20/10/2016 12:12 GMT+7

Phải làm rõ “nghi án” nước mắm có asen

HẢI ĐĂNG
HẢI ĐĂNG

TTO - Thông tin của VINASTAS công bố ngày 17-10: gần 70% mẫu trong 150 mẫu được kiểm tra có tổng hàm lượng asen (thạch tín) không đạt so với tiêu chuẩn của Bộ Y tế đã khiến nhiều người tiêu dùng lo lắng.

Nhưng nhiều người đã bất bình khi câu hỏi  chưa được VINASTAS trả lời thỏa đáng.

Sự bất bình xuất hiện trong cả người tiêu dùng lẫn nhà sản xuất nước mắm truyền thống, khi nhiều chuyên gia chỉ ra rằng VINASTAS vô tình hay cố ý “đánh lận con đen” trong công bố thông tin về hàm lượng asen “tổng”, bao gồm cả asen hữu cơ và asen vô cơ, thay vì công bố hàm lượng của từng loại này.

Thực tế asen hữu cơ được khoa học chứng minh gần như không gây tác hại với con người vì nó có trong nước biển, cá biển... và bao đời nay mọi người vẫn hấp thụ asen hữu cơ khi ăn cá, nước mắm... mà đâu gặp vấn đề gì.

Dù VINASTAS thanh minh rằng các loại nước mắm được kiểm nghiệm “không đạt nhưng vẫn an toàn”, thông tin về chất asen vẫn gieo sự lo lắng và nghi ngờ nơi người tiêu dùng với các sản phẩm nước mắm truyền thống.

Việc giải thích của VINASTAS cũng bộc lộ nhiều mâu thuẫn. Bởi nếu sản phẩm có hàm lượng asen vượt chỉ tiêu nhưng vẫn an toàn thì tại sao VINASTAS lại công bố thông tin này và việc công bố nhằm mục đích gì? Người tiêu dùng vốn nhạy cảm với thực phẩm bẩn nên không cần biết asen hữu cơ hay vô cơ, chỉ nghe đến “thạch tín” là đã hoang mang, lo lắng cho sức khỏe của mình và người thân, đồng thời có phản ứng gây bất lợi cho nhà sản xuất.

VINASTAS cũng khẳng định việc kiểm nghiệm “không nhằm mục đích hạ uy tín của sản phẩm nào”, nhưng dư luận không thể không nghi ngờ sự “vô tư” của thông tin được công bố. Chưa hết, danh sách các doanh nghiệp có sản phẩm nước mắm chứa hàm lượng asen vượt chỉ tiêu không rõ thật hay giả, vô tình hay cố ý bị “rò rỉ”, trong khi VINASTAS khẳng định giữ bí mật danh sách này.

Đặc biệt, cuộc khảo sát được tài trợ bởi một tổ chức được giấu tên, nhưng liệu tổ chức này có rót tiền để VINASTAS thực hiện theo đơn đặt hàng của một doanh nghiệp nước mắm nào đó?

Trước những nghi vấn của dư luận, chỉ VINASTAS và những người trong cuộc mới có thể trả lời được và phải sớm trả lời. Bởi thông tin nhạy cảm đối với sức khỏe người tiêu dùng lại được công bố thiếu thận trọng như vậy có thể giết chết ngành nước mắm truyền thống.

Không chỉ người tiêu dùng trong nước, như bà Hồ Kim Liên - chủ tịch Hiệp hội Sản xuất nước mắm Phú Quốc - nhận định “thông tin không chuẩn xác về asen như phân tích của VINASTAS có thể ảnh hưởng đến xuất khẩu nước mắm của VN”, bởi nhiều sản phẩm nước mắm truyền thống VN đã xuất khẩu sang các thị trường khó tính như châu Âu, Mỹ, Nhật, Úc...

Người tiêu dùng không chấp nhận sản phẩm bẩn, có hại cho sức khỏe, nhưng cũng cần sự minh bạch, công tâm trong khảo sát, kiểm tra và công bố thông tin về chất lượng sản phẩm. Việc cần làm ngay lúc này là Bộ Y tế và Bộ NN&PTNT sớm lập hội đồng đánh giá lại cơ sở khoa học và pháp lý kết quả khảo sát của VINASTAS, như đề nghị của Hiệp hội Sản xuất nước mắm Phú Quốc, để trả lời dư luận cũng như người tiêu dùng.

HẢI ĐĂNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Cần một chính sách đồng bộ về khuyến sinh

Câu hỏi đặt ra là Việt Nam có cần thiết xây dựng một chế độ khuyến sinh hay không? Câu trả lời là có và càng sớm càng tốt.

Cần một chính sách đồng bộ về khuyến sinh

Một mảng màu khác trong quan hệ Việt - Mỹ

Từ cựu thù ở hai chiến tuyến, hai nước đã trở thành bạn, đối tác toàn diện, rồi đối tác chiến lược toàn diện.

Một mảng màu khác trong quan hệ Việt - Mỹ

Có tin vui, không quên chuyện buồn

Sau nửa đầu năm 2025, Bộ Tài chính cho biết đã giải ngân gần 270.000 tỉ đồng vốn đầu tư công, tương đương gần 32,5% kế hoạch Thủ tướng giao, tăng khá mạnh so với cùng kỳ năm trước.

Có tin vui, không quên chuyện buồn

Cấp xã đổi mới để cấp sổ đỏ

Kể từ ngày 1-7 cấp xã, phường và đặc khu đã được trao rất nhiều thẩm quyền để xử lý thủ tục đất đai. Điều này cũng đồng nghĩa với khối lượng công việc rất lớn và áp lực, trách nhiệm tăng lên bội phần.

Cấp xã đổi mới để cấp sổ đỏ

'Tôi xin nói thẳng: bánh nhà làm thì để nhà ăn thôi'

"Tôi xin nói thẳng: bánh nhà làm thì để nhà ăn thôi" - phát biểu của bà Phạm Khánh Phong Lan, giám đốc Sở An toàn thực phẩm TP.HCM, khiến nhiều người giật mình...

'Tôi xin nói thẳng: bánh nhà làm thì để nhà ăn thôi'

Không gian kinh tế mới sau sáp nhập

Việt Nam còn 34 tỉnh thành từ ngày 1-7. Cải cách này phản ánh yêu cầu cấp thiết trong việc tổ chức lại không gian phát triển, cơ cấu lại phân bổ nguồn lực và định hình lại chiến lược phát triển kinh tế quốc gia.

Không gian kinh tế mới sau sáp nhập
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar