09/02/2025 19:26 GMT+7

Siêu đề án 355km metro tại TP.HCM: Chính phủ trình gì lên Quốc hội?

Các cơ chế, chính sách đặc biệt chính là tiền đề, nền tảng để hai thành phố lớn nhất của cả nước bắt đầu cuộc cách mạng xây dựng mạng lưới metro.

Siêu đề án 355km metro tại TP.HCM: Chính phủ đề xuất gì lên Quốc hội? - Ảnh 2.

Người dân xếp hàng đông nghịt ở cửa soát vé, ke ga Bến Thành để đi metro số 1 ngày 1-1 - Ảnh: CHÂU TUẤN

Chính phủ vừa có tờ trình đề nghị bổ sung dự thảo nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt để phát triển hệ thống mạng lưới đường sắt đô thị tại TP Hà Nội và TP.HCM (gọi tắt là đề án metro).

Giải quyết "điểm nghẽn" thể chế để làm nhanh metro

Tại tờ trình, Chính phủ nêu hiện nay trên thế giới đã có hơn 200 thành phố xây dựng hệ thống đường sắt đô thị. Thực tiễn cho thấy, các thành phố lớn trên thế giới đều ưu tiên phát triển đường sắt đô thị để đáp ứng nhu cầu vận tải hành khách đô thị, coi đây là giải pháp căn cơ để giải bài toán ùn tắc, ô nhiễm môi trường, tai nạn giao thông.

Trong khi đó, TP Hà Nội và TP.HCM đã khởi công xây dựng đường sắt đô thị từ năm 2007, tuy nhiên tiến độ triển khai chậm, không đáp ứng được nhu cầu vận tải. Qua đánh giá cho thấy quá trình triển khai thực hiện gặp nhiều khó khăn, vướng mắc về cơ chế, chính sách, đặc biệt là các quy định về trình tự, thủ tục đầu tư, huy động nguồn lực và tổ chức thực hiện.

Theo Chính phủ, TP Hà Nội và TP.HCM là hai đô thị lớn, đầu tàu kinh tế và tạo sức lan tỏa cho cả nước. Vì vậy việc đẩy mạnh đầu tư, đưa vào vận hành, khai thác đồng bộ, đồng loạt hệ thống đường sắt đô thị ở thời điểm hiện tại là rất cần thiết.

Hiện nay, kinh tế của hai thành phố đều liên tục tăng trưởng nên nguồn lực đầu tư đồng bộ, nhanh chóng các tuyến metro không còn quá khó khăn.

Tuy nhiên, cần phải có cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt để giải quyết "điểm nghẽn" về thể chế, nhằm góp phần thực hiện mục tiêu đầu tư hoàn thành mạng lưới đường sắt đô thị tại hai thành phố.

Về nội dung cơ bản, dự thảo nghị quyết quy phạm hóa 6 nhóm chính sách đặc thù, đặc biệt. Bao gồm các nhóm chính sách về huy động nguồn vốn; trình tự, thủ tục thực hiện đầu tư; phát triển đô thị theo mô hình TOD; phát triển công nghiệp đường sắt, chuyển giao công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực; chính sách vật liệu xây dựng và bãi đổ thải và các quy định áp dụng riêng cho TP.HCM.

Chi tiết, như đối với nhóm chính sách 1 về huy động nguồn vốn, với mục tiêu tập trung huy động nguồn vốn để đầu tư hệ thống metro; linh hoạt trong công tác bố trí vốn, bảo đảm đáp ứng tiến độ thực hiện dự án; thực hiện trước một số nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư. Nhóm chính sách có quy định việc cân đối, bố trí kế hoạch đầu tư công trung hạn, hằng năm vốn ngân sách trung ương bổ sung có mục tiêu cho ngân sách địa phương, sử dụng nguồn tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách trung ương và địa phương, trách nhiệm bố trí vốn của ngân sách địa phương; bố trí vốn qua các kỳ kế hoạch đầu tư công trung hạn…

Nhóm chính sách 2 về trình tự, thủ tục thực hiện đầu tư quy định các nội dung đặc thù về lập, thẩm định, quyết định đầu tư dự án, quyết định điều chỉnh dự án; áp dụng định mức, đơn giá; áp dụng hình thức chỉ định thầu; thanh toán vốn đầu tư, tách nội dung bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, thu hồi đất; thẩm định và quản lý dự án...

Mục tiêu sẽ rút ngắn tiến độ triển khai dự án từ giai đoạn chuẩn bị dự án; phân cấp, phân quyền trong công tác thẩm định và phê duyệt dự án; tháo gỡ các vướng mắc về định mức, đơn giá xây dựng; rút ngắn thời gian tổ chức lựa chọn nhà thầu; tạo cơ chế linh hoạt về nguồn vốn thanh toán.

TP.HCM có kế hoạch khởi công các tuyến trong đề án vào năm 2027

Siêu đề án 355km metro tại TP.HCM: Chính phủ đề xuất gì lên Quốc hội? - Ảnh 2.

Mạng lưới metro TP.HCM theo quy hoạch - Sơ đồ: Sở GTVT TP.HCM

Theo đề án metro, TP.HCM sẽ đầu tư đồng loạt và hoàn thành 7 tuyến metro với tổng chiều dài 355km đến năm 2035.

Cụ thể, tuyến số 1 là trục xuyên tâm nối tây sang đông qua khu vực trung tâm; kết nối trọng điểm phát triển mới Vĩnh Lộc (phía tây) và khu công nghệ cao, khu làng đại học (phía đông).

Tuyến số 2 là trục tây bắc sang đông qua trung tâm, kết nối khu trọng điểm phát triển Thủ Thiêm (phía đông) đến trọng điểm phát triển tây bắc.

Tuyến số 3 là trục xuyên tâm nối tây sang đông bắc, kết nối trọng điểm Tân Kiên (phía tây) sang trọng điểm Linh Trung (phía đông bắc).

Tuyến số 4 là trục xuyên tâm nối bắc sang nam, kết nối trọng điểm phát triển Phú Trung, Tân Thới Hiệp, Tân Nhị, Tân Thạnh Đông (phía bắc) với khu đô thị lấn biển Cần Giờ (phía nam).

Tuyến số 5 là tuyến bán vành khuyên nối nam sang đông, kết nối trọng điểm phát triển Hưng Long (phía nam) đến trọng điểm phát triển Trường Thọ (phía đông).

Tuyến số 6 là tuyến vành đai kết nối tất cả các tuyến xuyên tâm, liên kết các khu trọng điểm phát triển từ nhiều hướng của TP.

Còn tuyến số 7 là tuyến xuyên tâm nối tây nam sang đông, kết nối trọng điểm phát triển Tân Kiên (phía tây) đi qua trung tâm mới khu vực Thủ Thiêm, Thanh Đa đến trọng điểm phát triển Trường Thọ (phía đông).

Sơ bộ tổng mức đầu tư giai đoạn này khoảng 40,21 tỉ USD. Khi hoàn thành, mạng lưới các tuyến này sẽ dự kiến đảm bảo vận tải hành khách công cộng đạt 40-50% nhu cầu đi lại của người dân.

Theo lộ trình, sau khi được Quốc hội ban hành nghị quyết, năm 2025 TP sẽ lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi để chấp thuận chủ trương đầu tư toàn bộ 7 tuyến. Công tác giải phóng mặt bằng sẽ được thực hiện từ năm 2026 - 2029. Các tuyến metro sẽ bắt đầu được khởi công vào năm 2027.

"Thời gian triển khai để đầu tư xây dựng khoảng 10 năm với mục tiêu hoàn thành khoảng 355km, đây là thời gian rất ngắn so với thời gian triển khai đầu tư xây dựng các tuyến đường sắt đô thị hiện nay.

Tuy nhiên, với quyết tâm chính trị mạnh mẽ của các cấp, các ngành từ trung ương tới địa phương cùng với 6 nhóm cơ chế, chính sách, việc đạt được mục tiêu đến năm 2035 là hoàn toàn khả thi", đề án metro TP.HCM nêu.

Với giai đoạn từ 2036 - 2045, TP.HCM sẽ tiếp tục xây dựng và hoàn thành thêm 3 tuyến metro với tổng chiều dài khoảng 155km để hoàn thiện mạng lưới theo quy hoạch.

Quy mô đầu tư metro tại TP Hà Nội

Theo quy hoạch, mạng lưới metro tại TP Hà Nội gồm 15 tuyến với tổng chiều dài hơn 616,9km. Hiện TP đã đưa vào khai thác tuyến số 2A (đoạn Cát Linh - Hà Đông, dài 13km) và tuyến số 3 trên cao (đoạn Nhổn - Cầu Giấy, dài 8,5km).

Theo đề án, TP Hà Nội sẽ hoàn thành đầu tư xây dựng 10 tuyến metro trong giai đoạn từ nay đến năm 2035 với tổng chiều dài khoảng 410km. Giai đoạn tiếp theo (2036 - 2045), TP Hà Nội sẽ đầu tư, hoàn thành đầu tư xây dựng thêm 5 tuyến khoảng 200,7km.

Thường trực Chính phủ: TP.HCM, Hà Nội chuẩn bị đề án metro công phu, chất lượng

Văn phòng Chính phủ vừa có kết luận của Thường trực Chính phủ về đề án phát triển hệ thống mạng lưới đường sắt đô thị tại TP Hà Nội và TP.HCM đến năm 2035 (gọi tắt là đề án metro).

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Việt Nam là nước đầu tiên trên thế giới sản xuất thành công giống cá cam đắt giá

Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I nghiên cứu sinh sản thành công cá cam. Đây là loài cá được ưa chuộng tại Nhật Bản, dùng để chế biến sashimi, sushi và có giá thương phẩm khoảng 1 triệu đồng/kg.

Việt Nam là nước đầu tiên trên thế giới sản xuất thành công giống cá cam đắt giá

Thủ tướng: Trình nghị quyết của Quốc hội về Trung tâm tài chính quốc tế ngay kỳ họp này

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu hệ thống chính sách của Trung tâm tài chính quốc tế phải đột phá, vượt trội để thuyết phục được nhà đầu tư từ Trung Đông, Trung Quốc, ASEAN, Mỹ, châu Âu…

Thủ tướng: Trình nghị quyết của Quốc hội về Trung tâm tài chính quốc tế ngay kỳ họp này

Việt Nam có bến du thuyền quốc tế đầu tiên ở Nha Trang

Sau thời gian hoạt động thử nghiệm, bến du thuyền quốc tế Ana Marina Nha Trang (TP Nha Trang, Khánh Hòa) chính thức được cấp mã cảng quốc tế và trở thành bến du thuyền quốc tế đầu tiên tại Việt Nam.

Việt Nam có bến du thuyền quốc tế đầu tiên ở Nha Trang

Giá vàng thế giới bật tăng trở lại

Giá vàng thế giới đã bật tăng trở lại khi kết thúc phiên giao dịch cuối tuần vào hôm nay 10-5 do đồng USD đi xuống. Giá vàng miếng SJC đang cao hơn giá vàng thế giới đến 17,2 triệu đồng/lượng.

Giá vàng thế giới bật tăng trở lại

Hợp tác công tư làm đường kết nối sân bay Gia Bình với Hà Nội quy mô 40.300 tỉ đồng

Sân bay Gia Bình sẽ vừa phục vụ quốc phòng, an ninh vừa khai thác dân sự, phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời xây dựng trung tâm logistics tại khu vực sân bay.

Hợp tác công tư làm đường kết nối sân bay Gia Bình với Hà Nội quy mô 40.300 tỉ đồng

13.149 ô tô cầm cố ở F88, hé lộ thu nhập nhân viên chuỗi cầm đồ lớn nhất nước

Công ty cổ phần đầu tư F88 chuẩn bị niêm yết trên sàn UpCOM. Nhiều thông tin tài chính được chuỗi cầm đồ lớn nhất cả nước này minh bạch tại báo cáo tài chính đã kiểm toán năm 2024.

13.149 ô tô cầm cố ở F88, hé lộ thu nhập nhân viên chuỗi cầm đồ lớn nhất nước
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar