24/05/2022 21:40 GMT+7
Trở lại chủ đề

Những món ăn giúp khắc phục hội chứng COVID kéo dài

TTXVN
TTXVN

TTO - Các chuyên gia y tế khuyến nghị người bệnh nên bổ sung thịt, trứng, cá và sản phẩm từ sữa, cũng như rau quả, các loại hạt... để khắc phục hội chứng COVID kéo dài.

Những món ăn giúp khắc phục hội chứng COVID kéo dài - Ảnh 1.

Chế độ ăn uống có vai trò quan trọng đối với việc hồi phục sau khi mắc COVID-19 - Ảnh: REUTERS

Tại New Zealand, khoảng 200.000 người đang phải đối mặt với các triệu chứng COVID kéo dài (Long COVID). Để khắc phục và nhanh chóng thoát khỏi các triệu chứng này, các chuyên gia khuyến nghị chú trọng chế độ ăn uống bởi dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng đối với việc tăng cường hệ miễn dịch.

Các chuyên gia cũng đưa ra 3 cách thức bổ sung dinh dưỡng dễ thực hiện. Đầu tiên, nên ăn những thức ăn có các thành phần dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể như chất béo, protein và chất xơ. 

Cụ thể, trong sữa và phô mai có vitamin A và B12. Các loại cá nói chung và cá có dầu (như cá hồi) chứa vitamin A, B6, B12 và selen. Các loại thịt chứa kẽm, sắt, selen và các vitamin B6, B12.

Các loại rau lá xanh như cải xoăn, cải bó xôi và súp lơ xanh chứa vitamin A, B6, axit folic và sắt. Các loại quả hạch và hạt có vitamin E, đồng và sắt. Trái cây chứa vitamin A và C.

Thứ 2 là duy trì năng lượng. Mệt mỏi quá mức thường được coi là yếu tố chính gây suy nhược trong các triệu chứng của COVID kéo dài, do đó người bệnh cần bổ sung tinh bột chứa nhiều năng lượng, như khoai tây, bánh mì, cơm và mì ống. 

Ngoài ra, bệnh nhân cũng nên ăn nhiều hơn các loại ngũ cốc nguyên cám vì có chất xơ giúp quá trình giải phóng năng lượng diễn ra chậm hơn, từ đó giúp ích khi cơ thể phải chống chọi với tình trạng mệt mỏi. 

Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần uống đủ nước vì cơ thể thường bị mất nhiều nước khi chống lại tình trạng nhiễm trùng. Ngay cả khi cơ thể bị mất nước nhẹ cũng có thể làm giảm năng lượng, do đó người bệnh nên bổ sung thêm 500ml nước mỗi ngày nếu vẫn còn các triệu chứng của COVID-19.

Trong quá trình phục hồi sau khi mắc hội chứng COVID kéo dài, người bệnh có thể phải nhập viện hoặc nghỉ ngơi, điều này dẫn đến suy giảm khối lượng cơ. Do đó, người bệnh nên bổ sung protein như thịt, trứng, cá và sản phẩm từ sữa đầy đủ chất béo để giúp duy trì khối lượng cơ cho đến khi cơ thể có thể hoạt động trở lại. Ngoài ra, bệnh nhân cũng nên bổ sung protein từ thực vật như đậu, đậu lăng và các loại hạt.

Hát giúp giảm khó thở do hội chứng COVID-19 kéo dài

TTO - Hát có thể giúp giảm đáng kể tình trạng khó thở khi mắc hội chứng COVID-19 kéo dài, theo kết quả nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí y khoa 'The Lancet Respiratory Medicine'.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Phó chủ tịch TP.HCM: Bệnh viện Ung bướu tiên phong trong hỗ trợ các bệnh viện vệ tinh

Phó chủ tịch UBND TP.HCM đánh giá cao Bệnh viện Ung bướu TP.HCM đã tiên phong thực hiện chiến lược liên kết vùng, hỗ trợ chuyên môn cho các bệnh viện vệ tinh chặn ung thư.

Phó chủ tịch TP.HCM: Bệnh viện Ung bướu tiên phong trong hỗ trợ các bệnh viện vệ tinh

Bộ Chính trị: Nghiên cứu ban hành các chính sách hỗ trợ cho phụ nữ sinh đủ hai con trước 35 tuổi

Bộ Chính trị yêu cầu cần nghiên cứu ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích các cặp vợ chồng và cá nhân sinh đủ hai con.

Bộ Chính trị: Nghiên cứu ban hành các chính sách hỗ trợ cho phụ nữ sinh đủ hai con trước 35 tuổi

TP.HCM đề xuất giảm còn 102 trạm y tế, mỗi trạm tối thiểu 4 bác sĩ

Sở Nội vụ TP.HCM vừa đề xuất 273 trạm y tế hiện nay sẽ sắp xếp còn 102 trạm, ước tính mỗi trạm y tế có tối thiểu 4 bác sĩ.

TP.HCM đề xuất giảm còn 102 trạm y tế, mỗi trạm tối thiểu 4 bác sĩ

Thanh gỗ đâm xuyên ngực gần 1 gang tay, nam thanh niên thoát chết kỳ diệu

Nam thanh niên tại Quảng Bình bị thanh gỗ lớn đâm xuyên thấu vùng ngực trái sâu 20cm. May mắn thanh niên này đã được cứu kịp thời.

Thanh gỗ đâm xuyên ngực gần 1 gang tay, nam thanh niên thoát chết kỳ diệu

Đi khám sức khỏe phát hiện huyết thanh đục như sữa, nguy cơ đột quỵ cao

Khi đi khám tổng quát, một bệnh nhân nam 29 tuổi phát hiện huyết thanh đục như sữa, đây là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ đột quỵ, viêm tụy cấp...

Đi khám sức khỏe phát hiện huyết thanh đục như sữa, nguy cơ đột quỵ cao

Tăng cường phối hợp y tế đa ngành nhằm giảm gánh nặng HPV

MSD Việt Nam phối hợp cùng Hội Y Học Dự Phòng Việt Nam (VAPM) tổ chức hội nghị khoa học đa chuyên khoa với chủ đề “Vì một Việt Nam không gánh nặng bởi HPV”.

Tăng cường phối hợp y tế đa ngành nhằm giảm gánh nặng HPV
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar