24/07/2015 15:38 GMT+7

Sẽ trả lại màu sơn như năm 1997 cho Nhà hát lớn Hà Nội

V.V.TUÂN
V.V.TUÂN

TTO - Sáng 24-7, trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Phan Đình Tân, Chánh Văn phòng Bộ VH-TT&DL, cho biết Bộ đã yêu cầu ban quản lý Nhà hát lớn Hà Nội phải sử dụng màu sơn như năm 1997 cho nhà hát.

Giàn giáo đã được dựng lại ở mặt trước nhà hát từ sáng ngày 24-7 - Ảnh Vũ Viết Tuân

Ông Tân gửi lời cám ơn của Bộ VH-TT&DL đến dư luận, các nhà chuyên môn, báo chí đã quan tâm đến những thay đổi của một công trình văn hóa quốc gia. Nhưng ông cho rằng sự bức xúc của những người quan tâm đến màu sơn Nhà hát lớn hơi vội, bởi nước sơn mà mọi người nhìn thấy hiện nay ở Nhà hát lớn chưa phải là nước sơn cuối cùng.

“Nước sơn cũ của Nhà hát lớn là căn cứ vào màu sơn của đợt trùng tu năm 1997 đã được các nhà nghiên cứu, nhà văn hóa, các kiến trúc sư lựa chọn. Cho nên màu vàng hiện nay so với màu cũ bị rực rỡ hơn nên không phải là màu chuẩn. Bộ VH-TT&DL đã chỉ đạo ban quản lý nhà hát lớn phải lấy màu sơn chuẩn cuối cùng của công trình này là màu sơn năm 1997”, ông Phan Đình Tân cho biết.

Trả lời câu hỏi của PV, trước khi tiến hành sơn lại Nhà hát lớn, ban quản lý Nhà hát lớn để xin phép Bộ VH-TT&DL hay chưa? Ông Tân trả lời: “Để chuẩn bị cho việc sơn lại Nhà hát lớn Hà Nội, ban quản lý nhà hát đã có báo cáo gửi Bộ VH-TT&DL và được lãnh đạo Bộ phê duyệt. Nhà hát lớn trực thuộc Bộ quản lý, cho nên Bộ là cấp có đủ thẩm quyền để phê duyệt chuyện này. Nguồn kinh phí để sơn lại Nhà hát lớn được trích từ nguồn chi thường xuyên từ ngân sách cùng với nguồn vốn tự chủ của Nhà hát lớn”.

Giải đáp ý kiến của Sở VH-TT&DL TP Hà Nội nói rằng khi sơn lại Nhà hát lớn, ban quản lý nhà hát chưa tham vấn ý kiến của Sở VH-TT&DL, ông Phan Đình Tân khẳng định: “Đây là công trình trực thuộc Bộ VH-TT&DL quản lý, chứ không như công trình Bưu điện TP.HCM do Sở VH-TT&DL TP.HCM quản lý. Dù nhà hát nằm trên địa bàn TP Hà Nội, nhưng đây không phải là đợt trùng tu tôn tạo lớn, mà chỉ là sửa chữa nhỏ định kỳ và sơn lại, không làm ảnh hưởng đến xung quanh nên ban quản lý nhà hát không cần phải tham vấn ý kiến của Sở VH-TT&DL TP Hà Nội”.

Ông Tân cũng cho biết việc sơn lại nhà hát lớn Hà Nội là để hướng tới ngày kỷ niệm 70 năm Cách mạng tháng Tám thành công và Quốc khánh 2-9 và 70 năm thành lập ngành Văn hóa thể thao, du lịch. Việc sơn Nhà hát lớn dự kiến sẽ xong trước ngày 28-8.

Theo ghi nhận của PV, từ sáng 24-7, mặt trước Nhà hát lớn Hà Nội bắt đầu được công nhân sơn phủ một lớp sơn trắng lên trên màu sơn vàng gây xôn xao dư luận vừa qua. Mặt trước Nhà hát đã được công nhân dựng giàn giáo trở lại để tiếp tục sơn. Một số hạng mục mặt trước nhà hát đã được phủ màu sơn trắng.

Công nhân đang phủ lớp sơn trắng lên màu sơn vàng gây xôn xao dư luận vừa qua - Ảnh: Vũ Viết Tuân
V.V.TUÂN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bingsu, món đá bào tráng miệng đốn tim người Hàn mỗi dịp hè

Giữa cái nóng oi ả của mùa hè, không gì dễ chịu hơn việc nhâm nhi một tô bingsu, món đá bào mịn màng phủ đầy các loại topping bắt mắt với hương vị ngọt ngào, mát lạnh.

Bingsu, món đá bào tráng miệng đốn tim người Hàn mỗi dịp hè

Diễn viên Thiên long bát bộ Ngô Bác Quân qua đời

Diễn viên TVB kỳ cựu Ngô Bác Quân, từng góp mặt trong Thiên long bát bộ, qua đời ở tuổi 69 sau 7 năm chiến đấu với bệnh nan y.

Diễn viên Thiên long bát bộ Ngô Bác Quân qua đời

Đọc tiểu thuyết đầu tay của tác giả Không gia đình

'Về với gia đình', tiểu thuyết đầu tay của nhà văn Hector Malot vừa tái ngộ bạn đọc Việt, dịch giả Lê Đình Chi chuyển ngữ toàn văn từ nguyên bản tiếng Pháp.

Đọc tiểu thuyết đầu tay của tác giả Không gia đình

Elvis Phương tưởng nhớ Kiều Nga, người em gái ông thương yêu nhất

Giọng ca gạo cội Elvis Phương có bài đăng xúc động tưởng nhớ người em gái mới qua đời, 'nữ hoàng nhạc new wave' Kiều Nga.

Elvis Phương tưởng nhớ Kiều Nga, người em gái ông thương yêu nhất

Sân khấu TP.HCM không nên sa đà vào giải trí đơn thuần

Theo Chủ tịch Hội Sân khấu TP.HCM Trần Ngọc Giàu, nếu chỉ quanh quẩn trong dòng kịch hài - giải trí đơn thuần thì sân khấu TP.HCM sẽ không đủ chiều sâu để chạm vào những vấn đề lớn của xã hội.

Sân khấu TP.HCM không nên sa đà vào giải trí đơn thuần

Đại địa chấn kinh tế

'Đại địa chấn kinh tế' dẫn ta đi qua 10 cuộc khủng hoảng tài chính tàn khốc của thế giới, từ cuộc Đại sụp đổ 1929, khủng hoảng tiền tệ ở Mỹ Latinh, châu Âu cho đến khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 hay những chấn động của đại dịch COVID-19.

Đại địa chấn kinh tế
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar