15/02/2024 13:38 GMT+7
Trở lại chủ đề

Từ Trái đất, bác sĩ thực hiện ca phẫu thuật trên trạm vũ trụ quốc tế

Ca phẫu thuật từ xa đầu tiên trên trạm vũ trụ quốc tế kéo dài khoảng 2 giờ với 6 bác sĩ phẫu thuật vận hành robot được trang bị camera và 2 cánh tay.

Trong tương lai, robot có thể thực hiện các ca mổ ở những địa điểm xa xôi, bao gồm cả không gian - Ảnh: Virtual Incision

Trong tương lai, robot có thể thực hiện các ca mổ ở những địa điểm xa xôi, bao gồm cả không gian - Ảnh: Virtual Incision

Vào cuối tuần qua, các bác sĩ phẫu thuật ở Trái đất đã điều khiển từ xa một robot nhỏ trên Trạm vũ trụ quốc tế (ISS), thực hiện ca phẫu thuật đầu tiên như vậy trên quỹ đạo, cho dù chỉ là thử nghiệm trên các mô mô phỏng làm từ cao su.

Robot tham gia cuộc thử nghiệm này, được gọi là SpaceMIRA, do nhà sản xuất công nghệ y tế Virtual Incision (VIC) và Đại học Nebraska (Mỹ) phát triển.

Robot được đặt trong một chiếc hộp nhỏ gọn có kích thước bằng lò vi sóng và được đưa lên ISS vào cuối tháng 1 năm nay thông qua một tên lửa đẩy SpaceX. Vào ngày 8-2 vừa qua, phi hành gia Loral O'Hara của Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) - người có mặt trên ISS từ tháng 9 năm ngoái - đã lắp đặt robot này.

Ca phẫu thuật thử nghiệm được tiến hành vào ngày 10-2 từ trụ sở chính của Virtual Incision ở thành phố Lincoln, bang Nebraska. Thời gian phẫu thuật kéo dài khoảng 2 giờ với 6 bác sĩ phẫu thuật vận hành robot được trang bị camera và 2 cánh tay.

Virtual Incision cho biết cuộc phẫu thuật này thử nghiệm các kỹ thuật phẫu thuật tiêu chuẩn như nắm, thao tác và cắt mô. Mô mô phỏng được tạo thành từ các dây cao su.

Khó khăn chính là độ trễ thời gian - khoảng 0,85 giây - giữa trung tâm điều hành trên Trái đất và ISS. Đối với thí nghiệm đối chứng, quá trình tương tự sẽ được thực hiện với cùng các thiết bị, nhưng trên Trái đất.

Trong một video được chia sẻ có thể thấy một cánh tay robot được trang bị kìm đang nắm chặt và kéo căng dải băng, trong khi cánh tay còn lại được trang bị kéo thực hiện một vết cắt - mô phỏng quá trình phẫu thuật.

Virtual Incision nhấn mạnh ca phẫu thuật đặc biệt này được tất cả các bác sĩ phẫu thuật và nhà nghiên cứu coi là một thành công lớn và gần như không có trục trặc nào, cho thấy một bước tiến mới phát triển kỹ thuật phẫu thuật không gian.

Phương pháp này có thể hữu ích đối với các trường hợp cấp cứu y tế trong những hành trình khám phá không gian có người lái kéo dài nhiều năm, chẳng hạn như tới sao Hỏa. Thậm chí, phương pháp này còn có thể được sử dụng để phát triển các kỹ thuật phẫu thuật điều khiển từ xa trên Trái đất, nhằm phục vụ các khu vực hẻo lánh.

NASA, đơn vị hỗ trợ một phần tài chính cho dự án, cho biết với các sứ mệnh không gian có thời gian dài hơn, nhu cầu chăm sóc khẩn cấp có thể tăng lên, bao gồm các hoạt động điều trị y tế từ khâu vết rách đơn giản đến các phẫu thuật phức tạp hơn.

Hơn 1.800 người được phẫu thuật robot thành công tại Bệnh viện Bình Dân

Trải qua 6 năm (2016-2022), tổng số trường hợp người bệnh được phẫu thuật robot tại Bệnh viện Bình Dân là hơn 1.800 người, tăng 1,67 lần.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Loài khỉ thông minh bỗng thích bắt cóc con loài khỉ khác, chuyện gì xảy ra?

Các nhà khoa học phát hiện loài khỉ Capuchin mặt trắng bắt cóc con loài khỉ khác và vẫn chưa thể giải mã được hành vi này.

Loài khỉ thông minh bỗng thích bắt cóc con loài khỉ khác, chuyện gì xảy ra?

Đo lại độ dài sông sâu nhất thế giới, phát hiện dài hơn 1.000km so với trước

Một nhà khoa học Trung Quốc vừa sử dụng công nghệ vệ tinh để đo lại độ dài của con sông sâu nhất thế giới - sông Congo ở châu Phi, và phát hiện nó dài hơn nhiều so với các số liệu trước đó.

Đo lại độ dài sông sâu nhất thế giới, phát hiện dài hơn 1.000km so với trước

TP.HCM đưa ra 14 bài toán lớn về khoa học, công nghệ năm 2025

Các bài toán lớn được tổng hợp từ những nhu cầu thiết yếu của các sở, ban, ngành trên địa bàn TP.HCM, cần ứng dụng khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

TP.HCM đưa ra 14 bài toán lớn về khoa học, công nghệ năm 2025

Chủ tịch Nguyễn Văn Được làm trưởng Ban Chỉ đạo phát triển khoa học, công nghệ

UBND TP.HCM vừa thành lập Ban Chỉ đạo của UBND TP.HCM về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và đề án 06 do Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Văn Được làm trưởng ban chỉ đạo.

Chủ tịch Nguyễn Văn Được làm trưởng Ban Chỉ đạo phát triển khoa học, công nghệ

Mây ngũ sắc kỳ thú xuất hiện trên bầu trời Hà Nội

Sau cơn mưa trước giờ tan tầm, bầu trời phía tây Hà Nội xuất hiện đám mây ngũ sắc khổng lồ với hình thù kỳ thú.

Mây ngũ sắc kỳ thú xuất hiện trên bầu trời Hà Nội

Phát hiện siêu vi khuẩn trong bệnh viện ăn nhựa y tế, trở nên nguy hiểm hơn

Nghiên cứu mới cho thấy siêu vi khuẩn Pseudomonas aeruginosa có thể phát triển mạnh trong môi trường vô trùng bằng cách ăn nhựa y tế.

Phát hiện siêu vi khuẩn trong bệnh viện ăn nhựa y tế, trở nên nguy hiểm hơn
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar