28/01/2025 09:02 GMT+7
Trở lại chủ đề

Tết trong cung đình xưa ra sao? Trò đánh đu ngày Tết có từ thời Trần?

Sách 'Tết chốn vàng son' của nhà báo Lê Tiên Long tập hợp nhiều bài viết giải mã cách vua nước Việt đón Tết, ăn Tết cổ truyền như thế nào; triều đình có những nghi lễ gì, tổ chức ra sao...

Tết trong cung đình xưa ra sao? Trò đánh đu ngày Tết có từ thời Trần? - Ảnh 1.

Sách Tết chốn vàng son của nhà báo Lê Tiên Long cung cấp nhiều thông tin về cách vua nước Việt ăn Tết

Tết chốn vàng son gồm 35 câu chuyện với 2 phần chính: Cung đình chuẩn bị đón Tết và vua quan ăn Tết.

Theo nhà văn, nhà báo Yên Ba, đây là cuốn sách viết về phong vị vàng son một thuở của cha ông ta trong những ngày Tết đến xuân về. 

Phạm vi nội dung của Tết chốn vàng son giới hạn trong chốn cung đình, nơi các vị vua thực hiện các nghi lễ tế trời đất, rồi tổ chức ăn Tết, đón xuân, ban thưởng, duyệt binh, tập trận, cày ruộng đầu xuân...

Những nghi lễ trong cung đình Việt ngày Tết

Trong phần đầu quyển sách, Lê Tiên Long nói về những nghi lễ trong cung đình Việt ngày Tết; lịch nghỉ Tết của triều Nguyễn; chuyện dùng ấn "Hoàng đế chi bảo"; cây nêu trong cung đình ngày Tết; vua ban thưởng cho quần thần ăn Tết...

Theo tác giả, vào ngày Tết, vua nước Việt sẽ thực hiện những nghi lễ quan trọng như: thờ cúng tổ tiên, tế Trời (tế Giao), tế Xã Tắc (thần Đất và thần Nông) vào dịp đầu xuân. 

Nói về nghi thức cúng tổ tiên của các vua Việt, Lê Tiên Long cho biết: 

"Vào thời Trần, nghi lễ này được Lê Tắc kể lại trong An Nam chí lược là: sáng mùng một Tết, các vua Trần thường đến cung Trường Xuân, hướng về các lăng tổ tiên ở phủ Thiên Trường phía nam làm lễ vọng bái. 

Thời Hậu Lê cũng giống thời Trần, quê hương của các vua chủ yếu ở Lam Sơn, Thanh Hóa nên vua thường chỉ về cúng tế phần mộ tổ tiên lúc thư nhàn, còn ngày Tết, vua làm lễ vọng từ kinh thành.

Sang đến thời Lê trung hưng, trong các ngày Tết, các vua Lê thực hiện nghi lễ cúng bái tổ tiên ngay tại điện Kính Thiên, rồi mới tiến hành nhận nghi thức chúc thọ của hoàng tộc và trăm quan. 

Điện Kính Thiên ở thời Lê sơ vốn là nơi vua thiết Đại triều. Đến thời Lê trung hưng, thực quyền nằm trong tay các chúa Trịnh nên nghi lễ Đại triều không còn nữa, điện chuyển thành nơi các vua Lê thờ cúng tổ tiên. 

Trong những ngày Tết, Thái miếu, nơi thờ các vị vua trước và tổ tiên vua Lê Thái Tổ, cũng luôn đỏ đèn với các nghi lễ thờ phụng".

Ngoài ra, theo Lê Tiên Long vào mùa xuân, các vị quân chủ của những nước thuộc nền văn minh nông nghiệp như nước Việt còn thực hiện nghi lễ cày ruộng Tịch điền để khuyến khích nhân dân chăm lo sản xuất. 

Tết trong cung đình xưa ra sao? Trò đánh đu ngày Tết có từ thời Trần? - Ảnh 2.

Tranh minh họa bìa sách Tết chốn vàng son

Thú chơi trong cung đình ngày Tết

Với phần Vua quan ăn Tết, Lê Tiên Long viết cụ thể hơn về những nếp sống, thú chơi Tết trong cung đình Việt qua các bài viết: lễ Chính Đán của các vị vua Việt; âm nhạc cung đình ngày Tết; dâng ngọc, lụa cúng trời đất trong lễ tế Giao; vua Gia Long ăn Tết ở Thăng Long; chén trà đầu xuân của vua chúa, thường dân...

Qua nghiên cứu từ tư liệu chắt lọc trong sử sách, Lê Tiên Long kể ra rất nhiều thú chơi Tết của vua chúa, dân gian ngày xưa như: tổ chức lễ đua thuyền, xem đấu voi, hát xướng, chọi trâu, gà...

Ví dụ, cung đình triều Nguyễn có các trò chơi ngày Tết khá phong phú như: tổ chức diễn tuồng, đốt pháo bông cho dân chúng xem. Trong cung và các gia đình quan lại, quý tộc ở Huế còn phổ biến các trò chơi xăm hường; đầu hồ; bài vụ...

Hay một trò chơi dân gian từ thời Trần vẫn còn lưu truyền đến ngày nay là trò đánh đu. Theo sử sách, nhân dân châu Hóa (vùng Thừa Thiên ngày nay) có tục cứ đến mùa xuân sẽ tụ họp đánh đu.

Tết trong cung đình xưa ra sao? Trò đánh đu ngày Tết có từ thời Trần? - Ảnh 3.

Nhà báo Lê Tiên Long, tác giả sách Tết chốn vàng son

Lê Tiên Long là cây viết chuyên viết bài về mảng văn hóa, lịch sử Việt cho nhiều tờ báo... Từ việc đam mê lịch sử từ thuở nhỏ, anh đi tìm kiếm và tập hợp những thông tin thú vị qua các bộ sử đã xuất bản để viết sách.

Để viết Tết chốn vàng son, anh tham khảo nhiều tác phẩm sử nổi tiếng đi trước như: Khâm định Việt sử thông giám cương mục, Đại Nam thực lục...

Trước đó, Lê Tiên Long đã ra mắt cuốn Vua chúa Việt và những điều chưa biết tái hiện công cuộc trị vì, đời sống của các bậc vua chúa Việt qua nhiều triều đại lịch sử khác nhau.

Tết trong cung đình xưa ra sao? Trò đánh đu ngày Tết có từ thời Trần? - Ảnh 4.

Khám phá những điều thú vị về vua chúa Việt

Sách Vua chúa Việt và những điều chưa biết tập hợp các bài viết ngắn của nhà báo Lê Tiên Long, tái hiện công cuộc trị vì, đời sống của các bậc vua chúa Việt qua nhiều triều đại lịch sử khác nhau.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Hơn 15 triệu người Việt Nam được chiêm bái xá lợi Phật

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi cho biết có hơn 15 triệu người dân đến chiêm bái xá lợi tại 9 địa điểm khác nhau ở nhiều tỉnh, thành khắp Việt Nam.

Hơn 15 triệu người Việt Nam được chiêm bái xá lợi Phật

Diễn viên Bí mật ở Cheong Dam Dong Lee Seo Yi qua đời ở tuổi 43

Lee Seo Yi, nữ diễn viên nổi tiếng qua Bí mật ở Cheong Dam Dong, đột ngột qua đời ở tuổi 43. Nguyên nhân cái chết của cô vẫn chưa được tiết lộ.

Diễn viên Bí mật ở Cheong Dam Dong Lee Seo Yi qua đời ở tuổi 43

Jim Shooter, tổng biên tập huyền thoại của Marvel Comics, qua đời

Theo Forbes, Jim Shooter - người từng dẫn dắt Marvel Comics bước vào thời kỳ đỉnh cao về sáng tạo lẫn thương mại trong vai trò tổng biên tập những năm 1980, vừa qua đời ở tuổi 73 sau thời gian dài chống chọi căn bệnh ung thư thực quản.

Jim Shooter, tổng biên tập huyền thoại của Marvel Comics, qua đời

Món Hàn Quốc gà hầm sâm, canh cá chạch, canh sườn bò bổ dưỡng chống nóng mùa hè

Thay vì ăn đồ mát lạnh, vào những ngày hè oi nồng, người Hàn Quốc lại thường ăn những món canh nóng hổi với quan niệm 'lấy nhiệt trị nhiệt'.

Món Hàn Quốc gà hầm sâm, canh cá chạch, canh sườn bò bổ dưỡng chống nóng mùa hè

Chủ tịch Nguyễn Văn Được thỉnh chuông hòa bình cầu quốc thái dân an ở chùa Vĩnh Nghiêm

Theo Giác Ngộ Online, sáng 1-7, nghi lễ thỉnh chuông hòa bình cầu quốc thái dân an truyền thống nhân ngày đầu tiên vận hành mô hình chính quyền địa phương hai cấp diễn ra tại chùa Vĩnh Nghiêm (TP.HCM).

Chủ tịch Nguyễn Văn Được thỉnh chuông hòa bình cầu quốc thái dân an ở chùa Vĩnh Nghiêm

Lãnh đạo TP.HCM dâng hương, dâng hoa tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh

Cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh là tấm gương sáng về phẩm chất của người cộng sản tận trung với nước, tận hiếu với dân.

Lãnh đạo TP.HCM dâng hương, dâng hoa tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar