19/02/2025 10:21 GMT+7
Trở lại chủ đề

Quốc hội cho TP.HCM được nới trần dư nợ lên 120% để vay vốn làm đường sắt đô thị

Sáng 19-2, Quốc hội thông qua nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt để phát triển hệ thống mạng lưới đường sắt đô thị tại Hà Nội và TP.HCM.

Quốc hội cho TP.HCM được nới trần dư nợ lên 120% để vay vốn làm đường sắt đô thị - Ảnh 1.

Quốc hội thông qua thí điểm cơ chế đặc thù về đường sắt đô thị - Ảnh: N.KH.

Với 459/459 đại biểu tán thành, nghị quyết được thông qua đã nhất trí việc cho phép Thủ tướng Chính phủ được quyết định việc bổ sung vốn cho ngân sách địa phương để thực hiện các dự án. 

Phân bổ vốn đầu tư công trung hạn cho dự án

Mức bố trí tối đa không vượt 215.350 tỉ đồng cho Hà Nội và không vượt 209.500 tỉ đồng cho TP.HCM trong các kỳ kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2026 - 2030 và 2031 - 2035. Việc phân bổ này sử dụng từ nguồn tăng thu, tiết kiệm chi và các nguồn hợp pháp khác, huy động vốn ODA, vốn vay ưu đãi... 

HĐND TP có trách nhiệm cân đối, bố trí kế hoạch đầu tư công trung hạn, hằng năm vốn ngân sách địa phương làm cơ sở quyết định đầu tư và thực hiện đầu tư các dự án thuộc danh mục. Nguồn này sẽ từ vốn vay nước ngoài, trái phiếu chính quyền địa phương, tăng thu, tiết kiệm chi và các nguồn hợp pháp khác. 

Tương tự UBND TP được quyết định bố trí vốn từ ngân sách TP trong kế hoạch đầu tư công trung hạn và kế hoạch đầu tư công hằng năm, trước khi có quyết định đầu tư để phục vụ cho dự án đường sắt đô thị, dự án đường sắt đô thị theo mô hình TOD. Bao gồm chi cho chủ đầu tư, đào tạo nguồn nân lực, quản lý dự án, dịch vụ tư vấn, bồi thường tái định cư, truyền thông...

Về trình tự thủ tục, Quốc hội cho phép dự án đường sắt đô thị, dự án đường sắt đô thị theo mô hình TOD được thực hiện ngay việc lập, thẩm định, quyết định đầu tư dự án mà không phải thực hiện thủ tục lập, thẩm định, quyết định chủ trương đầu tư và các thủ tục khác có liên quan đến quyết định chủ trương đầu tư theo quy định. 

UBND TP được tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh phương án tuyến công trình, vị trí công trình trên tuyến đường sắt đô thị, quy hoạch khu vực TOD, bảo đảm đáp ứng về hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội...

Nhiều cơ chế đặc thù cho TP.HCM

Nghị quyết được thông qua cũng có quy định riêng về các cơ chế đặc thù cho TP.HCM. Cụ thể, trong khu vực TOD, UBND TP.HCM được thu và sử dụng 100% đối với các khoản thu để phát triển hệ thống đường sắt, giao thông công cộng và hạ tầng.

Bao gồm thu từ diện tích sàn xây dựng tăng thêm của dự án xây dựng công trình dân dụng, khai thác giá trị tăng thêm từ đất trong khu vực TOD và phí cải thiện hạ tầng.

UBND TP.HCM được vay thông qua phát hành trái phiếu chính quyền địa phương, các tổ chức tài chính, vay nước ngoài, với tổng mức dư nợ vay không vượt quá 120% số thu ngân sách. HĐND TP được chủ động quyết định cụ thể nguồn vay trong nước và nguồn vay lại. 

Về vấn đề này, trước khi các đại biểu bấm nút, trong báo cáo giải trình tiếp thu, Tổng thư ký Quốc hội Lê Quang Tùng cho biết có ý kiến đề nghị xem xét lại quy định trần dư nợ vay 120%. Bởi việc nâng từ 60% lên 120% đã là một bước tăng lớn, nên nếu tiếp tục cho phép điều chỉnh thì trần dư nợ sẽ mất ý nghĩa. 

Cần có cơ chế kiểm soát để tránh rủi ro nợ công và mất cân đối ngân sách trung ương; nên một số ý kiến đề nghị cần lập kế hoạch vay nợ hợp lý, lộ trình trả nợ rõ ràng và cơ chế chia sẻ nguồn thu với trung ương để bảo đảm cân đối tài chính. 

Theo ông Tùng, tại nghị quyết 98 về cơ chế đặc thù cho TP được Quốc hội thông qua đã cho phép tổng mức dư nợ vay không vượt quá 120% số thu ngân sách. Cùng với việc Chính phủ đề xuất điều chỉnh tăng trưởng 8%, nên hạn mức vay nợ của TP còn tiếp tục tăng thêm. 

Với trường hợp vượt quá 120% thì Quốc hội xem xét, điều chỉnh tăng mức dư nợ vay phù hợp theo nhu cầu thực tế.

Chính thức trình Quốc hội cơ chế đặc thù đường sắt đô thị, có 'gói riêng' cho TP.HCM

Với sáu cơ chế đặc thù, đặc biệt phát triển đường sắt đô thị, sẽ có gói chính sách được áp dụng riêng cho TP.HCM theo đề xuất của Chính phủ.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Đề xuất làm tuyến đường sắt 900 tỉ đồng nối Dung Quất với đường sắt Bắc - Nam

Ban quản lý Khu kinh tế Dung Quất và các Khu công nghiệp Quảng Ngãi đề xuất đầu tư tuyến nhánh đường sắp nối Dung Quất với đường sắt Bắc - Nam.

Đề xuất làm tuyến đường sắt 900 tỉ đồng nối Dung Quất với đường sắt Bắc - Nam

Hợp nhất với Kon Tum, tỉnh Quảng Ngãi mới có nhiều lợi thế tăng tốc

Sau khi hợp nhất với Kon Tum, tỉnh Quảng Ngãi mới có nhiều lợi thế để phát triển, như: Khu kinh tế Dung Quất, cửa khẩu Bờ Y, dược liệu đặc hữu sâm Ngọc Linh, khu du lịch Măng Đen, đảo Lý Sơn...

Hợp nhất với Kon Tum, tỉnh Quảng Ngãi mới có nhiều lợi thế tăng tốc

Tại Nga, Vietnam Airlines công bố nối lại đường bay thẳng Hà Nội - Moscow

Vietnam Airlines vừa chính thức công bố tái khởi động đường bay thẳng Hà Nội – Moscow trong khuôn khổ chuyến thăm Liên bang Nga của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm.

Tại Nga, Vietnam Airlines công bố nối lại đường bay thẳng Hà Nội - Moscow

'Ông lớn' sân bay tính phát hành 1,4 tỉ cổ phiếu, tăng vốn điều lệ thành 35.800 tỉ đồng

Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) sẽ nâng vốn điều lệ từ 21.771 tỉ đồng lên 35.830 tỉ đồng sau khi phát hành hơn 1,4 tỉ cổ phiếu để chia cổ tức ngay trong năm 2025. Vì sao ACV tăng vốn?

'Ông lớn' sân bay tính phát hành 1,4 tỉ cổ phiếu, tăng vốn điều lệ thành 35.800 tỉ đồng

Lần đầu Việt Nam sản xuất cẩu RTG Hybrid, Tân Cảng Cát Lái chính thức vận hành

Ngày 11-5, tại cảng Tân Cảng - Cát Lái (TP.HCM), 4 cẩu RTG Hybrid đầu tiên được sản xuất tại Việt Nam đã chính thức đưa vào vận hành, đánh dấu bước tiến quan trọng trong quá trình hiện đại hóa và "xanh hóa" các cảng biển trong nước.

Lần đầu Việt Nam sản xuất cẩu RTG Hybrid, Tân Cảng Cát Lái chính thức vận hành

Nhiều doanh nghiệp Nga xem Việt Nam là thị trường ưu tiên

Nhân chuyến công tác Nga, ngày 11-5, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp một số doanh nghiệp tiêu biểu của nước này. Ông khẳng định Việt Nam hoan nghênh các doanh nghiệp Nga mở rộng hợp tác, đầu tư.

Nhiều doanh nghiệp Nga xem Việt Nam là thị trường ưu tiên
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar