06/07/2025 08:16 GMT+7

Ăn tối muộn có ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe?

Nhiều người chú trọng vào việc lựa chọn món ăn cho bữa tối, với mong muốn ăn những món ngon và giàu dinh dưỡng. Nhưng thời điểm dùng bữa cũng là một yếu tố quan trọng.

bữa tối - Ảnh 1.

Thời điểm ăn và món ăn, dinh dưỡng trong bữa ăn đều quan trọng với sức khỏe - Ảnh minh họa

Các nghiên cứu chỉ ra rằng bên cạnh việc ăn gì, thời điểm ăn cũng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sức khỏe.

Tại sao thời điểm dùng bữa lại quan trọng?

Theo tiến sĩ Frank Scheer, giám đốc chương trình y khoa về thời gian sinh học tại Bệnh viện Brigham and Women's, con người có "đồng hồ sinh học" điều chỉnh sinh lý và hành vi. Điều này có nghĩa là một bữa ăn có thể có những ảnh hưởng khác nhau đến sức khỏe của bạn, tùy vào thời điểm dùng bữa.

Bác sĩ Daisy Duan, trợ lý giáo sư khoa nội tiết, tiểu đường và chuyển hóa chất tại trường y Đại học Johns Hopkins cũng nói điều này trong nghiên cứu của mình. Nghiên cứu thu thập dữ liệu từ 20 người trẻ, khỏe, ăn bữa tối vào 2 khung giờ khác nhau là 6 và 10h tối. 

Khi dùng bữa muộn, mức đường huyết sẽ tăng cao hơn và khả năng xử lý chất béo giảm so với sau bữa ăn sớm hơn.

Ăn tối muộn cũng có thể mang đến những ảnh hưởng khác biệt, bất kể một người ăn ngay trước khi đi ngủ hay dành thời gian tiêu hóa trước khi ngủ, theo một trong những thí nghiệm gần đây của bác sĩ Duan.

Nghiên cứu khác của tiến sĩ Scheer chỉ ra rằng melatonin - loại hormone mà cơ thể tiết ra vào ban đêm để chuẩn bị cho giấc ngủ - đóng một vai trò trong quá trình này. Mức melatonin tăng lên dường như cản trở khả năng điều chỉnh lượng đường trong máu của cơ thể, dẫn đến các đợt tăng đường huyết cao hơn và kéo dài lâu hơn sau khi ăn, ông giải thích.

Scheer và các cộng sự của ông cũng đã chứng minh qua nghiên cứu trong phòng thí nghiệm rằng những người ăn tối muộn thường cảm thấy đói hơn và đốt cháy ít calo hơn so với khi ăn sớm trong ngày, đồng thời việc ăn muộn còn kích hoạt những thay đổi ở cấp độ mô có thể thúc đẩy tích trữ mỡ.

Ăn tối muộn có ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe của bạn?

Theo bác sĩ Duan, việc ăn tối muộn có thể dẫn đến tăng nguy cơ mắc các bệnh như béo phì hoặc tiểu đường tuýp 2. Mặt khác việc nạp calo vào ban ngày có thể giúp cho việc giảm cân dễ dàng hơn và cải thiện sự trao đổi chất. "Đối với hầu hết mọi người, tốt nhất là nên hạn chế lượng thức ăn nạp vào ban đêm", tiến sĩ Scheer cho biết.

Thời điểm dùng bữa không chỉ ảnh hưởng đến sự chuyển hóa chất. Một nghiên cứu gần đây khác còn cho thấy những người không ăn sau 6h tối có chất lượng giấc ngủ tốt hơn so với những người vẫn ăn vặt đến tận nửa đêm.

Thời điểm phù hợp để ăn bữa tối

Theo bác sĩ Duan, để đảm bảo quá trình trao đổi chất, nên hạn chế ăn muộn. Cô cho rằng nên ăn tối trước ít nhất 2 giờ trước khi ngủ. PGS.TS Collin Popp, khoa sức khỏe dân số Trường Y khoa Grossman, Đại học New York cho rằng từ 5-7h tối là thời điểm lý tưởng để ăn bữa tối.

Tuy nhiên đôi khi công viện bận rộn có thể khiến bạn phải ăn muộn. Đừng quá lo lắng nếu đó chỉ là chuyện thỉnh thoảng, PGS Popp nói. Ông chia sẻ với tạp chí Health rằng bạn chỉ nên tránh ăn một bữa thật no ngay trước giờ đi ngủ.

Trên thực tế, các nghiên cứu nhìn chung cho thấy bữa tối không nên là bữa ăn lớn nhất trong ngày, trái ngược với thói quen phổ biến ở Mỹ. "Hãy ăn phần lớn lượng calo vào buổi sáng sau khi bạn thức dậy hoặc vào khoảng giữa ngày", ông Popp cho biết.

Làm thế nào để luôn dùng bữa đúng giờ?

Nếu bạn đã quen với việc ăn muộn vì lịch trình hoặc vì cảm giác thèm ăn, việc chuyển sang giờ ăn sớm hơn có thể khá khó khăn. 

Để quá trình chuyển đổi diễn ra nhẹ nhàng hơn, ông Popp gợi ý nên bắt đầu thay đổi từ sớm trong ngày. Nếu bạn thường xuyên bỏ bữa sáng và chỉ ăn vội bữa trưa ngay tại bàn làm việc, khả năng cao là bạn sẽ đói vào buổi tối. 

Ông cũng cho rằng hãy ưu tiên các bữa ăn sớm trong ngày và đảm bảo chúng chứa nhiều protein, chất xơ và chất béo lành mạnh để bạn không quá đói vào buổi tối. Một số người cũng thấy hữu ích khi đặt ra "giờ cắt bữa" cụ thể, ngừng ăn sau một thời điểm nhất định thay vì mơ hồ cố gắng ăn sớm hơn.

Có phải kiêng món nhiều tinh bột trong bữa tối, bạn sẽ khỏe hơn?

Carbohydrate hay carb là tinh bột, đường và chất xơ trong những loại thực phẩm như trái cây, đậu, rau củ có tinh bột, ngũ cốc và các sản phẩm từ sữa. Nhiều người hay kiêng carb trong bữa tối vì nghĩ là sẽ gầy và khỏe.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Kính mát có thể gây ung thư?

Một tài khoản mạng xã hội có hơn 700.000 lượt theo dõi loan truyền kính mát gây ung thư, khiến dư luận mạng xôn xao.

Kính mát có thể gây ung thư?

'Sát thủ thầm lặng' Fentanyl: Kỳ 1: Thuốc giảm đau thành thuốc độc hủy hoại người trẻ

Fentanyl là loại thuốc giảm đau tổng hợp nhóm opioid mạnh hơn morphine 100 lần, đồng thời cũng là loại ma túy mạnh hơn heroin tới 50 lần.

'Sát thủ thầm lặng' Fentanyl: Kỳ 1: Thuốc giảm đau thành thuốc độc hủy hoại người trẻ

Bác sĩ phụ khoa xâm hại tình dục 9 bệnh nhân ở Pháp, nhận 10 năm tù

Ngày 5-7, tòa án Pháp đã tuyên một bác sĩ phụ khoa 10 năm tù vì xâm hại tình dục 9 bệnh nhân trong quá trình khám bệnh.

Bác sĩ phụ khoa xâm hại tình dục 9 bệnh nhân ở Pháp, nhận 10 năm tù

Ra mắt thiết bị chống giật trọn đời hạn chế hơn 90% tình huống điện giật, rủi ro điện

Trước tình hình hàng loạt tai nạn điện thương tâm liên tục xảy ra, yêu cầu về 1 thiết bị chống giật an toàn cao, hiệu quả, ngăn ngừa tối đa các nguy cơ xảy ra tai nạn điện được đặt ra cấp bách.

Ra mắt thiết bị chống giật trọn đời hạn chế hơn 90% tình huống điện giật, rủi ro điện

Thanh niên 34 tuổi gãy dương vật vì thói quen bẻ ‘cậu nhỏ’ buổi sáng

Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội tiếp nhận trường hợp bệnh nhân nam bị gãy dương vật, do thói quen bẻ 'cậu nhỏ' vào buổi sáng khi thức dậy.

Thanh niên 34 tuổi gãy dương vật vì thói quen bẻ ‘cậu nhỏ’ buổi sáng

Siết chặt kê đơn thuốc ngoại trú: Sắp hết thời mua thuốc kháng sinh ‘dễ như mua rau’

Bộ Y tế vừa ban hành thông tư 26 quy định nhiều nội dung mới về việc kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú, hướng đến mục tiêu quản lý minh bạch, hiệu quả và bảo vệ tốt hơn quyền lợi của người bệnh.

Siết chặt kê đơn thuốc ngoại trú: Sắp hết thời mua thuốc kháng sinh ‘dễ như mua rau’
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar