03/06/2025 09:19 GMT+7
Trở lại chủ đề

Đợi nửa ngày để được khám 3 phút, sao không cấp phát thuốc tại trạm y tế, đỡ phiền hà bệnh nhân?

Hằng tháng người bệnh mạn tính phải đến bệnh viện lấy thuốc mất nửa ngày, vì sao chưa rút ngắn thời gian cấp thuốc để giảm phiền hà cho người dân, sao không cấp phát thuốc tại trạm y tế?

lấy thuốc - Ảnh 1.

Người bệnh tại TP.HCM xếp hàng từ sáng sớm để lấy đơn thuốc bệnh mạn tính - Ảnh: THU HIẾN

Sau bài viết "Xếp hàng, chờ "dài cổ" lấy thuốc bệnh mạn tính", nhiều bạn đọc có ý kiến phản hồi.

Chờ nửa ngày, bác sĩ khám chỉ 3 phút

Nhiều người bệnh mạn tính phản ánh cứ hằng tháng phải đến bệnh viện lấy thuốc, trong khi các thuốc chủ yếu như cũ, khiến họ chịu không ít phiền hà.

Đặc biệt là người lớn tuổi, đi lại khó khăn mỗi lần đến bệnh viện lấy thuốc không thoát khỏi cảnh xếp hàng chen chúc, đợi hết cả ngày nếu có thêm khâu xét nghiệm.

Bạn đọc thuy****@gmail.com kể: "Tôi năm nay đã 68 tuổi, cứ 3 tuần (21 ngày) tôi phải đến bệnh viện để lấy thuốc theo toa thuốc cũ của bệnh cao huyết áp và tuyến tiền liệt.

Phải dậy sớm, xếp hàng lấy số khám, khám xong nộp đơn thuốc đóng tiền và lại xin số để được nhận thuốc, thường mất khoảng 4 tiếng.

Hôm nào phải xét nghiệm máu phải chờ tại bệnh viện qua buổi chiều mới xong việc khám và lấy thuốc về uống. Tuổi cao, hết sức mệt mỏi".

Bạn đọc Green Field chia sẻ: "Bác sĩ thăm khám có 3 phút, nhưng tôi phải chờ xong xuôi 1 buổi khám, nhanh lắm phải hết 3 tiếng cho đủ thứ thủ tục".

Tương tự bạn đọc nguy****@gmail.com cho biết: "Tôi ở quận 11 chỉ được có 14 ngày (2 tuần) thôi. Cả chục năm rồi vẫn vậy. Nay thấy đề nghị được 60 ngày, mừng lắm".

Bạn đọc tmin****@gmail.com đặt câu hỏi: "Tôi 63 tuổi cứ 28 ngày phải đi khám mỡ máu, gặp bác sĩ chừng 3 phút rồi nhận thuốc cũng như các tháng trước. Bác sĩ nói phải 6 tháng mới xét nghiệm lại. Vậy sao không cho thuốc dài ngày hơn?".

Chính vì vậy, người bệnh cho rằng đã đến lúc Bộ Y tế cần phải thay đổi quy định để người bệnh mạn tính không còn vất vả xếp hàng lấy thuốc hằng tháng.

Theo bạn đọc Vnhoabinhtute, để bệnh nhân xếp hàng chờ đợi lấy thuốc chỉ gây mệt mỏi thêm, lây bệnh thêm, lãng phí thời gian, nhân lực của mọi người. Do vậy nên thí điểm cấp thuốc 2 tháng/lần.

Tốt hơn nếu bác sĩ có sắp xếp được hẹn ngày giờ chia đều bệnh nhân tái khám sao cho khoa học, hợp lý, để không bị cảnh lúc thì quá đông, lúc lại vắng tanh. 

Đó cũng là quan điểm của bạn đọc tuan****@gmail.com: "Cần phát thuốc bảo hiểm y tế 2-3 tháng/lần để bệnh viện không quá tải, người dân cũng bớt gánh nặng đi lại mỗi tháng một lần".

Sao không để cấp phường, xã lấy thuốc cho bệnh mạn tính?

Thay vì phải vất vả đến bệnh viện chờ đợi để đến lượt thăm khám, nhiều bạn đọc cho rằng nên để trạm y tế phường, xã trực tiếp cấp phát thuốc cho người bệnh khi bệnh đã ổn định.

"Thấy bệnh viện đông quá tôi đem đơn thuốc về trạm y tế phường được khám và cấp thuốc huyết áp, mỡ máu y như vậy lại vắng vẻ khỏi xếp hàng lấy số. Sau 6 tháng cần làm cận lâm sàng tôi mới quay lại bệnh viện", bạn đọc Đoàn Hòa chia sẻ.

Theo bạn đọc Coc, phương án tốt nhất là bệnh viện cấp tỉnh sẽ khám, chữa bệnh rồi cho đơn thuốc để bệnh nhân về trạm y tế cấp xã, phường để lấy thuốc. Điều này nhằm giảm tải cho bệnh viện cấp tỉnh.

"Nếu được, các trạm y tế xã, phường lập danh sách bệnh nhân mắc bệnh mạn tính phải dùng thuốc dài hạn suốt đời, tách riêng khu vực tiếp đón và cấp thuốc. 

Khi đó dù có đông bệnh nhân cũng không ai ý kiến gì, thay vì lấy số thứ tự chung như hiện nay", bạn đọc Lê Thanh Trung đề xuất.

Theo bạn đọc Dinh Tan Tai: "Nên để y tế cơ sở cấp phát thuốc cho người bệnh, thuận lợi cho bệnh nhân lớn tuổi đi lại khó khăn, và Bộ Y tế có hướng dẫn và quy định cụ thể để phù hợp với tình hình mới sau phân cấp, để phát huy vai trò y tế cơ sở".

Bệnh mạn tính chiếm khoảng 60-70%

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, bác sĩ Cao Tấn Phước - giám đốc Bệnh viện Đa khoa khu vực Thủ Đức - cho biết hiện nay bệnh mạn tính đến bệnh viện thăm khám chiếm khoảng 60-70%.

Ông đồng tình với đề xuất kéo dài thời gian cấp phát thuốc lên 60 hoặc 90 ngày là cần thiết để tránh gây phiền hà cho bệnh nhân.

Tuy nhiên cần phải có sự linh hoạt của bác sĩ, đánh giá tình hình từng người bệnh.

Trường hợp bệnh đã ổn định có thể linh hoạt về thời gian, vì diễn tiến bệnh của người lớn tuổi rất dễ chuyển tiến nặng.

Bác sĩ kể chuyện đáng buồn khi khám cho người bệnh mạn tính

Nhiều người đến khám bệnh "tay không bắt giặc", bỏ quên thuốc men và đơn thuốc đang dùng.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

TP.HCM yêu cầu mở lại tỉnh lộ 743, gỡ kẹt nghiêm trọng tại nút Tân Vạn

Sở Xây dựng đã yêu cầu tạm thời tháo dỡ rào chắn, mở lại tỉnh lộ 743, tạo điều kiện cho xe từ cầu Đồng Nai tiếp tục đi như trước.

TP.HCM yêu cầu mở lại tỉnh lộ 743, gỡ kẹt nghiêm trọng tại nút Tân Vạn

Chính quyền giải thích việc chôn heo bệnh gần sông Trà Khúc là 'chôn tạm'

Lãnh đạo phường Nghĩa Lộ, Quảng Ngãi, xác nhận thông tin người dân phản ánh việc chôn heo bệnh ở khu vực gần sông Trà Khúc là đúng.

Chính quyền giải thích việc chôn heo bệnh gần sông Trà Khúc là 'chôn tạm'

Đi họp lớp, nghèo nên tự ti hay ngại cái không khí giả lả mà đầy áp lực?

Vì sao nhiều người không đến họp lớp, hoặc đến rồi rời đi cùng tiếng thở dài?

Đi họp lớp, nghèo nên tự ti hay ngại cái không khí giả lả mà đầy áp lực?

Từ 26-7, TP.HCM cấm nhiều loại xe đi vào đường Lê Thánh Tôn trước UBND TP.HCM

Đường Lê Thánh Tôn (đoạn từ đường Đồng Khởi đến đường Pasteur) trước trụ sở UBND TP.HCM sẽ tổ chức cấm xe tải, xe khách...

Từ 26-7, TP.HCM cấm nhiều loại xe đi vào đường Lê Thánh Tôn trước UBND TP.HCM

Tách riêng làn cho xe máy hay tổ chức linh hoạt, không đặt dải phân cách cố định?

Nhiều bạn đọc đề xuất cần tách làn ô tô và xe máy, cho rằng không thể mãi đổ lỗi cho xe máy trong tình trạng giao thông hỗn loạn.

Tách riêng làn cho xe máy hay tổ chức linh hoạt, không đặt dải phân cách cố định?

Quảng Ngãi rà soát toàn bộ nơi giữ trẻ sau vụ bé 14 tháng xuất huyết não tại điểm giữ trẻ

Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi đã có văn bản chỉ đạo khẩn trương rà soát, thống kê tất cả nhóm trẻ độc lập, điểm giữ trẻ.

Quảng Ngãi rà soát toàn bộ nơi giữ trẻ sau vụ bé 14 tháng xuất huyết não tại điểm giữ trẻ
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar