08/06/2025 14:21 GMT+7
Trở lại chủ đề

Sự thật về loạt bài gây sốc của Tổng thống Trump về tỉ phú Elon Musk

Nhiều hình ảnh được cho là bài đăng của ông Trump đang được lan truyền chóng mặt trên mạng xã hội. Tuy nhiên ít nhất 2 bài đăng, một bài nói ông Musk “luôn phê ketamine”, và một bài nói ông Musk “chào kiểu Đức Quốc xã”, đã được xác nhận là tin giả.

Elon Musk - Ảnh 1.

Ảnh chụp màn hình bài đăng cáo buộc "ông Elon Musk phê ketamine" của Tổng thống Mỹ Donald Trump được lan truyền trên mạng xã hội, đạt hơn 1 triệu lượt xem và hàng chục ngàn lượt tương tác - Ảnh: AFP

Trong bối cảnh mối quan hệ giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và tỉ phú Elon Musk rạn nứt sau cuộc khẩu chiến ngày 5-6, một số hình ảnh chụp màn hình các bài đăng của ông Trump trên mạng xã hội Truth Social đang gây bão dư luận.

Cụ thể theo Hãng tin AFP, một bài đăng cáo buộc ông Musk “lúc nào cũng phê ketamine” và “không đáng tin”. Thậm chí, bài đăng này còn chế giễu: “Hắn muốn lên sao Hỏa, sao không về lại châu Phi đi?”.

Ketamine là một loại thuốc gây mê, ban đầu được phát triển để sử dụng trong y khoa, đặc biệt trong phẫu thuật và thú y. Những năm gần đây, ketamine còn được nghiên cứu và sử dụng trong điều trị trầm cảm.

Tuy nhiên, do đặc tính gây ảo giác và ảnh hưởng mạnh đến hệ thần kinh, ketamine cũng bị lạm dụng như một loại ma túy, có thể gây nghiện và dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Tại nhiều quốc gia, bao gồm Mỹ, ketamine được xếp vào danh mục thuốc được kiểm soát chặt chẽ.

Ngoài ra, trang chuyên kiểm chứng tin tức Leads Stories cũng cho biết có một bài viết khác gây chú ý - do tài khoản @TylerDurden đăng tải trên X - có nội dung “Elon Musk chào kiểu Đức Quốc xã”.

Elon Musk - Ảnh 2.

Ảnh chụp màn hình bài đăng của ông Trump cho rằng ông Musk chào kiểu Đức Quốc xã do tài khoản @TylerDurden chia sẻ trên X - Ảnh: LEAD STORIES

Kiểu chào Đức Quốc xã (Nazi salute) là động tác giơ tay phải thẳng ra phía trước, được sử dụng trong Đức Quốc xã để thể hiện lòng trung thành với nhà độc tài Adolf Hitler. Sau Thế chiến II, kiểu chào này trở thành biểu tượng của chủ nghĩa phát xít và bị cấm ở nhiều nước.

Vì thế, việc một nhân vật nổi tiếng như ông Musk sử dụng cử chỉ này sẽ gây tranh cãi và bị lên án mạnh mẽ trong bối cảnh hiện tại.

Do đó, các thông tin trên nhanh chóng gây rúng động dư luận và được chia sẻ rộng rãi khắp các nền tảng, khi trước đó ông Musk từng bị chỉ trích vì có nhiều phát ngôn và hành động gây tranh cãi.

Tuy nhiên qua điều tra của AFP và Lead Stories, cả hai ảnh chụp màn hình trên đều không có thật, hoàn toàn là bịa đặt.

Hãng tin AFP đã liên hệ với Nhà Trắng để xác thực bài đăng cáo buộc “ông Musk phê ketamine” và nhận được phản hồi ảnh chụp màn hình trên là giả mạo. Nhà Trắng khẳng định ông Trump chưa từng đăng bài viết như vậy.

Lead Stories cũng rà soát từ khóa “Nazi salute” trên các tài khoản chính thức của ông Trump nhưng cũng không tìm thấy bất kỳ thông tin và bằng chứng xác thực nào.

Đồng thời qua công cụ tìm kiếm, các bài đăng này cũng không xuất hiện trên các tài khoản Truth Social của ông Trump, chứng tỏ những hình ảnh được lan truyền trên mạng đã qua chỉnh sửa và không phải là sự thật.

Đây không phải là lần đầu ông Trump trở thành nạn nhân của các bài đăng giả mạo trên mạng xã hội. Lead Stories và AFP từng nhiều lần xác minh và bác bỏ nhiều bài viết tương tự như trên, đồng thời cảnh báo người dùng mạng xã hội cần kiểm tra kỹ nguồn tin, không chia sẻ nội dung chưa được xác minh rõ ràng.

Theo Hãng tin AFP, thông tin “ông Elon Musk luôn phê ketamine” được cho là sự thổi phồng từ một tin tức vào năm 2024 do báo New York Times đăng tải. Khi đó, báo New York Times đưa tin ông Musk từng lạm dụng ketamine trong giai đoạn này đến mức gặp vấn đề về bàng quang - điều mà ông Musk đã lên tiếng phủ nhận.

Trước đó, ông Musk từng thừa nhận mình thật sự sử dụng ketamine theo đơn thuốc chữa trầm cảm của bác sĩ, khẳng định mình chỉ “dùng một lượng nhỏ”. Dù vậy, có nhiều nguồn tin cho rằng ông sử dụng rất thường xuyên như thông tin của báo New York Times.

Bức ảnh chụp ông Trump cùng tỉ phú ‘ấu dâm’ Epstein gây sốt sau bài đăng của ông Musk

Một bức ảnh chụp Tổng thống Mỹ Donald Trump và tỉ phú 'ấu dâm' Jeffrey Epstein năm 1997 vừa được "đào mộ" lại sau khi tỉ phú Elon Musk tuyên bố ông Trump có tên trong hồ sơ vụ án của ông Epstein.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Lan truyền video tin giả Meghan Markle bị bắt

Video lan truyền tin Meghan Markle bị bắt và Công chúa Anne lên tiếng, nhưng nội dung này hoàn toàn không đúng sự thật.

Lan truyền video tin giả Meghan Markle bị bắt

Ảnh lan truyền vụ rơi máy bay Nga hôm 24-7 thực chất từ tai nạn năm 2010

Bức ảnh lan truyền được cho là hiện trường vụ rơi máy bay Nga ngày 24-7 thực chất là hình ảnh từ vụ Air India ở Ấn Độ năm 2010.

Ảnh lan truyền vụ rơi máy bay Nga hôm 24-7 thực chất từ tai nạn năm 2010

Tin giả về chương trình trợ cấp 50.000 RM của Malaysia tràn lan trên mạng

Mạng xã hội đang lan truyền tin chính phủ Malaysia trợ cấp 50.000 RM cho bất cứ ai đăng ký. Tuy nhiên đây là tin giả.

Tin giả về chương trình trợ cấp 50.000 RM của Malaysia tràn lan trên mạng

Ông Hun Sen bác tin rời Campuchia đến Trung Quốc, nói đang tham gia chỉ huy quân đội

Chủ tịch Thượng viện Campuchia Hun Sen bác bỏ thông tin trên một tờ báo Thái Lan nói rằng ông đã bay tới Trung Quốc trong ngày 24-7.

Ông Hun Sen bác tin rời Campuchia đến Trung Quốc, nói đang tham gia chỉ huy quân đội

Giả mạo VTV tổ chức 'Duyệt binh nhí' nhằm thu thập thông tin cá nhân

Những ngày gần đây, mạng xã hội xuất hiện một tài khoản Facebook giả mạo, lan truyền thông tin về chương trình “Duyệt binh nhí mừng Quốc khánh” được cho là do Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) tổ chức. Tuy nhiên, VTV đã chính thức lên tiếng bác bỏ.

Giả mạo VTV tổ chức 'Duyệt binh nhí' nhằm thu thập thông tin cá nhân

Có thật nước ép bí đỏ giúp chữa ung thư?

Không có bằng chứng đáng tin cậy nào cho thấy nước ép bí đỏ có thể tiêu diệt tế bào ung thư.

Có thật nước ép bí đỏ giúp chữa ung thư?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar