27/07/2025 13:07 GMT+7

Nói to nơi công cộng do thói quen hay muốn thu hút sự chú ý?

Đáng lẽ ở nơi công cộng phải giữ sự yên tĩnh, trong khi chị cứ thoải mái nói chuyện điện thoại với âm lượng không hề nhỏ, lại còn mở loa ngoài cho mọi người cùng nghe.

công cộng - Ảnh 1.

Tranh: NGUYỄN TUẤN ANH

Tháng rồi, tôi đi tái khám bệnh cao huyết áp ở một bệnh viện tại TP.HCM. Tôi tranh thủ đi thật sớm, ngồi trên băng ghế đá ở phòng chờ làm thủ tục khám.

Mới hơn 6h, tôi quan sát thấy có nhiều người dân đến khám bệnh, mấy hàng ghế không đủ cho bệnh nhân ngồi, có người phải đứng dựa lưng vào tường cho đỡ mỏi.

Xem nơi công cộng như ở nhà mình

Trong sảnh phòng ngồi chờ có vài người nói chuyện điện thoại nhưng họ nói bình thường, nhỏ nhẹ, có khi còn lấy tay che miệng cho tiếng nhỏ đủ nghe.

Nhưng cũng trong không gian công cộng đó, tôi thấy có một chị hết sức vô tư. Dường như chị xem bệnh viện giống như ở nhà mình nên khi nói chuyện điện thoại với âm lượng cảm giác như mở hết cỡ. 

Và đâu chỉ vậy, chị còn mở loa ngoài của điện thoại nên cuộc trao đổi ai cũng có thể nghe tất tần tật, như kiểu nghe radio.

"Sáng nay, mẹ tranh thủ đi thật sớm khám bệnh mà bốc số thứ tự 152, không biết chừng nào mới khám được. Khám xong mẹ lấy được thuốc chắc cũng tới trưa, ở nhà nhớ nấu cơm cho ổng ăn đó".

Nhiều người khó chịu ra mặt, nhìn chị không giữ phép lịch sự tối thiểu trong không gian bệnh viện.

Đáng lẽ ở nơi công cộng này phải giữ sự yên tĩnh, trong khi chị cứ thoải mái nói chuyện điện thoại với âm lượng không hề nhỏ, lại còn mở loa ngoài cho mọi người cùng nghe.

Cuộc sống ở những đô thị lớn, đông đúc như TP.HCM vốn náo nhiệt, ồn ào trên đường, hay ở những nơi công cộng, tập trung đông người, mang lại cảm giác mệt mỏi, nên đôi khi khát khao có được không gian yên tĩnh. 

Thế mà ở nhiều nơi, các cuộc trò chuyện với nhau, hay nghe nói điện thoại diễn ra với "âm lượng mở hết cỡ", hết sức ồn ào.

Tình cảnh mang lại cảm giác khó chịu này không phải là hiếm, diễn ra ở nhiều nơi, từ quán cà phê cho đến những chuyến xe buýt, ga tàu lửa, phòng chờ máy bay... Nếu ai từng đi xe buýt chắc cũng chứng kiến nhiều cuộc điện thoại mà "cả làng cả xóm cùng nghe" họ trao đổi, nói gì với nhau. 

Từ câu chuyện ghen tuông, cho đến những điều không hài lòng về đồng nghiệp, rồi chuyện bất đồng sau những cuộc chè chén của đêm trước…

Do đâu?

Đành rằng ai cũng có quyền tự do của mình nhưng những cuộc trò chuyện với âm lượng hết cỡ chắc chắn không thể tránh khỏi sự phiền toái cho những người xung quanh. 

Chuyện này không chỉ dừng lại ở việc của cá nhân một số người mà đó còn là chủ đề đáng quan tâm trong văn hóa ứng xử nơi công cộng, thậm chí sự phiền toái này đôi khi gây ra sự va đập trong cuộc sống.

Do đâu? Ý thức cá nhân chưa cao? Tôi thấy trước tiên do một số người chưa có thói quen điều chỉnh âm lượng của mình vừa đủ nghe, phù hợp với không gian công cộng.

Nói về thói quen nói to ở khía cạnh văn hóa ứng xử nơi công cộng, có người đặt vấn đề phải chăng nói to để thu hút chú ý, khẳng định vị thế, do thói quen hay đang muốn giải tỏa căng thẳng? 

Cũng có người đề cập đến khía cạnh ảnh hưởng văn hóa. Với một số vùng miền, nói lớn tiếng trong các cuộc trò chuyện là thể hiện sự thân mật, cởi mở.

Trong câu chuyện nói trên, đi cùng với cảm giác phiền toái không phải không có những tranh luận. Một số người cho rằng không phải ai nói to cũng là người cố tình gây phiền hà cho những người xung quanh. 

Trái lại họ đáng nhận được sự cảm thông, rằng "ăn to nói lớn" vốn là phản xạ tự nhiên khi rơi vào trạng thái phấn khích, hoặc họ đang có chuyện lo lắng. Họ đáng được thông cảm hơn là trách móc?

Nhưng nói gì thì nói, rõ ràng nói to nơi công cộng, hay chốn đông người, chắc chắn sẽ gây phiền hà, xáo trộn không gian chung, đặc biệt ảnh hưởng tâm lý của rất nhiều người xung quanh.

Ứng xử sao cho phải khi gặp những cuộc trò chuyện mở âm lượng hết cỡ? Trong một số tình huống bức xúc, bực mình, đôi khi từ ánh mắt thể hiện sự khó chịu, hay chỉ vì một lời nhắc nhở mà có thể nổ ra mâu thuẫn gay gắt, kể cả "tác động vật lý", ẩu đả vì chuyện nói to.

Song cũng có người cho rằng "chuyện thường ngày ở huyện", có đáng gì đâu, thay vì chỉ trích, nặng lời thì mỗi người nên cảm thông, nhắc nhẹ nhau, ra dấu… cần hành xử văn minh, giữ gìn sự yên tĩnh nơi công cộng là đủ.

Ứng xử sao với thói quen nói to nơi công cộng rõ ràng còn tùy thuộc vào lựa chọn của mỗi người. Còn với những người có thói quen nói to, tốt nhất họ phải biết tôn trọng nguyên tắc sử dụng âm lượng vừa phải nơi công cộng, ở chốn đông người.

Ồn ào đinh tai nhức óc, báo khu phố không trả lời, báo phường thì hứa kiểm tra

Đóng cửa rồi vẫn nghe tiếng nhạc chát chúa dội vào tai, báo lên nhóm trò chuyện khu phố không thấy ai phản hồi, báo cho phường thì hứa hẹn kiểm tra.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ô tô con bị lũ cuốn khi liều lĩnh tháo rào chắn băng qua ngầm tràn ngập lũ

4 thanh niên trên ô tô cố ý vượt rào chắn băng qua ngầm tràn đang ngập lũ và bị lũ cuốn trôi. Rất may lực lượng chức năng kịp thời ứng cứu.

Ô tô con bị lũ cuốn khi liều lĩnh tháo rào chắn băng qua ngầm tràn ngập lũ

Con trai làm thời trang là yếu đuối?

Không phải vì tôi chọn nghề, mà là bố mẹ chọn giúp tôi. Không phải vì tôi đam mê, mà vì tôi không muốn bố mẹ thất vọng.

Con trai làm thời trang là yếu đuối?

Hiệu trưởng vướng vòng lao lý vì làm đồ dùng cho trường; Có nên gói đồ ăn thừa ở đám tiệc đem về?

Hiệu trưởng vướng lao lý vì làm đồ dùng cho trường; Gói đồ ăn thừa ở đám tiệc có kém lịch sự?… là những vấn đề thu hút bạn đọc tuần qua.

Hiệu trưởng vướng vòng lao lý vì làm đồ dùng cho trường; Có nên gói đồ ăn thừa ở đám tiệc đem về?

Lãnh đạo TP.HCM dâng hương tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ tại Côn Đảo

Sáng 27-7, đoàn đại biểu TP.HCM do Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Nên dẫn đầu đã đến dâng hương tại Đền thờ Côn Đảo.

Lãnh đạo TP.HCM dâng hương tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ tại Côn Đảo

Bác sĩ trẻ mang y tế chuyên sâu đến gần hơn với người dân Côn Đảo

Chương trình diễn ra trong ba ngày từ 25 đến 27-7, với sự tham gia của hơn 30 bác sĩ, chuyên gia đến từ nhiều bệnh viện lớn tại TP.HCM.

Bác sĩ trẻ mang y tế chuyên sâu đến gần hơn với người dân Côn Đảo

Xác định nguyên nhân mặt đường sụp, xe SH đang đi chúi đầu mắc kẹt

Khi tới gần nút giao Tôn Thất Tùng, mặt đường đột ngột sụp thành một hố sâu khiến bánh trước xe máy chúi đầu mắc kẹt.

Xác định nguyên nhân mặt đường sụp, xe SH đang đi chúi đầu mắc kẹt
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar