09/04/2024 11:11 GMT+7

Nhiều vụ ngộ độc sau ăn thịt gà, cẩn thận gà thải nhiều nước cấm nhưng Việt Nam vẫn có

Thị trường thịt gà hiện nay rất đa dạng nguồn cung, lượng thịt gà nhập khẩu chiếm phần lớn. Tuy nhiên đối lập với nhu cầu tiêu thụ thịt trong nước ngày càng tăng, 'hành lang' an toàn thực phẩm còn nhiều lỏng lẻo.

Ngoài thịt gà nhập theo đường chính ngạch, hiện nay tình trạng nhập lậu diễn ra khá phổ biến, kéo theo lo ngại lớn nhất về an toàn thực phẩm - Ảnh: A LỘC

Ngoài thịt gà nhập theo đường chính ngạch, hiện nay tình trạng nhập lậu diễn ra khá phổ biến, kéo theo lo ngại lớn nhất về an toàn thực phẩm - Ảnh: A LỘC

Không ít trường hợp ngộ độc thời gian gần đây là sau khi ăn thịt gà, nguy cơ ngộ độc càng lớn hơn khi thời tiết nắng nóng kéo dài. Vậy làm gì để bảo đảm an toàn thực phẩm?

Giá dễ thở, nhưng an toàn thì... hên xui

Ngày 7-4, theo ghi nhận của Tuổi Trẻ về việc buôn bán thịt gia cầm tại một số khu chợ truyền thống trên địa bàn TP.HCM, không quá khó để tìm mua thịt gà các loại, đáng nói người tiêu dùng không phải đắn đo khi mua sản phẩm vì giá cả rất mềm.

Tại chợ Tân Định (quận 1), thịt gà được bán với giá "dễ thở" dù đây mệnh danh là khu chợ dành cho người giàu. Thịt gà nguyên con và thịt gà bán theo bộ phận như cánh gà, đùi gà, chân gà... rất đa dạng, giá dao động 150.000 - 250.000 đồng/kg tùy loại.

"Gà ở đây là gà công nghiệp nhưng rõ nguồn gốc. Tôi bán ở đây bao nhiêu năm, ai ăn có chuyện gì cứ ra tìm tôi. Gà rõ nguồn gốc là gà... ăn vào không chết ai!?" - người phụ nữ bán thịt gà trên vỉa hè lối vào chợ, đường Bà Lê Chân (quận 1), cho hay.

Tương tự, tại chợ Bà Chiểu (quận Bình Thạnh), đi sâu vào gian hàng thịt gia cầm là dãy các sạp bán thịt gà. Đây được cho là... "gà ta" - tức là gà nuôi thả vườn, được chuyển từ các tỉnh miền Tây, Bình Dương, Đồng Nai lên TP.HCM.

Chị Nguyễn Thị An, người bán thịt gà, nói: "Tôi chuyên bán thịt gà có giấy truy xuất nguồn gốc, lấy hàng từ chợ đầu mối về. Giấy tờ có mới ra được khỏi chợ và về đây ban quản lý chợ cũng đi kiểm tra. Thịt gà dễ ăn, dễ chế biến nhiều món mà giá rất cạnh tranh vì giờ gà nhập rất nhiều. Nên dù chợ có ít người, thịt gà cũng bán hết rất nhanh".

Thời kinh doanh số, đi chợ online là câu chuyện của không ít người tiêu dùng. Chỉ cần gõ "mua thịt gà" là hàng loạt tài khoản, nhóm... trên mạng xã hội bán thực phẩm này. Gà đông lạnh giá chỉ 80.000 đồng/kg; cánh gà, đùi gà 50.000 đồng/nửa ký; các phụ phẩm khác giá cũng rất mềm...

"Gà nhập bên em là ngon nhất rồi. Giá này bán theo giá nhà hàng, quán ăn... để chia sẻ khó khăn với mọi người. Đông lạnh nên các bác để ngàn năm cũng không hư hỏng", chủ tài khoản N.C rao hàng.

Trước thị trường thịt gà, thịt gia cầm phong phú và đa dạng các loại, nhiều người cho rằng thịt gà không kén khách và được ưa chuộng nhiều. "Tuy nhiên để mua được thịt ngon, đảm bảo chất lượng thì tôi cũng chỉ biết nói là... hên xui", chị Thiên Hương (quận Phú Nhuận) nhìn nhận.

Việt Nam nhập thịt thải loại từ các nước

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, trong 5 năm gần đây sản lượng thịt gà và phụ phẩm gia cầm nhập khẩu hằng năm đều tăng liên tục. Cùng với nhập khẩu chính ngạch, tình trạng nhập lậu diễn ra trên diện rộng sẽ khiến Việt Nam trở thành nước siêu nhập khẩu sản phẩm chăn nuôi.

Hiện Việt Nam đang nhập khẩu thịt và sản phẩm thịt từ 37 thị trường trên thế giới. Hàn Quốc, Mỹ, Brazil, Ba Lan, Nga là những thị trường xuất khẩu nhiều thịt gà sang Việt Nam. Chuyên gia kinh tế Nguyễn Vi Xuân (TP.HCM) dẫn lại kết quả nghiên cứu của Công ty nghiên cứu thị trường Ipsos, trong 10 năm gần đây mức tăng trưởng tiêu thụ thịt gia cầm trên đầu người tăng 8,5%/năm và có xu hướng tăng nhanh hơn so với tiêu thụ thịt heo.

Theo đó, năm 2020 mỗi người dân Việt Nam tiêu thụ bình quân gần 17kg thịt gia cầm, đến năm 2022 tiêu thụ khoảng 20kg/người và dự báo năm 2023 sẽ là 22kg/người. Trung bình mỗi ngày người Việt tiêu thụ hơn 674 tấn thịt gà nhập khẩu.

"Xu thế tiêu thụ thịt của thế giới cũng như Việt Nam ngày càng tăng. Ngoài nguồn cung nội địa, lượng thịt gà và phụ phẩm gia cầm nhập khẩu hằng năm đều tăng liên tục. Ngoài hàng chính ngạch thì sẽ có nhập lậu, thậm chí diễn ra trên diện rộng. Kéo theo lo ngại lớn nhất là vấn đề an toàn thực phẩm", chuyên gia này nhìn nhận.

Ông Nguyễn Kim Đoán, phó chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai, cho rằng đang có "tảng băng chìm" rất lớn trong nhập khẩu thịt. Ông Đoán nói: "So với các nước có nền chăn nuôi phát triển, các quy định về nhập khẩu sản phẩm chăn nuôi của nước ta chưa chặt chẽ, còn nhiều lỗ hổng. Công tác kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm còn bất cập. 

Việc truy xuất nguồn gốc là cơ sở quan trọng để đánh giá thực phẩm an toàn. Chẳng hạn hiện chưa có quy định một số chỉ tiêu liên quan đến an toàn vệ sinh thực phẩm khi đưa chỉ tiêu Salmonella và chỉ tiêu E.coli vào sản phẩm thịt nhập khẩu".

Ngoài ra, theo ông Đoán, việc nhập khẩu ồ ạt các sản phẩm chăn nuôi hiện nay đang là vấn đề hệ trọng, gây nhiều rủi ro và hệ lụy cho người dùng. Như nguy cơ lan truyền dịch bệnh, nhất là những dịch bệnh nguy hiểm, trong đó có bệnh dịch tả lợn châu Phi, bệnh cúm gia cầm và viêm da nổi cục trên trâu bò.

Còn theo lãnh đạo Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Việt Nam, chúng ta cho nhập cả những sản phẩm mà nước ngoài không ăn như gà đẻ thải loại, da gà, cổ cánh gà, chân gà...

"Một lượng lớn gà đẻ thải loại nguyên con chặt đầu, chặt cánh được doanh nghiệp nhập về từ Hàn Quốc với giá rất rẻ. Tình trạng thịt gà nhập khẩu giá rẻ, cảnh báo lớn về vấn đề an toàn thực phẩm", vị này thông tin.

Ngoài thịt gà nhập theo đường chính ngạch, hiện nay tình trạng nhập lậu diễn ra khá phổ biến, kéo theo lo ngại lớn nhất về an toàn thực phẩm - Ảnh: A LỘC

Ngoài thịt gà nhập theo đường chính ngạch, hiện nay tình trạng nhập lậu diễn ra khá phổ biến, kéo theo lo ngại lớn nhất về an toàn thực phẩm - Ảnh: A LỘC

Vì sao thịt gà lại dễ gây ngộ độc?

Bác sĩ Trần Thị Hiếu, phụ trách khoa dinh dưỡng, tiết chế Bệnh viện Đa khoa khu vực Thủ Đức (TP.HCM), cho biết thời tiết nắng nóng kéo dài là môi trường thuận lợi để vi khuẩn sinh sôi, phát triển dẫn tới nhiễm khuẩn hoặc làm thức ăn hư hỏng nhanh. 

Bên cạnh đó nếu trong quá trình chế biến, bảo quản không đúng có thể tiềm ẩn nguy cơ gây ra ngộ độc thực phẩm.

Thịt gà thuộc nhóm đạm dễ bị ôi thiu, khi vi khuẩn xâm nhập (Salmonella, Campylobacter, Escherichia coli) dễ sinh ra các chất độc do vậy nếu trong quá trình chế biến mà bảo quản không kỹ thì khi ăn vào sẽ ngộ độc. Trường hợp nếu chế biến kỹ vẫn có thể bị nhiễm khuẩn trong khâu bảo quản sau chế biến.

"Vào mùa hè, không chỉ riêng thịt gà mà các loại món ăn khác nên ăn trong vòng hai giờ sau khi chế biến. Đặc biệt lưu ý với một số các thức ăn mua chế biến sẵn, đến lúc mua về sử dụng lúc này đã để quá hai giờ, do vậy các loại vi khuẩn đã sinh sôi, dễ gây ngộ độc thực phẩm", bác sĩ Hiếu nhấn mạnh.

Bác sĩ Hiếu khuyến cáo để đảm bảo an toàn thực phẩm, thịt gia cầm cần được nấu chín hoàn toàn, không nên rửa thịt sống và không để thịt sống tiếp xúc với dụng cụ, bề mặt bếp, thớt và các thực phẩm khác vì điều này có thể dẫn đến lây nhiễm chéo.

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Hoa Kỳ, khuẩn Salmonella được tìm thấy ở nhiều loại thực phẩm bao gồm thịt gà, gà tây, thịt bò, thịt heo, trứng, trái cây, rau mầm, các loại rau khác và thậm chí cả thực phẩm chế biến sẵn.

Làm sao để nhận biết ngộ độc thực phẩm?

Bác sĩ Trần Ngọc Lưu Phương, khoa nội tiêu hóa Bệnh viện Nguyễn Tri Phương (TP.HCM), cho biết đối với các trường hợp ngộ độc thức ăn nếu có các dấu hiệu sau nên đến cơ sở y tế để được trợ giúp: sốt 38,5 độ trở lên, bụng chướng, ói liên tục, đi cầu phân nước nhiều lần (trên ba lần trong vòng bốn giờ), tê tay chân, không uống được.

Ngộ độc thức ăn làm mất nước, rối loạn chất muối trong cơ thể, có thể ảnh hưởng đến hô hấp, tuần hoàn, não. Nếu ngộ độc nặng, bệnh nhân sẽ bị nhiễm trùng, nhiễm độc máu, có thể gây nguy hiểm và tử vong.

Ngoài ra, nếu không có các biểu hiện về đường tiêu hóa nhưng xuất hiện triệu chứng nhức đầu, chóng mặt, hoa mắt cũng phải đến các cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị kịp thời. Không nên tự ý theo dõi điều trị tại nhà. Càng nhập viện sớm thì tỉ lệ điều trị khỏi càng cao.

Mỗi tháng hàng chục ngàn tấn gà thải loại nhập lậu vào Việt Nam

Theo Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Việt Nam, mỗi tháng có hàng chục ngàn tấn gà thải loại được nhập lậu qua biên giới vào Việt Nam, điều này khiến chăn nuôi gia cầm trong nước 'kiệt quệ'.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bộ trưởng Bộ Y tế: Người dân rất hoang mang, không biết đâu là hàng giả - hàng thật

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan khẳng định quan điểm của bộ về xử lý hàng giả trong lĩnh vực y tế là phải đấu tranh quyết liệt, xử lý nghiêm khắc, không có vùng cấm, không có ngoại lệ.

Bộ trưởng Bộ Y tế: Người dân rất hoang mang, không biết đâu là hàng giả - hàng thật

Nhân viên y tế - nhóm nguy cơ cao mắc căn bệnh do đứng lâu ngồi nhiều nhưng bị lãng quên

Nhắc đến suy giãn tĩnh mạch, phần lớn mọi người thường hình dung đây là căn bệnh phổ biến ở người cao tuổi, phụ nữ hoặc những ai phải đứng lâu, ngồi nhiều.

Nhân viên y tế - nhóm nguy cơ cao mắc căn bệnh do đứng lâu ngồi nhiều nhưng bị lãng quên

Nữ sinh biến chứng lộ tuyến lệ, ngửa mi dưới, chảy nước mắt vì cắt mắt 'giọt lệ Trung Hoa' ở spa

Theo quy định, spa không được phép thực hiện các dịch vụ thẩm mỹ xâm lấn (cắt mí mắt, nâng mũi...), nhưng vì tin vào những lời quảng cáo trên mạng xã hội "làm đẹp không đau, nhanh gọn, giá rẻ", nhiều chị em phải gánh hậu quả.

Nữ sinh biến chứng lộ tuyến lệ, ngửa mi dưới, chảy nước mắt vì cắt mắt 'giọt lệ Trung Hoa' ở spa

Người vợ quỳ gối khóc tiễn biệt tạng của chồng trước khi hiến tặng

Nén đau thương đồng ý hiến tạng chồng sau khi chết não để cứu sống những người bệnh khác, người vợ khiến nhiều người nghẹn ngào khi quỳ gối tiễn biệt tạng chồng trước khi rời khỏi bệnh viện.

Người vợ quỳ gối khóc tiễn biệt tạng của chồng trước khi hiến tặng

Vụ 60 tấn giá đỗ 'tắm nước kẹo': Chiêu trò đầu độc người tiêu dùng

Do lợi nhuận rất lớn, nhiều người bất chấp thực hiện hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả với nhiều phương thức, thủ đoạn tinh vi nên việc phát hiện, xử lý của lực lượng chức năng gặp không ít khó khăn.

Vụ 60 tấn giá đỗ 'tắm nước kẹo': Chiêu trò đầu độc người tiêu dùng

Nửa thế kỷ kiến tạo biểu tượng y tế quân đội phía Nam

Hơn 50 năm phát triển, trưởng thành từ chiến tranh, đến nay Bệnh viện Quân y 175 đã trở thành bệnh viện tuyến cuối của quân đội khu vực phía Nam, có chất lượng điều trị ngang tầm các bệnh viện trong cả nước và khu vực.

Nửa thế kỷ kiến tạo biểu tượng y tế quân đội phía Nam
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar