15/01/2019 08:20 GMT+7

Phương pháp 'đàn gà'

VĨNH HÀ
VĨNH HÀ

TTO - Dạy học cũng như cho một đàn gà ăn. Nếu chỉ vung thóc cho cả đàn thì con khỏe ăn nhiều, khỏe mạnh hơn. Con ốm yếu sẽ càng ốm yếu.

Người thầy giỏi là người biết cách chăm sóc áp dụng các cách khác nhau với cả con khỏe và con yếu. Những con ốm yếu phải có chế độ chăm sóc phù hợp, thậm chí con ốm yếu quá thì phải cho nó ăn trên lòng bàn tay.

TS Nguyễn Tùng Lâm, người sáng lập ra ngôi trường từng một thời rộng cửa tiếp nhận nhiều học sinh "ốm yếu", đã chia sẻ như vậy.

Đây là cách ông mượn hình ảnh đàn gà để muốn nhắc các thầy cô của trường mình rằng giáo viên dạy giỏi không chỉ dạy được học sinh giỏi mà phải dạy dỗ, giúp đỡ được cả những học sinh chậm tiến thay đổi.

Phương pháp "đàn gà" hay quan điểm "không bỏ rơi một học sinh nào trong lớp" thật ra là thước đo đánh giá tâm và tầm của một nhà giáo. Nhưng có một điều vô lý là danh hiệu giáo viên dạy giỏi lại chỉ được soi qua lăng kính của các hội thi.

Trong các hội thi đó, giáo viên trình bày một phương pháp, một sáng kiến áp dụng trong dạy học. Và đứng sau một giáo viên đi thi là rất nhiều người khác để bồi đắp cho sản phẩm tập thể được trình làng.

Một giáo viên được vinh danh không chỉ họ được thưởng, nâng lương trước thời hạn, nhà trường được cộng điểm thi đua, tăng uy tín... Có những giá trị "ảo" khiến cho mục đích đẹp đẽ của các hội thi bị bóp méo. Và đã có nhiều sáng kiến chỉ dừng lại ở hội thi mà không đi vào thực tế. Học sinh vẫn học với những phương pháp cũ kỹ, trong một tâm thế trì trệ, bảo thủ, thiếu nhiệt của nhiều giáo viên.

Việc tổ chức những hội thi để thu hút, khích lệ giáo viên chung sức đổi mới, sáng tạo vẫn có những ưu điểm. Nhưng đến lúc thước đo ở bậc phổ thông cần phải thay đổi để những giáo viên giỏi không chỉ có sản phẩm được vinh danh trong những hội thi mà sản phẩm sáng tạo đó phải được nuôi dưỡng, ứng dụng, lan tỏa.

Giáo viên phải nỗ lực và được ghi nhận trong chính quá trình dạy học, giáo dục học sinh. Việc công nhận giáo viên giỏi không chỉ nhằm vào việc dạy học, mà còn ở những sáng kiến trong giáo dục, hỗ trợ, đồng hành với học sinh.

"Thi giáo viên giỏi chỉ là diễn, tôi không đồng ý. Việc đó chỉ gây áp lực cho giáo viên" - Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ đã nhấn mạnh vậy. Câu chuyện bỏ hay không bỏ thi giáo viên dạy giỏi sẽ còn là vấn đề tranh cãi không có hồi kết nếu các nhà quản lý giáo dục không nhìn vào bản chất của việc vinh danh.

TTO - Ngày 17-12, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ đã chọn Yên Bái, tỉnh miền núi phía Bắc, để đối thoại với giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục.

VĨNH HÀ

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Có tin vui, không quên chuyện buồn

Sau nửa đầu năm 2025, Bộ Tài chính cho biết đã giải ngân gần 270.000 tỉ đồng vốn đầu tư công, tương đương gần 32,5% kế hoạch Thủ tướng giao, tăng khá mạnh so với cùng kỳ năm trước.

Có tin vui, không quên chuyện buồn

Cấp xã đổi mới để cấp sổ đỏ

Kể từ ngày 1-7 cấp xã, phường và đặc khu đã được trao rất nhiều thẩm quyền để xử lý thủ tục đất đai. Điều này cũng đồng nghĩa với khối lượng công việc rất lớn và áp lực, trách nhiệm tăng lên bội phần.

Cấp xã đổi mới để cấp sổ đỏ

'Tôi xin nói thẳng: bánh nhà làm thì để nhà ăn thôi'

"Tôi xin nói thẳng: bánh nhà làm thì để nhà ăn thôi" - phát biểu của bà Phạm Khánh Phong Lan, giám đốc Sở An toàn thực phẩm TP.HCM, khiến nhiều người giật mình...

'Tôi xin nói thẳng: bánh nhà làm thì để nhà ăn thôi'

Không gian kinh tế mới sau sáp nhập

Việt Nam còn 34 tỉnh thành từ ngày 1-7. Cải cách này phản ánh yêu cầu cấp thiết trong việc tổ chức lại không gian phát triển, cơ cấu lại phân bổ nguồn lực và định hình lại chiến lược phát triển kinh tế quốc gia.

Không gian kinh tế mới sau sáp nhập

Bảo hiểm trả tiền khám dịch vụ, còn vướng gì?

Tin có thêm một bệnh viện quốc tế mở rộng áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế cho người bệnh đến khám chữa bệnh kể từ đầu tháng 7 gây chú ý, dù chuyện này không mới.

Bảo hiểm trả tiền khám dịch vụ, còn vướng gì?

Trở lại làm người Việt Nam

Thầy của tôi, một giáo sư tại Trường đại học Paris-Saclay, đến nay đã gần 80 tuổi nhưng vẫn đau đáu mong muốn được trở lại quốc tịch Việt Nam.

Trở lại làm người Việt Nam
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar