30/09/2022 18:22 GMT+7
Trở lại chủ đề

Sinh viên năm 2 chịu ảnh hưởng nặng vì rối loạn căng thẳng do COVID-19

PHƯƠNG ANH
PHƯƠNG ANH

TTO - Đó là một phần trong kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia TP.HCM), khảo sát ảnh hưởng của COVID-19 đến rối loạn căng thẳng sau sang chấn ở sinh viên.

Sinh viên năm 2 chịu ảnh hưởng nặng vì rối loạn căng thẳng do COVID-19 - Ảnh 1.

Thành viên nhóm nghiên cứu báo cáo tại hội thảo - Ảnh: PHƯƠNG ANH

Nghiên cứu trên cũng là một trong bốn tham luận được trình bày tại Hội thảo sức khỏe tâm thần lần thứ nhất, chủ đề "Đại dịch COVID-19: Những vấn đề đặt ra với công tác chăm sóc sức khỏe tâm thần", diễn ra ngày 30-9.

TS Lê Thị Mai Liên - giảng viên khoa tâm lý học Trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia TP.HCM), thành viên nhóm nghiên cứu - cho biết rối loạn căng thẳng sau sang chấn (PTSD) có thể xảy ra ở những người đã trải qua hoặc chứng kiến một sự kiện đau buồn như thiên tai, chiến tranh, khủng bố, tai nạn nghiêm trọng hoặc những người bị đe dọa tử vong, bạo lực tình dục hoặc trải qua những thương tích nghiêm trọng.

Khi làm khảo sát gồm 22 mệnh đề mô tả 7 yếu tố là COVID-19, kinh tế, học tập, khó khăn trong các mối quan hệ, người thân nhiễm bệnh, tang chế và ảnh hưởng xã hội với 228 sinh viên đang theo học tại các trường đại học thuộc TP.HCM, nghiên cứu đã ghi nhận hơn 60% sinh viên tham gia khảo sát đang gặp các triệu chứng PTSD.

"Con số này cao hơn so với những nghiên cứu về PTSD trên các đối tượng khác tại Việt Nam", TS Lê Thị Mai Liên cho biết.

Giải thích cho vấn đề này, TS Lê Thị Mai Liên phân tích: "Do đối tượng nghiên cứu là sinh viên đang trong độ tuổi đầu trưởng thành, đối tượng có nguy cơ cao phát triển các rối loạn tâm thần và tâm bệnh, đặc biệt là sau khi gặp phải những tình trạng gây căng thẳng".

Sinh viên năm 2 chịu ảnh hưởng nặng vì rối loạn căng thẳng do COVID-19 - Ảnh 2.

Sinh viên tham gia hoạt động của ĐH Quốc gia TP.HCM - Ảnh: TRỌNG NHÂN

TS Lê Thị Mai Liên khuyến nghị các nhà trường tiến hành việc sàng lọc định kỳ để phát hiện và hỗ trợ sinh viên có khó khăn về sức khỏe tâm thần. Đồng thời, trường có thể tập trung vào giáo dục tâm lý để trang bị kỹ năng ứng phó cho sinh viên.

Sinh viên cũng có thể thành lập các nhóm hỗ trợ, để các bạn cùng chia sẻ, hỗ trợ nhau vượt qua những tình huống khó khăn.

Bên cạnh đó, các cơ quan nhà nước có thể triển khai những chính sách hỗ trợ tài chính, thực phẩm cho sinh viên trong tình huống khó khăn như đại dịch, tăng cường hỗ trợ tâm lý cho sinh viên và kiểm soát những thông tin truyền thông để tránh sự lan truyền của những thông tin sai sự thật, gây hoang mang lo sợ trong cộng đồng.

Triệu chứng PTSD được ghi nhận cao nhất ở sinh viên năm 2

Theo kết quả ghi nhận tự báo cáo của sinh viên, nghiên cứu chỉ ra rằng những sinh viên năm thứ 2 là nhóm đối tượng bị ảnh hưởng bởi PTSD cao nhất.

TS Lê Thị Mai Liên thông tin: "Khi dịch COVID-19 xuất hiện lần đầu, các sinh viên năm 2 đại học hiện tại đang là học sinh cuối cấp III, chuẩn bị cho kỳ thi cuối cấp và đại học nên có nhiều căng thẳng".

"Sau khi đại dịch COVID-19 xuất hiện, sinh viên năm 2 lại một lần nữa có nhiều nguy cơ tái trải nghiệm những sự kiện căng thẳng như thời điểm chuẩn bị cho kỳ thi đại học. Sinh viên năm 2 cũng có thể có những nỗi thất vọng vì cuộc sống đại học trong đại dịch không như những gì mình mong đợi", TS Lê Thị Mai Liên cho biết thêm.

‘Tiếp sức tân sinh viên khó khăn, tôi như thấy bóng dáng của mình năm xưa'

TTO - Ngày 30-9, đại diện một số tập thể cùng các cá nhân đã đến báo Tuổi Trẻ ủng hộ quỹ học bổng "Tiếp sức đến trường", góp tay chia sẻ với tân sinh viên khó khăn.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Nụ hôn, chiếc cầu trường sinh cho tình yêu và sức khỏe?

Trong những món quà vô giá mà tạo hóa dành tặng loài người, có lẽ không gì tinh tế và kỳ diệu bằng nụ hôn.

Nụ hôn, chiếc cầu trường sinh cho tình yêu và sức khỏe?

Chưa tới 30 phút, bạn có thể cứu một mạng người

Quy trình hiến máu hiện nay diễn ra rất nhanh chóng với việc quét mã QR căn cước công dân, an toàn và hoàn toàn miễn phí. Người hiến máu sẽ trải qua các bước kiểm tra sức khỏe, lấy máu và nghỉ ngơi dưới sự hỗ trợ của nhân viên y tế.

Chưa tới 30 phút, bạn có thể cứu một mạng người

Kê đơn thuốc 2-3 tháng/lần: Nhiều bệnh nhân mãn tính nói chỉ được cấp thuốc như cũ

Quy định mới cho phép kê đơn thuốc mãn tính tối đa 90 ngày nhưng tại nhiều bệnh viện, bệnh nhân vẫn chỉ nhận thuốc 28 ngày.

Kê đơn thuốc 2-3 tháng/lần: Nhiều bệnh nhân mãn tính nói chỉ được cấp thuốc như cũ

Cần tạo thói quen khám sức khỏe định kỳ

Làm thế nào để chủ trương này thực sự đi vào cuộc sống? Tuổi Trẻ ghi nhận ý kiến của người dân, bác sĩ và chuyên gia.

Cần tạo thói quen khám sức khỏe định kỳ

Cảnh sát giao thông dẫn đường taxi chở bé trai co giật đến bệnh viện cấp cứu kịp thời

Thấy con trai bị sốc phản vệ, lên cơn co giật, người mẹ nhanh trí nhờ cán bộ Cục Cảnh sát giao thông đang làm nhiệm vụ trên cao tốc dùng mô tô đặc chủng dẫn đường đến bệnh viện nhanh chóng.

Cảnh sát giao thông dẫn đường taxi chở bé trai co giật đến bệnh viện cấp cứu kịp thời

Đái tháo đường âm thầm 'tấn công' người trẻ, 5 người sẽ có 1 người không biết bệnh

Đó là thông tin được PGS Nguyễn Thị Bích Đào - chủ tịch Hội Đái tháo đường và nội tiết TP.HCM - chia sẻ tại hội thảo khoa học Chiến lược quản lý các bệnh lý tim mạch - chuyển hóa từ khuyến cáo đến thực hành lâm sàng do Bệnh viện Gia An 115 tổ chức.

Đái tháo đường âm thầm 'tấn công' người trẻ, 5 người sẽ có 1 người không biết bệnh
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar