07/06/2025 18:33 GMT+7

Cựu cố vấn của ông Trump kêu gọi điều tra ông Elon Musk từng nhập cư bất hợp pháp

Trên mạng lan truyền tin đồn rằng tỉ phú Elon Musk từng nhập cư trái phép vào Mỹ khi còn trẻ. Sự việc xuất hiện giữa lúc mối quan hệ giữa ông và cựu tổng thống Donald Trump ngày càng căng thẳng. Nhưng liệu điều này có thật?

Elon Musk - Ảnh 1.

Ông Steve Bannon (trái) kêu gọi chính quyền Mỹ điều tra tình trạng nhập cư của tỉ phú Elon Musk (phải) - Ảnh: X/@RpsAgainstTrump

Gần đây, những thông tin nghi vấn tỉ phú Elon Musk từng nhập cư trái phép vào Mỹ bất ngờ lan rộng trở lại, giữa lúc mối quan hệ giữa ông và Tổng thống Mỹ Donald Trump rơi vào căng thẳng.

Cựu cố vấn cấp cao Nhà Trắng kêu gọi điều tra, trục xuất

Ngày 5-6, ông Steve Bannon - cựu cố vấn cấp cao của ông Trump - kêu gọi chính phủ điều tra tình trạng nhập cư của ông Elon Musk. Ông cho rằng ông Elon là “người nhập cư bất hợp pháp” và nên “bị trục xuất ngay lập tức”.

Tuyên bố này nhanh chóng được lan truyền trên mạng xã hội, thu hút hàng triệu lượt xem và bình luận, nhất là trong bối cảnh mối quan hệ căng thẳng giữa ông Trump và ông Elon Musk.

Trước đó vào năm 2013, ông Kimbal Musk - anh trai của Elon - từng phát biểu: “Chúng tôi là người nhập cư bất hợp pháp”. Ông Elon Musk khi đó phản bác, cho rằng đó là “vùng xám pháp lý”.

Đến năm 2021, ông Kimbal nói ông không có giấy tờ hợp pháp khi cùng Elon bắt đầu khởi nghiệp với Công ty Zip2. Nhưng ông Elon khẳng định mình có visa sinh viên làm việc, đồng thời thừa nhận visa này sẽ hết hạn sau 2 năm và ông không đi học theo kế hoạch ban đầu.

Qua điều tra của tổ chức kiểm chứng tin tức Snopes, hiện vẫn chưa có bằng chứng xác thực nào cho thấy ông Elon Musk là người nhập cư trái phép vì tại Mỹ, hồ sơ nhập cư không được công khai.

Tuy nhiên, cũng chưa có tài liệu công khai nào chứng minh chi tiết ông Elon luôn tuân thủ đúng quy định nhập cư - nhất là giai đoạn đầu trước năm 2002 khi ông chưa có quốc tịch Mỹ.

Snopes đã liên hệ với Hãng xe điện Tesla - công ty do ông Musk lãnh đạo - để xin câu trả lời và sẽ cập nhật khi nhận được phản hồi.

Tranh cãi xung quanh visa thời đi học của ông Musk

Cựu cố vấn của ông Trump kêu gọi điều tra ông Elon Musk từng nhập cư bất hợp pháp - Ảnh 3.

Việc ông Elon Musk làm việc cho start-up Zip2 khi đang giữ visa sinh viên mà không theo học gây nhiều tranh cãi về tính pháp lý - Ảnh: GETTY IMAGES

Dù vậy, dư luận vẫn tranh cãi về việc ông Elon Musk làm việc cho start-up Zip2 trong khi đang giữ visa sinh viên nhưng lại không theo học. Điều này có thể vi phạm quy định của loại visa này.

Cụ thể, luật Mỹ quy định người có visa sinh viên chỉ được làm việc trong điều kiện nhất định. Nếu ông Elon Musk thời điểm đó không học tiếp mà lại làm công ty riêng, có thể ông đã vi phạm luật lao động nếu chưa chuyển đổi visa.

Một bài điều tra của báo Washington Post năm 2024 cho biết vào thời điểm sáng lập Zip2, ông Musk không có quyền làm việc hợp pháp.

Một tài liệu khác của năm 2005 cho thấy ông Musk cũng từng thừa nhận ông đăng ký học ở Đại học Stanford là để có visa, “có quyền hợp pháp ở lại Mỹ”.

Ông Derek Proudian, thành viên hội đồng Công ty Zip2, cũng kể lại vào thời điểm đó, tình trạng nhập cư của anh em nhà Musk “không hợp lệ” để điều hành doanh nghiệp hợp pháp tại Mỹ.

Một số chuyên gia di trú nói nếu một người tham gia bất kỳ hoạt động nào tạo ra doanh thu mà không có giấy phép lao động hợp lệ, người đó có thể vi phạm luật nhập cư.

Tuy nhiên, ông Elon Musk khẳng định ông "không được trả lương" trong thời gian điều hành start-up Zip2. Tổ chức Snopes cũng đánh giá đây là "vùng xám pháp lý", bởi chưa rõ việc "không nhận lương" có được xem là "lao động" theo luật nhập cư Mỹ hay không.

Ngoài ra vào năm 2024, ông Musk viết trên nền tảng X ông từng sở hữu visa J-1 (dành cho chương trình trao đổi học thuật), sau đó chuyển sang visa H-1B (visa lao động chuyên môn).

Dù vậy hồ sơ nhập cư ở Mỹ không được công khai, nên không ai có thể kiểm tra được chính xác thông tin trên. Đồng thời các mốc thời gian ông chuyển đổi visa và bản chất công việc khi ông là sinh viên cũng còn mơ hồ, không thể xác thực.

Con trai ông Trump ví việc từ bỏ làm ăn của gia đình giống như sự hy sinh của quân nhân Mỹ

Gần đây mạng xã hội dậy sóng trước phát ngôn gây tranh cãi của con trai cả ông Trump khi anh này so sánh việc gia đình mình từ bỏ các hợp đồng kinh doanh quốc tế với sự hy sinh của quân nhân Mỹ. Theo các chuyên gia kiểm chứng, phát ngôn này là thật.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Lan truyền video tin giả Meghan Markle bị bắt

Video lan truyền tin Meghan Markle bị bắt và Công chúa Anne lên tiếng, nhưng nội dung này hoàn toàn không đúng sự thật.

Lan truyền video tin giả Meghan Markle bị bắt

Ảnh lan truyền vụ rơi máy bay Nga hôm 24-7 thực chất từ tai nạn năm 2010

Bức ảnh lan truyền được cho là hiện trường vụ rơi máy bay Nga ngày 24-7 thực chất là hình ảnh từ vụ Air India ở Ấn Độ năm 2010.

Ảnh lan truyền vụ rơi máy bay Nga hôm 24-7 thực chất từ tai nạn năm 2010

Tin giả về chương trình trợ cấp 50.000 RM của Malaysia tràn lan trên mạng

Mạng xã hội đang lan truyền tin chính phủ Malaysia trợ cấp 50.000 RM cho bất cứ ai đăng ký. Tuy nhiên đây là tin giả.

Tin giả về chương trình trợ cấp 50.000 RM của Malaysia tràn lan trên mạng

Ông Hun Sen bác tin rời Campuchia đến Trung Quốc, nói đang tham gia chỉ huy quân đội

Chủ tịch Thượng viện Campuchia Hun Sen bác bỏ thông tin trên một tờ báo Thái Lan nói rằng ông đã bay tới Trung Quốc trong ngày 24-7.

Ông Hun Sen bác tin rời Campuchia đến Trung Quốc, nói đang tham gia chỉ huy quân đội

Giả mạo VTV tổ chức 'Duyệt binh nhí' nhằm thu thập thông tin cá nhân

Những ngày gần đây, mạng xã hội xuất hiện một tài khoản Facebook giả mạo, lan truyền thông tin về chương trình “Duyệt binh nhí mừng Quốc khánh” được cho là do Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) tổ chức. Tuy nhiên, VTV đã chính thức lên tiếng bác bỏ.

Giả mạo VTV tổ chức 'Duyệt binh nhí' nhằm thu thập thông tin cá nhân

Có thật nước ép bí đỏ giúp chữa ung thư?

Không có bằng chứng đáng tin cậy nào cho thấy nước ép bí đỏ có thể tiêu diệt tế bào ung thư.

Có thật nước ép bí đỏ giúp chữa ung thư?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar