20/02/2025 09:21 GMT+7
Trở lại chủ đề

Quản lý dạy thêm, học thêm: Cần giải pháp 'gốc'

Thay vì chỉ tập trung siết chặt dạy thêm, điều quan trọng là phải nhìn nhận đúng bản chất của cung - cầu trong học thêm và có các giải pháp đồng bộ để vừa hợp pháp hóa, quản lý hiệu quả vừa giảm dần nhu cầu học thêm trong tương lai.

Quản lý dạy thêm, học thêm: Cần giải pháp 'gốc' - Ảnh 1.

Nội dung dạy thêm, học thêm thu hút sự quan tâm theo dõi của bạn đọc Tuổi Trẻ - Ảnh chụp trang báo

Học thêm, dạy thêm từ lâu đã trở thành một hiện tượng phổ biến không chỉ ở Việt Nam mà còn tại nhiều quốc gia như Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản... Trong bối cảnh nền giáo dục đặt nặng thi cử và cạnh tranh, học thêm dường như trở thành một phần không thể thiếu trong quá trình học tập của học sinh.

Hợp pháp hóa dạy thêm

Trước hết cần thừa nhận rằng học thêm xuất phát từ nhu cầu thực tế của học sinh và phụ huynh, không đơn thuần là kết quả của việc giáo viên lạm dụng quyền lực để ép buộc. Học thêm có thể xuất phát từ nhiều động cơ khác nhau: học sinh yếu kém cần bổ sung kiến thức, học sinh khá giỏi muốn nâng cao để thi cử hoặc đơn giản là do áp lực từ gia đình mong muốn con em đạt thành tích tốt hơn.

Ngoài ra chính chương trình giáo dục nặng nề, phương pháp giảng dạy còn hạn chế, sĩ số lớp học đông và áp lực thi cử đã tạo ra một thị trường học thêm sôi động mà dù có cấm, thị trường này vẫn sẽ tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau như dạy kèm tại nhà, trung tâm luyện thi, dạy học online hay lớp học nhóm do giáo viên tổ chức...

Trong khi đó, dạy thêm cũng là một nhu cầu có thật của giáo viên. Với mức lương hiện tại của Nhà nước, nhiều giáo viên khó có thể trang trải cuộc sống ở đô thị nếu chỉ dựa vào thu nhập chính từ trường học. Hệ quả là một số giáo viên có thể tìm cách rời bỏ trường công lập để mở lớp học thêm tư nhân hoặc những người tốt nghiệp sư phạm nhưng không có cơ hội vào biên chế cũng tham gia thị trường dạy thêm. 

Điều này tạo ra sự cạnh tranh giữa giáo viên công lập và tư nhân, đồng thời làm cho việc cấm đoán dạy thêm trở nên thiếu thực tế bởi nhu cầu vẫn tồn tại, chỉ là dịch chuyển từ chỗ này ra chỗ kia.

Chính vì vậy, thay vì cấm đoán cứng nhắc cần có cách tiếp cận hợp lý hơn: hợp pháp hóa dạy thêm nhưng có kiểm soát theo luật pháp. Một mô hình quản lý chặt chẽ có thể giúp loại bỏ những tiêu cực trong hoạt động này mà không làm gián đoạn nhu cầu thực sự của học sinh.

Cần quy định rõ ràng về việc giáo viên công lập được phép dạy thêm nhưng không được dạy học sinh lớp mình đang phụ trách, không được ép buộc hay cắt xén nội dung giảng dạy trên lớp. Đồng thời những lớp học thêm cần được đăng ký chính thức, công khai học phí, đảm bảo không có tình trạng lạm thu hay dạy chui.

Bên cạnh đó, việc kiểm soát các trung tâm luyện thi cũng phải chặt chẽ hơn, không chỉ về chất lượng giảng dạy mà còn về nội dung chương trình, tránh tình trạng nhồi nhét kiến thức một cách máy móc theo kiểu "dạy để thi".

Giải pháp "gốc"

Tuy nhiên, hợp pháp hóa dạy thêm chỉ là một phần của giải pháp. Quan trọng hơn cả là làm sao để giảm thiểu nhu cầu học thêm về lâu dài. Điều này không thể thực hiện một sớm một chiều mà cần một chiến lược tổng thể, tác động đến cả hệ thống giáo dục từ chương trình, phương pháp giảng dạy đến chính sách tuyển sinh và thu nhập của giáo viên.

Trước hết cần tiếp tục đổi mới chương trình giáo dục theo hướng giảm tải và cá nhân hóa. Một trong những lý do khiến học sinh phải học thêm là vì chương trình chính khóa quá nặng nề không chỉ do nội dung chương trình mà còn do tài năng sư phạm của giáo viên khiến dạy học không hiệu quả, điều kiện cơ sở vật chất, quy mô lớp học và đặc biệt chính sách thi kiểm tra đánh giá.

Nếu chương trình học được thiết kế linh hoạt hơn, cho phép học sinh học theo năng lực riêng của mình thay vì áp đặt cùng một chuẩn mực cho tất cả, thì nhu cầu học thêm sẽ giảm đáng kể. 

Cùng với đó, việc ứng dụng công nghệ trong giảng dạy, xây dựng các nền tảng học tập trực tuyến miễn phí hoặc giá rẻ cũng có thể giúp học sinh tự bổ sung kiến thức mà không cần phụ thuộc vào các lớp học thêm truyền thống.

Bên cạnh đó cần có chính sách hỗ trợ học sinh ngay trong trường học, đặc biệt là những em có học lực yếu. Nếu các trường tổ chức lớp phụ đạo miễn phí hoặc giá rẻ ngay trong khuôn khổ nhà trường, học sinh sẽ không phải tìm đến học thêm bên ngoài. 

Đồng thời mô hình học nhóm, học kèm giữa các học sinh cũng có thể được khuyến khích để tạo ra môi trường hỗ trợ lẫn nhau, giảm sự phụ thuộc vào giáo viên dạy thêm.

Cuối cùng, để hạn chế tình trạng giáo viên công lập bỏ việc ra ngoài dạy thêm cần cải thiện thu nhập cho đội ngũ giáo viên. Nếu giáo viên có một mức lương đủ sống, họ sẽ không còn phải tìm đến dạy thêm như một nguồn thu nhập bắt buộc. Điều này có thể được thực hiện thông qua việc tăng lương cơ bản hoặc mở ra các cơ hội nghề nghiệp khác trong ngành giáo dục như tham gia nghiên cứu, giảng dạy trực tuyến, làm tư vấn...

Đặc biệt phụ huynh xin cũng đừng quá bận tâm vì thành tích để ép buộc con em mình học thêm gây tổn hại về sức khỏe tâm sinh lý sau này của các cháu.

Giải pháp căn cơ vẫn phải là cải cách từ gốc: giảm tải chương trình học, đổi mới phương pháp giảng dạy, thay đổi chính sách tuyển sinh và đảm bảo thu nhập cho giáo viên.

Khi những yếu tố này được cải thiện, nhu cầu học thêm sẽ tự nhiên giảm xuống, tạo ra một môi trường giáo dục lành mạnh, nơi học sinh có thể phát triển đúng với khả năng của mình mà không cần đến những lớp học thêm đắt đỏ và căng thẳng.

Đổi mới chính sách tuyển sinh

Việc thay đổi chính sách tuyển sinh cũng đóng vai trò quan trọng. Hiện nay nhu cầu học thêm phần lớn xuất phát từ áp lực thi cử, đặc biệt là vào lớp 6, lớp 10 và đại học. Nếu hệ thống tuyển sinh chỉ dựa vào một kỳ thi duy nhất, học sinh buộc phải chạy đua với nhau và phải tìm đến học thêm như một giải pháp tất yếu.

Thay vào đó có thể áp dụng các phương thức xét tuyển đa dạng hơn, kết hợp giữa điểm số, đánh giá năng lực và các tiêu chí khác như hoạt động ngoại khóa, dự án cá nhân. Khi áp lực thi cử được giảm bớt, nhu cầu học thêm cũng sẽ không còn căng thẳng như hiện nay.

Phụ huynh sốt ruột chờ thầy cô đăng ký dạy thêm

Trong khi một số thầy cô tạm ngưng dạy, tất bật lo đăng ký kinh doanh dạy thêm thì không ít phụ huynh cũng sốt ruột khi kỳ kiểm tra giữa học kỳ 2 đang đến gần.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Khuyến khích nghệ sĩ, nghệ nhân, vận động viên tổ chức hoạt động hè cho trẻ em, học sinh

Trong công điện của Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành có nội dung chỉ đạo về việc nghỉ hè, hoạt động hè năm 2025 của trẻ em, học sinh.

Khuyến khích nghệ sĩ, nghệ nhân, vận động viên tổ chức hoạt động hè cho trẻ em, học sinh

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn báo cáo Quốc hội về sách giáo khoa, dạy thêm, học thêm

Trong báo cáo gửi Quốc hội, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn thông tin nội dung liên quan quản lý dạy thêm, học thêm, sách giáo khoa.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn báo cáo Quốc hội về sách giáo khoa, dạy thêm, học thêm

Học sinh Việt Nam 'gặt' vàng tại Olympic vật lý châu Á

Đội tuyển học sinh Việt Nam dự Olympic vật lý châu Á năm 2025 giành 3 huy chương vàng, 3 huy chương bạc và 2 huy chương đồng.

Học sinh Việt Nam 'gặt' vàng tại Olympic vật lý châu Á

Học 2 buổi/ngày không thu phí: Cơ hội thay đổi, khắc phục bất cập

Việc thực hiện dạy học 2 buổi/ngày không thu phí của người học như tinh thần chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm sẽ phải bắt đầu lộ trình thế nào và thay đổi gì so với cách làm hiện thời?

Học 2 buổi/ngày không thu phí: Cơ hội thay đổi, khắc phục bất cập

Lộ đề thi môn toán, hơn 600 học sinh lớp 8 phải kiểm tra lại

Hơn 600 học sinh khối lớp 8 ở Bình Phước phải làm lại bài kiểm tra học kỳ 2 môn toán sau phi phát hiện lộ đề thi.

Lộ đề thi môn toán, hơn 600 học sinh lớp 8 phải kiểm tra lại

Nhiều giáo viên nước ngoài ở Việt Nam thiếu tôn trọng văn hóa bản địa, cần thay đổi

Chiều 10-5, diễn đàn 'Giáo dục vượt trội - Nâng niu bản sắc' do Embassy Education tổ chức đã mang đến những góc nhìn về gìn giữ, lan tỏa giá trị văn hóa Việt Nam trong môi trường quốc tế.

Nhiều giáo viên nước ngoài ở Việt Nam thiếu tôn trọng văn hóa bản địa, cần thay đổi
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar