14/05/2025 09:26 GMT+7
Trở lại chủ đề

Bất ngờ phát hiện hành tinh lạnh giá trong 'vùng cấm' vũ trụ

Trong khi các hành tinh khác bị hủy diệt trong quá trình sao mẹ của chúng tiến hóa thành sao lùn trắng, WD 1856+534b lại không hề hấn gì dù nằm trong 'vùng cấm'.

hành tinh - Ảnh 1.

Ngôi sao lùn trắng WD 1856+534, cách Trái đất 82 năm ánh sáng trong chòm sao Thiên Long (Draco), đã 5,8 tỉ năm tuổi - Ảnh: Trung tâm bay vũ trụ Goddard của NASA

Các nhà thiên văn học vừa có một phát hiện đột phá khi xác nhận sự tồn tại của một hành tinh lạnh giá đang quay quanh một ngôi sao lùn trắng trong vùng không gian được gọi là "vùng cấm" - nơi thông thường các hành tinh không thể tồn tại.

Ngôi sao lùn trắng WD 1856+534, cách Trái đất 82 năm ánh sáng trong chòm sao Thiên Long (Draco), đã 5,8 tỉ năm tuổi. Vào năm 2020, vệ tinh TESS của NASA cùng với một số đài quan sát mặt đất đã phát hiện một vật thể có kích thước tương đương sao Mộc quay quanh ngôi sao này với chu kỳ 1,4 ngày.

Mới đây, nhóm nghiên cứu do tiến sĩ Mary Anne Limbach thuộc Đại học Michigan dẫn đầu đã sử dụng kính viễn vọng không gian James Webb để xác nhận vật thể này, được đặt tên là WD 1856+534b, chính là một hành tinh. Điều đáng chú ý là hành tinh này nằm ở vị trí rất gần ngôi sao chủ, gần hơn 30 lần so với khoảng cách từ sao Thủy đến Mặt trời.

Theo các nhà khoa học, khi các ngôi sao có khối lượng thấp đến trung bình như Mặt trời cạn kiệt nhiên liệu hạt nhân, chúng sẽ phình to thành sao khổng lồ đỏ trước khi thoát ra lớp vỏ ngoài và để lại một lõi đặc - được gọi là sao lùn trắng. Thông thường, các hành tinh nằm trong bán kính hai đơn vị thiên văn, hay "vùng cấm", sẽ bị phá hủy trong quá trình này.

Qua phân tích tín hiệu thu được từ kính viễn vọng James Webb, các nhà nghiên cứu xác định WD 1856+534b có khối lượng gấp khoảng 5,2 lần sao Mộc và nhiệt độ bề mặt là -52 độ C, khiến nó trở thành ngoại hành tinh lạnh nhất từng được quan sát trực tiếp ánh sáng. 

Tuy nhiên nó vẫn chưa phải là hành tinh lạnh nhất được biết đến, khi mà hành tinh OGLE-2005-BLG-390Lb gần trung tâm dải Ngân hà có nhiệt độ bề mặt khoảng -223 độ C.

Các nhà khoa học cho rằng WD 1856+534b ban đầu có quỹ đạo xa hơn và đã di chuyển vào "vùng cấm" sau khi ngôi sao chủ đã ổn định thành sao lùn trắng, có thể do ảnh hưởng hấp dẫn từ một hành tinh hoặc ngôi sao khác.

Khoa học tranh cãi về 'dấu hiệu sự sống' trên ngoại hành tinh K2-18b

Chỉ vài ngày sau công bố về phát hiện dấu hiệu sự sống ngoài hành tinh, các nhà khoa học bày tỏ hoài nghi rằng không có người ngoài hành tinh nào cả, đó có thể chỉ là nhiễu thống kê.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Thêm trận động đất mạnh 4 độ ở Điện Biên

Chiều 16-5, thêm một trận động đất mạnh 4 độ (độ lớn M) xảy ra ở huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên. Hiện Viện Các khoa học Trái đất vẫn đang tiếp tục theo dõi trận động đất này.

Thêm trận động đất mạnh 4 độ ở Điện Biên

Trao giải thưởng Trần Đại Nghĩa cho hồ treo trên vách núi và tủ điện trung thế

Viện hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam trao giải thưởng Trần Đại Nghĩa năm 2025 cho hai công trình khoa học xuất sắc đã được ứng dụng.

Trao giải thưởng Trần Đại Nghĩa cho hồ treo trên vách núi và tủ điện trung thế

Kỳ tích y học: Bé trai được cứu sống nhờ công nghệ chỉnh sửa gene

Một bé trai ở Mỹ đã hồi sinh kỳ diệu sau khi được điều trị bằng một liệu pháp chỉnh sửa gene hoàn toàn mới.

Kỳ tích y học: Bé trai được cứu sống nhờ công nghệ chỉnh sửa gene

Bão Mặt trời gây mất sóng vô tuyến diện rộng, có thể tiếp diễn trong tuần sau

Bão Mặt trời vừa qua đã gây mất sóng vô tuyến trên diện rộng, ảnh hưởng đến châu Âu, châu Á và Trung Đông.

Bão Mặt trời gây mất sóng vô tuyến diện rộng, có thể tiếp diễn trong tuần sau

Động đất mạnh 5 độ ở Điện Biên

Trưa 16-5, tại khu vực huyện Mường Chà (tỉnh Điện Biên) xảy ra một trận động đất mạnh 5 độ (độ lớn M).

Động đất mạnh 5 độ ở Điện Biên

NASA ghi lại 'cầu vồng vũ trụ' tuyệt đẹp trong ánh sáng hoàng đạo

NASA vừa công bố những hình ảnh đầu tiên, trong đó nổi bật là bức ảnh mô phỏng một 'cầu vồng' đầy màu sắc từ ánh sáng hoàng đạo.

NASA ghi lại 'cầu vồng vũ trụ' tuyệt đẹp trong ánh sáng hoàng đạo
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar