24/07/2015 09:28 GMT+7

Nhà hát lớn Hà Nội: “Sơn thử nghiệm” hay “sơn lót” đều sai

VŨ VIẾT TUÂN ghi
VŨ VIẾT TUÂN ghi

TT - Dư luận vẫn chưa cảm thấy thỏa đáng với câu trả lời từ ban quản lý nhà hát và cơ quan chức năng xung quanh việc Nhà hát lớn Hà Nội đang được khoác chiếc áo mới màu vàng chóe.

Mặt tường hai bên Nhà hát lớn Hà Nội đang được sơn lại - Ảnh: V.V.Tuân

Trả lời Tuổi Trẻ, ông Trần Đình Thành - phó cục trưởng Cục Di sản văn hóa (Bộ VH-TT&DL) - giải thích màu sơn hiện tại mặt trước Nhà hát lớn Hà Nội mới chỉ là màu sơn thử nghiệm. Còn bà Nguyễn Thị Minh Nguyệt - giám đốc ban quản lý Nhà hát lớn Hà Nội - giải thích với cách dùng từ khác là nhà hát mới được sơn nước đầu, và còn phải sơn tiếp một vài nước mới hoàn thành.

Tuy nhiên, các kiến trúc sư cho rằng cả hai cách giải thích trên đều không thuyết phục.

* KTS PHẠM THANH TÙNG (chánh văn phòng Hội Kiến trúc sư VN):

Không được mang di sản ra thử nghiệm!

Sau khi báo chí và dư luận phản ánh, tôi đã qua Nhà hát lớn Hà Nội và thấy màu vàng hiện tại ở mặt trước nhà hát sẫm quá so với màu trước đây. Bà Nguyễn Thị Minh Nguyệt giải thích màu sơn hiện tại ở mặt trước nhà hát lớn mới chỉ là sơn lót, sơn nước đầu. Nhưng quan điểm của tôi về kỹ thuật là khi sơn lót thì người ta thường sơn màu trung tính, nhẹ như màu trắng, sau đó mới sơn màu đã chọn và phải sơn ít nhất hai lần. Còn nói màu sơn hiện tại của Nhà hát lớn là sơn lót thì đó chỉ là cách bào chữa, chống chế. Hiện nay khoa học công nghệ cho phép việc tính toán màu sơn chuẩn ngay trên máy tính trước khi thực hiện việc sơn trên công trình kiến trúc thật.

Còn nếu giải thích như Cục Di sản văn hóa đó là màu sơn thử nghiệm thì cũng không hợp lý. Bởi khi sơn thử nghiệm người ta chỉ sơn một mảng nhỏ, không ai dùng cả một mặt tiền Nhà hát lớn để sơn thử nghiệm. Nếu muốn thử nghiệm thì thử nghiệm chỗ khác, chứ không thể mang một di sản gắn với nhiều sự kiện lịch sử như Nhà hát lớn ra làm thử nghiệm.

Với công trình lớn như thế này, các kiến trúc sư có thể dùng kỹ thuật 3D chiếu, đưa màu sơn vào để có thể kiểm tra được màu sơn mà mình dự định sử dụng. Hơn nữa, sau đợt trùng tu năm 1994-1997 đã tìm được màu sắc phù hợp rồi, không có lý gì lần này sơn lại Nhà hát lớn phải thử nghiệm các màu sơn khác nhau nữa cả.

* KTS - họa sĩ LÝ TRỰC DŨNG (giám đốc Công ty Buffalo Architects):

Chống chế vô trách nhiệm

Cả hai cách giải thích màu sơn hiện tại của Nhà hát lớn Hà Nội là sơn lót, sơn nước đầu hay sơn thử nghiệm cũng đều là sự chống chế vô trách nhiệm.

Về nguyên tắc khi sơn lót, người ta dùng sơn có màu trắng chứ không ai dùng sơn màu hoàn thiện như vậy. Nên nếu giải thích màu sơn vàng chóe của Nhà hát lớn là sơn lót thì hoàn toàn sai và người phát ngôn đó không hiểu gì về kỹ thuật sơn công trình. Thông thường sơn công trình người ta phải sơn hai hoặc thậm chí ba nước mới đều màu. Nhưng những nước sơn sau phải cùng chủng loại và mã màu sơn như nước đầu. Có nghĩa là sơn nước đầu màu vàng thì tất cả nước sau đều phải màu vàng. Chứ không thể dùng màu vàng nhạt hơn ở nước sơn sau để phủ lên màu vàng chói hiện nay được. Nói như thế là ngụy biện.

Cũng vậy, không ai đi sơn toàn bộ một công trình lớn, quá tiêu biểu ở VN như Nhà hát lớn Hà Nội rồi nói đó là sơn thử nghiệm. Nói như vậy thế giới họ cười cho là VN mình ném tiền qua cửa sổ.

Xin được nhắc lại: Để có một màu sắc sang trọng, quý phái như Nhà hát lớn đã có trong lần trùng tu cách đây 18 năm, các kiến trúc sư có uy tín như Hồ Thiệu Trị, Hoàng Đạo Kính… đã nghiên cứu rất kỹ lưỡng, được hội đồng trùng tu, tôn tạo Nhà hát lớn thông qua và màu sắc của Nhà hát lớn Hà Nội sau khi trùng tu đã được chính lãnh đạo Việt Nam và Pháp lúc bấy giờ là Thủ tướng Võ Văn Kiệt và Tổng thống Pháp Mitterrand ca ngợi.

Nhà hát lớn phải tham vấn ý kiến của Sở VH-TT&DL TP Hà Nội

Đáp lại ý kiến của ông Trần Đình Thành cho rằng căn cứ theo thông tư 18/2012/TT-BVHTTDL về “Quy định chi tiết một số quy định về bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích” thì việc sơn lại Nhà hát lớn - di tích lịch sử và kiến trúc quốc gia - thuộc thẩm quyền của ban quản lý Nhà hát lớn thực hiện, chiều 23-7 trả lời Tuổi Trẻ, ông Trương Minh Tiến, phó giám đốc Sở VH-TT&DL TP Hà Nội, khẳng định: “Theo quy định của Luật di sản văn hóa, Nhà hát lớn Hà Nội được công nhận là di tích quốc gia, do Bộ VH-TT&DL quản lý, nhưng nằm trên địa bàn thủ đô Hà Nội nên khi tu sửa phải tham vấn ý kiến của Sở VH-TT&DL TP Hà Nội. Nhưng đến thời điểm này, Sở VH-TT&DL Hà Nội không nhận được đề nghị nào của ban quản lý Nhà hát lớn về việc sơn lại”.

VŨ VIẾT TUÂN ghi

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bingsu, món đá bào tráng miệng đốn tim người Hàn mỗi dịp hè

Giữa cái nóng oi ả của mùa hè, không gì dễ chịu hơn việc nhâm nhi một tô bingsu, món đá bào mịn màng phủ đầy các loại topping bắt mắt với hương vị ngọt ngào, mát lạnh.

Bingsu, món đá bào tráng miệng đốn tim người Hàn mỗi dịp hè

Diễn viên Thiên long bát bộ Ngô Bác Quân qua đời

Diễn viên TVB kỳ cựu Ngô Bác Quân, từng góp mặt trong Thiên long bát bộ, qua đời ở tuổi 69 sau 7 năm chiến đấu với bệnh nan y.

Diễn viên Thiên long bát bộ Ngô Bác Quân qua đời

Đọc tiểu thuyết đầu tay của tác giả Không gia đình

'Về với gia đình', tiểu thuyết đầu tay của nhà văn Hector Malot vừa tái ngộ bạn đọc Việt, dịch giả Lê Đình Chi chuyển ngữ toàn văn từ nguyên bản tiếng Pháp.

Đọc tiểu thuyết đầu tay của tác giả Không gia đình

Elvis Phương tưởng nhớ Kiều Nga, người em gái ông thương yêu nhất

Giọng ca gạo cội Elvis Phương có bài đăng xúc động tưởng nhớ người em gái mới qua đời, 'nữ hoàng nhạc new wave' Kiều Nga.

Elvis Phương tưởng nhớ Kiều Nga, người em gái ông thương yêu nhất

Sân khấu TP.HCM không nên sa đà vào giải trí đơn thuần

Theo Chủ tịch Hội Sân khấu TP.HCM Trần Ngọc Giàu, nếu chỉ quanh quẩn trong dòng kịch hài - giải trí đơn thuần thì sân khấu TP.HCM sẽ không đủ chiều sâu để chạm vào những vấn đề lớn của xã hội.

Sân khấu TP.HCM không nên sa đà vào giải trí đơn thuần

Đại địa chấn kinh tế

'Đại địa chấn kinh tế' dẫn ta đi qua 10 cuộc khủng hoảng tài chính tàn khốc của thế giới, từ cuộc Đại sụp đổ 1929, khủng hoảng tiền tệ ở Mỹ Latinh, châu Âu cho đến khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 hay những chấn động của đại dịch COVID-19.

Đại địa chấn kinh tế
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar