18/07/2025 05:52 GMT+7
Trở lại chủ đề

Phát hiện thiên thể khổng lồ mới ở rìa Hệ Mặt trời

Các nhà thiên văn học vừa phát hiện một thiên thể khổng lồ mới nằm ngoài quỹ đạo của sao Diêm Vương. Nếu giả định 'Hành tinh thứ 9' thực sự tồn tại, nó nằm xa Mặt trời hơn nhiều so với dự đoán, hoặc đã bị đẩy ra khỏi Hệ Mặt trời từ lâu.

Phát hiện thiên thể khổng lồ mới ở rìa Hệ Mặt trời - Ảnh 2.

Vị trí của thiên thể mới trong vũ trụ có quỹ đạo rất rộng - Ảnh: NAOJ

Theo Nature Astronomy, thiên thể mới được đặt tên là 2023 KQ14, biệt danh "Ammonite", được phân loại là một sednoid, thuộc nhóm các vật thể ngoài Hải Vương tinh (TNO), có quỹ đạo hình elip rất dẹt và điểm cận nhật (gần Mặt trời nhất) nằm ở khoảng cách rất xa.

Cụ thể, khoảng cách gần Mặt trời nhất của 2023 KQ14 tương đương 71 đơn vị thiên văn (AU), tức gấp 71 lần khoảng cách từ Trái đất đến Mặt trời. Thiên thể này có đường kính ước tính từ 220 đến 380km, gấp khoảng 45 lần chiều cao đỉnh Everest.

Đây là sednoid thứ tư từng được phát hiện. Dù hiện nay 2023 KQ14 có quỹ đạo khác biệt so với ba sednoid còn lại, các nhà nghiên cứu cho rằng cả bốn từng có quỹ đạo tương tự cách đây khoảng 4,2 tỉ năm, tức 400 triệu năm sau khi Hệ Mặt trời hình thành. Điều này ngụ ý một biến cố lớn từng xảy ra ở vùng rìa Hệ Mặt trời.

Khác biệt trong quỹ đạo của 2023 KQ14 cũng làm giảm khả năng tồn tại của "Hành tinh thứ 9", vốn được giả định là nhân tố gây ảnh hưởng lên quỹ đạo của các sednoid. 

"Việc 2023 KQ14 có quỹ đạo không trùng khớp với các sednoid khác khiến giả thuyết về Hành tinh thứ 9 trở nên kém thuyết phục hơn. Có khả năng một hành tinh từng tồn tại, sau đó bị đẩy ra ngoài, gây ra quỹ đạo bất thường hiện nay", tiến sĩ Yukun Huang, trưởng nhóm nghiên cứu tại Đài thiên văn Quốc gia Nhật Bản, cho biết. 

Thiên thể này được phát hiện lần đầu qua Kính viễn vọng Subaru đặt trên đỉnh núi Mauna Kea (Hawaii), trong các đợt quan sát vào tháng 3, 5 và 8-2023. Sau đó nó được xác nhận qua đài quan sát Canada - Pháp - Hawaii vào tháng 7-2024. Dữ liệu mới được kết hợp với kho lưu trữ quan sát từ 19 năm qua, giúp tái dựng quỹ đạo của 2023 KQ14.

Để đánh giá ổn định quỹ đạo trong hàng tỉ năm, nhóm nghiên cứu đã thực hiện các mô phỏng số phức tạp trên siêu máy tính của Đài thiên văn Quốc gia Nhật Bản. Kết quả cho thấy quỹ đạo của 2023 KQ14 duy trì ổn định suốt 4,5 tỉ năm, gần bằng tuổi của Hệ Mặt trời.

"2023 KQ14 nằm ở vùng xa nơi lực hấp dẫn của sao Hải Vương không còn ảnh hưởng rõ rệt", tiến sĩ Fumi Yoshida cho biết. "Sự tồn tại của các vật thể có quỹ đạo kéo dài và điểm cận nhật lớn như thế này cho thấy đã từng có điều gì phi thường xảy ra vào thời kỳ sơ khai của Hệ Mặt trời".

Yoshida cũng nhấn mạnh: "Hiện nay Kính viễn vọng Subaru là một trong số ít công cụ trên Trái đất có khả năng phát hiện những thiên thể như 2023 KQ14. Tôi hy vọng nhóm FOSSIL sẽ tiếp tục phát hiện thêm nhiều vật thể tương tự, từ đó góp phần hoàn chỉnh bức tranh lịch sử hình thành Hệ Mặt trời".

Bất ngờ phát hiện hành tinh lạnh giá trong 'vùng cấm' vũ trụ

Trong khi các hành tinh khác bị hủy diệt trong quá trình sao mẹ của chúng tiến hóa thành sao lùn trắng, WD 1856+534b lại không hề hấn gì dù nằm trong 'vùng cấm'.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Nước ép bông cải xanh có thực sự chống ung thư như mạng ca ngợi?

Trào lưu uống nước ép bông cải xanh để chống ung thư lan rộng từ các hội nhóm ăn lành mạnh cho đến TikTok, Instagram.

Nước ép bông cải xanh có thực sự chống ung thư như mạng ca ngợi?

Lần đầu quan sát được sự ra đời của hệ hành tinh mới

Các nhà thiên văn học cho biết đã lần đầu tiên quan sát được khoảnh khắc các hành tinh bắt đầu hình thành xung quanh một ngôi sao xa xôi, hé lộ quá trình làm sáng tỏ sự ra đời của Hệ Mặt trời.

Lần đầu quan sát được sự ra đời của hệ hành tinh mới

Phát hiện cấu trúc hoàn toàn mới bên trong tế bào người

Các nhà khoa học vừa phát hiện một cấu trúc hoàn toàn mới trong tế bào người, có vai trò như một trạm trung chuyển nội bào, giúp tế bào sắp xếp, loại bỏ và tái chế các vật liệu bên trong.

Phát hiện cấu trúc hoàn toàn mới bên trong tế bào người

Phát hiện vụ sáp nhập bất thường của 2 hố đen

Các nhà khoa học phát hiện một vụ sáp nhập hố đen có khối lượng lớn gấp hơn 225 lần khối lượng Mặt trời vừa xảy ra.

Phát hiện vụ sáp nhập bất thường của 2 hố đen

Robot 'biết đau' như con người nhờ da nhân tạo

Bằng một lớp da nhân tạo, robot nay có thể cảm nhận môi trường giống như con người.

Robot 'biết đau' như con người nhờ da nhân tạo

Hệ thống đo sóng thần ngoài khơi Nhật Bản gặp sự cố

Hệ thống đo sóng thần này nằm ngoài khơi vùng Tokai, dọc theo rãnh Nankai - một khu vực được cảnh báo có nguy cơ cao xảy ra các siêu động đất.

Hệ thống đo sóng thần ngoài khơi Nhật Bản gặp sự cố
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar