18/02/2025 11:07 GMT+7
Trở lại chủ đề

Dạy thêm - học thêm vì lợi ích của ai?

Tôi là phụ huynh chưa từng cho con đi học thêm. Tôi cũng là người quản lý một trường học, cũng chưa từng nghĩ đến việc tổ chức dạy thêm - học thêm trong trường mình.

Dạy thêm - học thêm vì lợi ích của ai? - Ảnh 1.

Học sinh học thêm tại một điểm dạy thêm tại TP.HCM - Ảnh: NHƯ HÙNG

Không dạy thêm - học thêm với tôi là chuyện đương nhiên, vì trẻ nhỏ hiện giờ đã quá vất vả với việc học ở trường.

Trong các buổi trò chuyện với cha mẹ học sinh, tôi luôn nói: Học thêm chỉ có ý nghĩa khi được học thứ mình thích, giúp phát triển năng khiếu cá nhân của mình. Chứ học thêm chỉ để ôn luyện văn mẫu, toán dạng thì không nên chút nào.

Trẻ em bây giờ vất vả hơn cả người lớn chúng ta. Người lớn đi làm ngày 8 tiếng. Trẻ em cũng đến trường ngày 8 giờ, vậy mà tối về còn phải làm bài đến tận 22h mới xong. Nhiều bạn cuối cấp còn học đến quá nửa đêm. Vậy là bất công với trẻ nhỏ, có điều gì đó rất sai.

Điều rất sai đầu tiên là tuổi thơ cần được trải nghiệm cuộc sống thực, một cuộc sống sôi động, rộng lớn, rộn ràng và ý nghĩa, chứ không chỉ từ nhà đến trường, đến lớp học thêm rồi về nhà học tiếp hơn chục năm trời như vậy.

Điều rất sai thứ hai là sự bất công thấy rõ khi so sánh thời gian làm việc giữa trẻ em và người lớn. Trẻ em ngày nay hầu hết đều học, tức là làm việc căng thẳng, quá 8 giờ mỗi ngày. Nếu học thêm thì cuối tuần cũng không được nghỉ.

Nhưng không ai nhắc đến. Người lớn chúng ta mỗi khi phải làm thêm chỉ một giờ thôi là đã đấu tranh đòi quyền lợi, đòi tính tiền làm thêm giờ. Nhưng với trẻ là học sinh và chính con em mình thì không bao giờ nhắc đến.

Đó là sự bất công. Nhưng không ai nhắc đến. Vì sao? Vì tất cả các bên liên quan đều có quyền lợi từ việc học thêm của trẻ nhỏ.

Cha mẹ lo lắng nếu không học thêm thì sẽ không được lòng thầy cô, không hết bài vở, không có kết quả tốt, không thi được vào trường mình muốn…

Có cha mẹ cho con đi học thêm không phải là vì con, mà vì sự tiện lợi của mình trong việc quản con và dạy con. Cho con đi học thêm là vì có những ước mơ học hành mình không thực hiện được, nay muốn con thực hiện thay mình.

Cho con đi học thêm là vì thấy con nhà hàng xóm đi học thêm và thi cử có kết quả tốt hơn nên sốt ruột và sợ thua thiệt.

Cho con đi học thêm là vì lảng tránh trách nhiệm giáo dục con đúng nghĩa, khi đẩy toàn bộ trách nhiệm giáo dục con cho nhà trường và các lớp học thêm, để khi con có kết quả không tốt thì có lý do để biện minh rằng mình đã cố hết sức, đã không tiếc tiền cho con đi học.

Còn thầy cô dạy thêm thì lợi ích rõ ràng và dễ nhận thấy hơn rất nhiều, nên có động lực để duy trì việc dạy thêm - học thêm.

Dạy thêm có thêm thu nhập. Dạy thêm thì bài vở được ôn luyện kỹ, khi kiểm tra hay thi cử sẽ có kết quả tốt, mình có thành tích, lớp có thành tích, trường có thành tích.

Dạy thêm là công việc, là trách nhiệm, là nguồn sống, là giải pháp để đối phó với nỗi sợ học kém của học sinh và nỗi lo thi cử của cha mẹ.

Suy cho cùng, động lực của việc dạy thêm trên diện rộng chính là lợi ích của giáo viên chứ không phải vì lợi ích của học sinh. Nếu tách khỏi lợi ích, việc này sẽ tự nhiên chấm dứt.

Với cơ quan quản lý giáo dục, dạy thêm - học thêm tuy không mang lại lợi ích trực tiếp nhưng cũng mang lại lợi ích gián tiếp.

Dạy thêm - học thêm là giải pháp để học sinh vượt qua các kỳ thi nặng về kiểm tra kiến thức và trí nhớ, nhờ đó mà ngành giáo dục có thành tích tốt để báo cáo. Và cũng nhờ đó, các nhà quản lý giáo dục giữ được sự yên ổn cho công việc và vị trí của mình.

Dạy thêm - học thêm là giải pháp để một chương trình giáo dục còn nhiều điểm bất cập được xử lý lại và hợp lý hóa theo cách không chính thức, để cuối năm, cuối cấp tất cả đều thở phào nhẹ nhõm vì cuối cùng thì mọi chuyện cũng tạm ổn.

Dạy thêm - học thêm là nguồn thu nhập thêm, đôi khi là nguồn thu nhập chính, của một số đồng nghiệp trong ngành mà suy cho cùng cũng đều là người quen cả. Mắt nhắm mắt mở cho nhau một ngách nhỏ kiếm thêm thu nhập cũng là một cách dĩ hòa vi quý, xoa dịu quan hệ, vui vẻ cả làng.

Thế là ai cũng có lợi ích trong việc dạy thêm - học thêm, trừ trẻ nhỏ. Vì vậy, dù việc này đã được nêu ra hàng chục năm nay, thậm chí gọi là vấn nạn, mà vẫn không xử lý được.

Kết quả là gì?

Nhiều thế hệ trẻ, nối tiếp nhau, kiệt quệ trong việc học, không có thời gian để trải nghiệm. Chỉ có công thức, văn mẫu, toán dạng, những cơn thiếu ngủ và đối phó với bài vở cả ở nhà, ở trường và ở lớp học thêm.

Nhiều gia đình phải chắt chiu tằn tiện cho việc học thêm nhưng tốn hơn cả học chính, không khí gia đình căng thẳng, đưa đón vất vả, chạy đua hoàn thành bài vở được giao đúng hạn, đúng khối lượng… mà quên mất mình có một gia đình.

Và một xã hội mệt mỏi, đối phó, thiếu sáng tạo và lúc nào cũng chực nổ tung vì các loại học thêm và tranh cãi về việc học mà vẫn không tạo ra tri thức, sản phẩm và công nghệ có giá trị.

Đã đến lúc chúng ta phải nghiêm túc suy nghĩ về việc dạy thêm - học thêm, để trẻ được là trẻ, trường được là trường và giáo dục được là giáo dục.

Bộ GD-ĐT nói gì trước phản hồi trái chiều về quy định dạy thêm?

Còn vài ngày nữa thông tư 29 quy định dạy thêm, học thêm có hiệu lực trong khi nhiều thầy, cô và phụ huynh vẫn ngổn ngang tâm tư.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Nhìn lại mục đích kỳ thi tốt nghiệp

Đến thời điểm này, khi Bộ GD-ĐT đã công bố phổ điểm chi tiết của từng môn thi thì dư luận vẫn tranh cãi dữ dội về độ khó dễ của đề thi, nhất là đề thi môn toán và tiếng Anh.

Nhìn lại mục đích kỳ thi tốt nghiệp

Bước ngoặt xanh của thủ đô

Hà Nội đang đứng trước một quyết định mang tính lịch sử. Theo chỉ thị của Thủ tướng, từ ngày 1-7-2026 xe máy chạy xăng sẽ bị cấm lưu thông trong khu vực vành đai 1.

Bước ngoặt xanh của thủ đô

Giảm rác thải nhựa cần thực chất hơn

Thừa Thiên Huế (nay là TP Huế) từng có công văn cấm dùng chai nước sử dụng một lần, thay thế vào đó là chai thủy tinh đựng nước đun sôi để nguội.

Giảm rác thải nhựa cần thực chất hơn

Cần một chính sách đồng bộ về khuyến sinh

Câu hỏi đặt ra là Việt Nam có cần thiết xây dựng một chế độ khuyến sinh hay không? Câu trả lời là có và càng sớm càng tốt.

Cần một chính sách đồng bộ về khuyến sinh

Một mảng màu khác trong quan hệ Việt - Mỹ

Từ cựu thù ở hai chiến tuyến, hai nước đã trở thành bạn, đối tác toàn diện, rồi đối tác chiến lược toàn diện.

Một mảng màu khác trong quan hệ Việt - Mỹ

Có tin vui, không quên chuyện buồn

Sau nửa đầu năm 2025, Bộ Tài chính cho biết đã giải ngân gần 270.000 tỉ đồng vốn đầu tư công, tương đương gần 32,5% kế hoạch Thủ tướng giao, tăng khá mạnh so với cùng kỳ năm trước.

Có tin vui, không quên chuyện buồn
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar