama, Nhật Bản. Điều đặc biệt là nhiều hoa sen trong số đó mọc lên từ những hạt giống có niên đại lên đến 1.400 năm.

Hoa sen nở từ hạt giống 1.400 năm tuổi
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar