20/10/2021 17:23 GMT+7

Quận 7, TP.HCM lập trạm y tế lưu động tại các cơ sở y tế tư nhân

THU HIẾN
THU HIẾN

TTO - UBND quận 7 đã có quyết định lập các trạm y tế lưu động tại các cơ sở y tế tư nhân để hỗ trợ kịp thời cho F0. Đây cũng là đơn vị đầu tiên áp dụng mô hình này tại TP.HCM.

Quận 7, TP.HCM lập trạm y tế lưu động tại các cơ sở y tế tư nhân - Ảnh 1.

Nhân viên Trạm y tế lưu động phường An Lạc A, quận Bình Tân đi khám sức khỏe cho người dân - Ảnh: HOÀI THƯƠNG

Ngày 20-10, UBND quận 7 cho biết đã có văn bản về việc thành lập và ra mắt trạm y tế lưu động tại các cơ sở y tế tư nhân trên địa bàn. Đây cũng là địa phương đầu tiên áp dụng triển khai trạm y tế lưu động theo mô hình này.

Cụ thể, việc thành lập các trạm y tế lưu động này nhằm vận động và tận dụng nguồn lực của các cơ sở y tế tư nhân trên địa bàn, kêu gọi trách nhiệm cộng đồng cùng phối hợp tham gia hoạt động với chức năng như một trạm y tế lưu động.

Bên cạnh đó, đảm bảo khả năng thu dung, điều trị cho các ca F0 trên địa bàn quận và chủ động trong mọi tình huống, kể cả tình huống dịch bùng phát diện rộng...

Đến chiều 20-10, quận 7 đã thành lập 4 trạm y tế lưu động tại 4 phòng khám đa khoa trên địa bàn để thực hiện việc chăm sóc, thăm khám F0 tại 3 phường Tân Thuận Đông, Tân Kiểng, Tân Phong.

Ngoài ra, các trạm này sẽ khám lưu động đối với các phường khác tùy theo tình hình dịch bệnh trên địa bàn quận. Các phòng khám này đều có trang bị tủ thuốc chăm sóc F0 và thực hiện các chức năng khám bệnh như một trạm y tế lưu động bình thường.

UBND quận 7 cho biết trên địa bàn quận 7 có 16 phòng khám đa khoa, 3 bệnh viện tư nhân, quận sẽ triển khai mỗi đơn vị thành lập 1 trạm y tế lưu động. Tổng số trạm y tế lưu động thành lập dự kiến là 19 trạm, mỗi trạm gồm 1 trạm trưởng và 2 điều dưỡng hoặc y tá của các cơ sở y tế tư nhân.

Các trạm y tế lưu động này được cung cấp dụng cụ và các trang thiết bị cần thiết như: nhiệt kế, máy đo huyết áp, bình oxy…

Phòng khám đa khoa vẫn duy trì hoạt động dịch vụ y tế theo chức năng do Sở Y tế cấp phép, song song với việc thực hiện chức năng trạm y tế lưu động theo hướng dẫn của Sở Y tế, Trung tâm Y tế quận khi có ca F0 trên địa bàn phụ trách.

Hiện nay tại TP.HCM, số lượng trạm y tế lưu động là 502 trạm (trước đó là 400 trạm).

Đã có hơn 1.000 học viên từ Học viện Quân y (Bộ Quốc phòng) chi viện tăng cường hỗ trợ TP.HCM chống dịch COVID-19, bao gồm các bác sĩ, sinh viên năm 5 và 6, được chia thành tổ và phân bổ về các trạm y tế lưu động tại phường, xã của 21 quận, huyện, TP Thủ Đức để hỗ trợ chăm sóc F0.

Nhiệm vụ của các học viên, y bác sĩ trạm y tế lưu động là tư vấn qua điện thoại, đến từng nhà bệnh nhân F0 thăm khám, theo dõi sức khỏe, tư vấn tâm lý và tham gia lấy mẫu xét nghiệm, tiêm vắc xin.

Thêm 10 trạm y tế lưu động giúp quận Bình Tân sớm vượt qua đại dịch

Bằng sự nỗ lực của Ban dân vận Thành ủy, chính quyền quận Bình Tân và sự hỗ trợ đắc lực của Charm Group, hôm nay địa phương này đã đưa vào hoạt động thêm 10 trạm y tế lưu động.

THU HIẾN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bảo hiểm trả tiền khám dịch vụ, còn vướng gì?

Tin có thêm một bệnh viện quốc tế mở rộng áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế cho người bệnh đến khám chữa bệnh kể từ đầu tháng 7 gây chú ý, dù chuyện này không mới.

Bảo hiểm trả tiền khám dịch vụ, còn vướng gì?

Trái cây, rau củ màu đỏ thật sự tốt cho tim?

Bài đăng trên Instagram khẳng định ăn trái cây và rau củ màu đỏ như dưa hấu, dâu, củ dền, mâm xôi, cà chua và anh đào sẽ tốt cho tim.

Trái cây, rau củ màu đỏ thật sự tốt cho tim?

5 người được hồi sinh nhờ nghĩa cử hiến tạng

Năm con người, năm số phận đã được hồi sinh từ một quyết định giàu tình người của gia đình người hiến.

5 người được hồi sinh nhờ nghĩa cử hiến tạng

Báo động người trẻ mắc bệnh đái tháo đường

Nếu trước đây khi nhắc đến bệnh đái tháo đường, nhiều người thường nghĩ đến người cao tuổi, trung niên.

Báo động người trẻ mắc bệnh đái tháo đường

Uống nhiều nước ép cà rốt, coi chừng vàng da, ngộ độc

Cà rốt được biết đến là một loại rau củ có nhiều lợi ích cho sức khỏe với các thành phần chính như beta-carotene, vitamin A, các chất chống oxy hóa và chất xơ. Thế nhưng, nếu sử dụng quá nhiều loại rau củ này cũng gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Uống nhiều nước ép cà rốt, coi chừng vàng da, ngộ độc

Tin tức sáng 8-7: Gia đình và bị cáo nhiều vụ án lớn nộp hàng nghìn tỉ; Người bệnh đột quỵ đến muộn

Tin tức đáng chú ý: Bị cáo và gia đình trong nhiều vụ án lớn nộp lại hàng nghìn tỉ; 80% người bệnh đột quỵ đến muộn, quá "thời gian vàng"; TP.HCM kêu gọi tham gia hiến máu cứu người...

Tin tức sáng 8-7: Gia đình và bị cáo nhiều vụ án lớn nộp hàng nghìn tỉ; Người bệnh đột quỵ đến muộn
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar