23/03/2024 10:40 GMT+7
Trở lại chủ đề

Tạo ra loại 'keo' mới giúp bịt kín màng não sau phẫu thuật

Một nhóm các bác sĩ phẫu thuật thần kinh học và kỹ sư sinh học Mỹ đã chế tạo ra loại 'keo' đặc biệt dùng cho các ca phẫu thuật mở màng não.

Nhóm nghiên cứu hy vọng sẽ sớm ứng dụng loại keo mới trong các ca phẫu thuật não - Ảnh minh họa: AFP

Nhóm nghiên cứu hy vọng sẽ sớm ứng dụng loại keo mới trong các ca phẫu thuật não - Ảnh minh họa: AFP

Theo trang IFLScience ngày 22-3, trong 10 năm tìm kiếm phương pháp mới ứng dụng trong điều trị mô bị tổn thương, một nhóm do giáo sư David Mooney - làm việc tại Viện Wyss về kỹ thuật lấy cảm hứng từ sinh học (Đại học Harvard, Mỹ), đã chú ý đến chất nhầy của ốc sên Dusky Arion.

Loài ốc sên này tiết ra loại chất nhầy đặc biệt bám dính trên bề mặt vật thể để tránh sự truy đuổi của kẻ săn mồi. Dựa vào gợi ý này, nhóm đã tạo ra một loại hydrogel làm từ hai loại polymer kết hợp với một lớp kết dính có chứa chitosan (chất liệu làm vỏ ngoài của động vật có vỏ cứng) và đặt tên là Tough Adhesive.

Sau khi biết về Tough Adhesive, bác sĩ phẫu thuật thần kinh Kyle Wu và đồng nghiệp đã nghĩ rằng chất kết dính này là thứ cần thiết cho các bác sĩ trong phẫu thuật màng não, đặc biệt là bịt kín lại màng cứng sau phẫu thuật.

Màng não gồm ba phần là màng cứng, màng nhện và màng mềm phía trong cùng. Bản thân màng cứng khá dày và cứng, giống như lớp sáp trên phô mai hay một loại màng bọc nhựa sinh học. 

Các lựa chọn thông thường trong phẫu thuật màng não không dễ thực hiện, chủ yếu do chất kết dính hoạt động kém trong môi trường ẩm ướt.

Bịt kín màng não sau phẫu thuật là một công việc khó khăn - Ảnh: SEAS/MIT/Wyss

Bịt kín màng não sau phẫu thuật là một công việc khó khăn - Ảnh: SEAS/MIT/Wyss

Bằng cách kết hợp chuyên môn của mình, nhóm gồm các bác sĩ phẫu thuật thần kinh học và kỹ sư sinh học chế tạo ra Tough Adhesive đã tạo ra một phiên bản chất kết dính mới gọi là Dural Tough Adhesive (DTA).

Họ đã thử nghiệm DTA trên tế bào có nguồn gốc từ con người và trên các mô hình động vật, nghiên cứu tính hiệu quả của chất kết dính này trong não chuột và tủy sống lợn. Trong một loạt thử nghiệm, DTA đã chứng minh nó hiệu quả hơn các loại chất kết dính hiện có.

Nhóm nghiên cứu hy vọng với kết quả nghiên cứu tích cực như trên, DTA sẽ sớm có thể sẵn sàng để được sử dụng trong các cuộc phẫu thuật trong thế giới thực.

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Science Translational Medicine ngày 20-3.

Tạo ra vật liệu mới 'tan biến' ngay khi tiếp xúc với nắng

TTO - Một chất phụ gia cảm quang được các nhà nghiên cứu quân sự Mỹ cho vào polyme đã tạo ra vật liệu tan thành nước và bốc hơi ngay khi tiếp xúc với ánh nắng. Vật liệu mới này sẽ được ứng dụng trong quân sự, khoa học, xây dựng.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Quầng Mặt trời liên tục xuất hiện có bất thường?

Những ngày qua, quầng Mặt trời (hào quang Mặt trời) xuất hiện ở các tỉnh phía Bắc, Trung, Nam, mới đây nhất là tại Hà Nội trưa 15-5.

Quầng Mặt trời liên tục xuất hiện có bất thường?

Máy quay hé lộ sinh vật bí ẩn có 24 xúc tu dưới đáy biển

Một sinh vật bí ẩn có 24 xúc tu vừa được máy quay phát hiện nằm sâu dưới đáy biển.

Máy quay hé lộ sinh vật bí ẩn có 24 xúc tu dưới đáy biển

Lần đầu chụp được ảnh cực quang trên sao Hỏa

Lần đầu tiên cực quang được ghi nhận từ bề mặt của một hành tinh không phải Trái đất: sao Hỏa.

Lần đầu chụp được ảnh cực quang trên sao Hỏa

Làm việc quá giờ có thể gây biến đổi cấu trúc não

Các nhà khoa học cảnh báo làm việc quá giờ có thể dẫn đến những thay đổi trong cấu trúc não, ảnh hưởng đến khả năng ghi nhớ, tư duy và sức khỏe tâm thần.

Làm việc quá giờ có thể gây biến đổi cấu trúc não

Tại sao con người uống kháng sinh lại khiến sông ô nhiễm?

Được công bố trên tạp chí PNAS Nexus, đây là nghiên cứu đầu tiên ước tính quy mô ô nhiễm sông ngòi toàn cầu từ việc sử dụng kháng sinh của con người.

Tại sao con người uống kháng sinh lại khiến sông ô nhiễm?

Xuất hiện hào quang vây quanh Mặt trời ở Quảng Ngãi

Trưa 14-5, hiện tượng vầng hào quang mặt trời (halo mặt trời) xuất hiện trên bầu trời Quảng Ngãi, kéo dài khoảng 90 phút.

Xuất hiện hào quang vây quanh Mặt trời ở Quảng Ngãi
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar