30/10/2024 16:05 GMT+7
Trở lại chủ đề

Núi Phú Sĩ vẫn chưa có tuyết, chuyện chưa từng có trong 130 năm

Lần đầu tiên sau 130 năm, đỉnh núi Phú Sĩ vẫn chưa có tuyết dù sắp hết tháng 10, làm dấy lên lo ngại về tác động của biến đổi khí hậu.

Núi Phú Sĩ vẫn chưa có tuyết, chuyện chưa từng có trong 130 năm - Ảnh 1.

Đỉnh núi Phú Sĩ năm nay vẫn chưa có tuyết, phá vỡ kỷ lục từng ghi nhận trong 130 năm qua - Ảnh: CNN

Theo Đài CNN, ngày 29-10, lần đầu tiên sau 130 năm, ngọn núi Phú Sĩ nổi tiếng Nhật Bản vẫn chưa có tuyết dù đã sắp qua tháng 10.

Thông thường tuyết sẽ xuất hiện trên đỉnh núi này vào đầu tháng 10, nhưng hiện đã sắp sang tháng 11, Phú Sĩ vẫn trong tình trạng trơ trọi, gây ra nhiều lo ngại.

Mọi năm, đợt tuyết đầu mùa sẽ đánh dấu mùa đông đang đến gần và thường xuất hiện ngay sau khi mùa leo núi hè kết thúc. Tuyết thường bắt đầu hình thành ở Phú Sĩ từ ngày 2-10. Cơ quan khí tượng Nhật Bản cho biết vào năm ngoái tuyết xuất hiện vào ngày 5-10 và nhanh chóng tan ra vào đầu tháng 11 do thời tiết ấm lên.

Lần đầu tiên sau 130 năm, đỉnh núi Phú Sĩ vẫn chưa có tuyết

“Kể từ mùa hè, Nhật Bản đã chứng kiến nhiệt độ ngày một tăng cao, chưa kể mưa cũng liên tục diễn ra khiến tuyết chưa rơi”, ông Shinichi Yanagi, viên chức khí tượng tại văn phòng Kofu, đơn vị thông báo về tuyết rơi ở núi Phú Sĩ từ năm 1984, chia sẻ.

Việc núi Phú Sĩ không có tuyết tính đến ngày 29-10 đã phá kỷ lục trước đó là ngày 26-10, được thiết lập vào năm 1955 và 2016.

Vào tháng 9 vừa qua, Nhật Bản cũng đã ghi nhận mùa hè nóng nhất trong lịch sử nước này kể từ năm 1898.

Nhiệt độ trung bình từ tháng 6 đến tháng 8 ở nước này đã tăng 1,76 độ C so với mức thông thường, vượt qua kỷ lục trước đó là 1,08 độ C vào năm 2010.

Nhật Bản cũng tiếp tục trải qua thời tiết ấm bất thường vào mùa thu, với ít nhất 74 thành phố ghi nhận nhiệt độ đạt 30 độ C hoặc cao hơn trong tuần đầu của tháng 10, theo phân tích từ tổ chức nghiên cứu phi lợi nhuận Climate Central.

Không chỉ Nhật Bản, nhiều quốc gia cũng ghi nhận mùa hè "rực lửa", với các kỷ lục về nhiệt độ liên tục bị phá vỡ, và năm 2024 đang trên đà trở thành năm nóng nhất lịch sử.

Vào tháng 1, một nghiên cứu tiết lộ biến đổi khí hậu làm giảm lượng tuyết tích tụ ở hầu hết các khu vực Bắc bán cầu trong vòng 40 năm qua.

Việc núi Phú Sĩ chậm có tuyết có thể là dấu hiệu đáng lo ngại về tương lai toàn cầu với những mùa đông ấm hơn, ảnh hưởng đến tuyết, du lịch, kinh tế địa phương, lương thực, nguồn nước và thậm chí là những căn bệnh dị ứng.

Núi Phú Sĩ quá tải du khách

Cao 3.776m, núi Phú Sĩ nằm ở ranh giới hai tỉnh Yamanashi và Shizuoka, là di sản thế giới của UNESCO và biểu tượng của Nhật Bản.

Thông thường, núi phủ tuyết phần lớn thời gian trong năm, ngoại trừ mùa leo núi vào tháng 7 thu hút hàng triệu khách du lịch.

Tuy nhiên, những năm gần đây, núi Phú Sĩ đã gặp tình trạng quá tải lượt khách tham quan. Do đó, Nhật Bản đã áp dụng thuế du lịch và giới hạn 4.000 người leo núi mỗi ngày với phí 2.000 yên (12,4 USD) mỗi người từ tháng 7 năm nay.

Nhật Bản hạn chế số người leo núi Phú Sĩ, dù mất thu nhập

Mùa leo núi Phú Sĩ tại Nhật Bản bắt đầu từ ngày 1-7, khi 1 trong 4 tuyến đường bộ chính để lên đỉnh núi ở tỉnh Yamanashi mở cửa.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Phát hiện siêu vi khuẩn trong bệnh viện ăn nhựa y tế, trở nên nguy hiểm hơn

Nghiên cứu mới cho thấy siêu vi khuẩn Pseudomonas aeruginosa có thể phát triển mạnh trong môi trường vô trùng bằng cách ăn nhựa y tế.

Phát hiện siêu vi khuẩn trong bệnh viện ăn nhựa y tế, trở nên nguy hiểm hơn

NASA công bố những bức ảnh xuất sắc nhất năm

Những bức ảnh đẹp nhất tại Giải thưởng Nhiếp ảnh gia của năm (Photographer of the Year Awards) vừa được NASA công bố.

NASA công bố những bức ảnh xuất sắc nhất năm

Phát minh loại pin dẻo như kem đánh răng

Nhóm nhà nghiên cứu tại Thụy Điển vừa phát triển thành công một loại pin mềm dẻo như kem đánh răng mà vẫn giữ nguyên hiệu suất hoạt động.

Phát minh loại pin dẻo như kem đánh răng

GS.TSKH Hoàng Xuân Phú được bầu là viện sĩ Viện hàn lâm Khoa học châu Âu

GS.TSKH Hoàng Xuân Phú đã được bầu là viện sĩ của Viện hàn lâm Khoa học châu Âu.

GS.TSKH Hoàng Xuân Phú được bầu là viện sĩ Viện hàn lâm Khoa học châu Âu

TP.HCM lần đầu vào top 5 hệ sinh thái đổi mới sáng tạo Đông Nam Á

TP.HCM lần đầu tiên lọt vào top 5 hệ sinh thái đổi mới sáng tạo hàng đầu Đông Nam Á, và vươn lên vị trí cao nhất từ trước đến nay trên bảng xếp hạng toàn cầu.

TP.HCM lần đầu vào top 5 hệ sinh thái đổi mới sáng tạo Đông Nam Á

Phát hiện chủng vi khuẩn chưa từng biết đến trên trạm vũ trụ của Trung Quốc

Các mẫu lấy từ trạm vũ trụ của Trung Quốc chỉ ra dấu vết của một chủng vi khuẩn chưa từng thấy trên Trái đất.

Phát hiện chủng vi khuẩn chưa từng biết đến trên trạm vũ trụ của Trung Quốc
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar