21/05/2025 16:10 GMT+7
Trở lại chủ đề

Người mắc COVID-19: Cách ly như thế nào?

Trong bối cảnh ca mắc COVID-19 tại một số nước đang có xu hướng gia tăng, Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế) có văn bản đề nghị các cơ sở y tế sẵn sàng thu dung, cách ly điều trị ca bệnh COVID-19.

covid-19 - Ảnh 1.

Hình ảnh ám ảnh một thời: một số khu vực ở Giảng Võ, Hà Nội bị cách ly vì phát hiện ca COVID-19 tháng 7-2021- Ảnh: NAM TRẦN

Tại Việt Nam và nhiều nước trên thế giới, COVID-19 đã được coi là bệnh lưu hành, được xếp vào bệnh truyền nhiễm nhóm B, cùng nhóm với bệnh cúm. Vậy việc cách ly khi mắc COVID-19 sẽ như thế nào?

Không lập khu, trường trại cách ly tập trung

Hiện nay trên thế giới đã ghi nhận số ca mắc COVID-19 gia tăng tại một số quốc gia như Brazil, Anh, Thái Lan... Từ đầu năm đến nay, Việt Nam cũng ghi nhận rải rác 148 trường hợp mắc tại 27 tỉnh, thành phố và không có ca tử vong. Nước ta không ghi nhận các ổ dịch tập trung, nhưng có sự gia tăng nhẹ trong 3 tuần gần đây, trung bình với 20 ca mắc/tuần.

Trong bối cảnh ca mắc COVID-19 có xu hướng gia tăng, Cục Quản lý khám chữa bệnh đã có văn bản chỉ đạo các cơ sở y tế tăng cường công tác khám, phát hiện, điều trị ca bệnh COVID-19. Trong đó có yêu cầu các bệnh viện chuẩn bị sẵn sàng cơ sở vật chất, khu vực cách ly, thiết bị y tế, vật tư y tế để tổ chức thu dung, cách ly, chẩn đoán, điều trị và kiểm soát nhiễm khuẩn.

Sau thời gian dài COVID-19 không được nhắc đến, khi có thông tin này khiến không ít người dân băn khoăn, lo ngại bởi có thể sẽ phải "cách ly tại bệnh viện" khi mắc COVID-19 như trong bối cảnh đại dịch năm 2020-2021.

Trao đổi với Tuổi Trẻ ngày 20-5, Cục Quản lý khám chữa bệnh cho hay việc "chuẩn bị sẵn sàng khu cách ly" không phải để cách ly người bệnh tập trung như trong đại dịch. 

Theo đó các bệnh viện chỉ chuẩn bị các khu vực cách ly trong bệnh viện (có thể là 1-2 phòng bệnh tùy thuộc số lượng bệnh nhân) để tiếp nhận điều trị bệnh nhân COVID-19. 

Việc này nhằm kiểm soát lây nhiễm bệnh cho các bệnh nhân đang mắc bệnh nặng, đặc biệt là những bệnh nhân phẫu thuật, người có bệnh nền.

"Theo quy định về khám chữa bệnh hiện nay, các bệnh truyền nhiễm do vi rút, bệnh lây qua đường hô hấp khi điều trị tại bệnh viện đều phải nằm tại khoa truyền nhiễm để tránh lây nhiễm chéo cho các bệnh nhân khác. 

Ví dụ các bệnh truyền nhiễm nhóm B như cúm, lao phổi, thủy đậu, bệnh sởi... đều được khuyến cáo cách ly y tế để tránh lây nhiễm cộng đồng. Đối với COVID-19 việc cách ly tại cơ sở y tế cũng tương tự như vậy", Cục Quản lý khám chữa bệnh giải thích.

Tự cách ly để bảo vệ người có nguy cơ cao

Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Võ Hải Sơn, phó cục trưởng Cục Phòng bệnh, cho hay đơn vị này vẫn tiếp tục theo dõi diễn biến của bệnh từ các nước trong khu vực và Tổ chức Y tế thế giới (WHO) để từ đó đưa ra các khuyến cáo kịp thời nếu xuất hiện biến thể mới lây lan nhanh, gây bệnh nặng.

"Cho đến nay cục chưa nhận được khuyến cáo mới của WHO về việc phòng ngừa COVID-19. Các biện pháp phòng bệnh vẫn được thực hiện như trước đó. Tuy nhiên, trong bối cảnh các nước có số ca mắc tăng cục cũng có khuyến cáo người dân đi từ các quốc gia đang có dịch COVID-19 chủ động theo dõi sức khỏe, khi có biểu hiện nghi ngờ mắc bệnh hoặc có biểu hiện bệnh chuyển nặng cần đến cơ sở y tế để được điều trị", ông Sơn cho hay.

Về việc người dân khi nghi ngờ mắc bệnh, tự xác định mắc COVID-19, theo lãnh đạo Cục Phòng bệnh vẫn cần chủ động cách ly để tránh lây nhiễm cho người có nguy cơ cao, hệ miễn dịch suy giảm như trẻ nhỏ, người cao tuổi, phụ nữ có thai và người mắc bệnh nền.

Theo hướng dẫn giám sát và phòng chống COVID-19 của Bộ Y tế, người mắc COVID-19 khi điều trị ngoại trú phải đeo khẩu trang, nên tự cách ly tại nơi lưu trú ít nhất 5 ngày kể từ khi xuất hiện triệu chứng đầu tiên hoặc từ khi có kết quả xét nghiệm dương tính và nên đeo khẩu trang hết ngày thứ 10 để tránh lây nhiễm cho người khác. 

Nếu cần rời khỏi nơi lưu trú, cần tuân thủ đeo khẩu trang, thường xuyên khử khuẩn tay, hạn chế tiếp xúc với người khác.

Người chăm sóc hoặc người ở cùng nhà với người bệnh phải đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người bệnh; hạn chế tiếp xúc với người bệnh. Bên cạnh đó thường xuyên rửa tay bằng nước sạch và xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay; vệ sinh khử khuẩn các vật dụng và bề mặt tiếp xúc như mặt bàn, tay nắm cửa, các thiết bị cầm tay, bồn cầu, bồn rửa... hằng ngày và khi dây bẩn; giữ thông thoáng, vệ sinh nơi lưu trú.

COVID-19 đã là bệnh lưu hành

Trao đổi với Tuổi Trẻ, PGS Trần Đắc Phu, nguyên cục trưởng Cục Y tế dự phòng, cho biết hiện nay COVID-19 là bệnh lưu hành, được xếp vào bệnh truyền nhiễm nhóm B. Bệnh không mất đi, vì vậy sẽ có lúc tăng lúc giảm số ca mắc, thậm chí có tính chất chu kỳ như cúm.

Một bác sĩ đang công tác tại bệnh viện tuyến cuối ở Hà Nội cũng cho hay thời gian gần đây bệnh viện có tiếp nhận điều trị bệnh nhân COVID-19, tuy nhiên hầu hết các bệnh nhân có biểu hiện nhẹ, chủ yếu thuộc nhóm bệnh nhân có bệnh nền cần theo dõi. Các ca mắc COVID-19 được xử lý như những bệnh truyền nhiễm đường hô hấp khác.

"Những người có triệu chứng nghi ngờ và những người tiếp xúc với người có triệu chứng nghi ngờ phải đeo khẩu trang. Đồng thời thường xuyên rửa tay bằng nước sạch và xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay", vị này khuyến cáo.

Ông Phu cũng cho rằng người dân không quá lo lắng nhưng cũng không được chủ quan. "Chúng ta không thể loại trừ khả năng COVID-19 có diễn biến bất ngờ. Vì thế các cơ sở y tế cần có sự chuẩn bị để nếu không may có bất ngờ thì chúng ta có đủ giường bệnh, cơ sở cách ly để dịch không bùng phát mạnh, không nhiễm khuẩn chéo dẫn đến tử vong như trước đây", ông Phu nhấn mạnh.

Người dân không nên quá lo lắng về các ca COVID-19 hiện nay. COVID-19 vẫn tồn tại trong cộng đồng với các ca bệnh rải rác, nhưng chưa ghi nhận trường hợp nặng hay tử vong. Biến thể đang lưu hành vẫn là chủng nhẹ của Omicron. Dù vậy nhóm nguy cơ cao như người có bệnh nền, suy giảm miễn dịch, phụ nữ mang thai... khi mắc bệnh vẫn có thể chuyển nặng, phải nhập viện.

PGS TRẦN ĐẮC PHU

Châu Á: ca nhiễm tăng, không nghiêm trọng

Người mắc COVID-19: Cách ly như thế nào? - Ảnh 2.

Số ca mắc COVID-19 tăng liên tục trong 11 tuần liên tiếp ở Thái Lan - Ảnh: THAIRATH

Theo báo Economic Times, những dữ liệu mới nhất cho thấy COVID-19 đang hoạt động mạnh trở lại tại nhiều nước châu Á, bất chấp đây là giai đoạn mà các bệnh đường hô hấp thường có xu hướng chững lại.

Tại các đô thị lớn như Hong Kong và Singapore, cơ quan y tế đã nâng mức cảnh báo sau khi số ca mắc COVID-19 tăng đột biến. Trung Quốc và Thái Lan cũng đang đối mặt với các đợt bùng phát mới, buộc chính quyền phải thúc đẩy khuyến cáo y tế cộng đồng, kêu gọi người dân tiêm các mũi vắc xin tăng cường.

Ông Albert Au, người đứng đầu chi nhánh về bệnh truyền nhiễm thuộc Trung tâm Bảo vệ sức khỏe của Hong Kong, cho biết trong tuần đầu tiên của tháng 5, đặc khu hành chính này ghi nhận 31 ca mắc COVID-19 chuyển nặng và tử vong, cao nhất trong vòng 1 năm qua.

Tại Singapore, Bộ Y tế báo cáo khoảng 14.200 ca mắc mới trong cùng thời điểm, tăng 28% so với tuần trước đó. Đáng chú ý, Singapore chỉ công bố số liệu COVID-19 khi xuất hiện đợt dịch đáng lo ngại.

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Trung Quốc (CDC) cũng cho biết số ca mắc COVID-19 tại nước này đã tăng gấp đôi trong khoảng thời gian từ cuối tháng 3 đến đầu tháng 5.

Tại Thái Lan, số ca nhiễm tăng vọt sau lễ hội té nước Songkran vào giữa tháng 4. Theo thống kê của các quan chức Thái Lan, quốc gia này ghi nhận 33.030 ca mắc mới, 2 ca tử vong từ ngày 11 đến 17-5. Các chuyên gia y tế nhận định việc tụ tập hàng ngàn người trong dịp này là yếu tố chính dẫn đến sự lây lan mạnh của vi rút.

Hiện các nhà chức trách Thái Lan và Ấn Độ tích cực khuyến khích người dân tiêm đủ các mũi vắc xin cần thiết và các mũi tăng cường, nhất là những người thuộc nhóm có nguy cơ cao.

Giáo sư Yong Poovorawan - chuyên gia vi rút học tại Viện hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thái Lan - nói rằng COVID-19 hiện đã trở thành bệnh theo mùa, các trường hợp nhiễm COVID-19 cũng không nghiêm trọng do hầu hết người dân đã có kháng thể từ tiêm chủng hoặc do các lần mắc trước.

Lý do khiến dịch bệnh ở Thái Lan lây lan nhanh chóng do phần lớn các ca COVID-19 đều mắc biến thể JN.1, phát triển từ biến chủng Omicron.

Cách ly phòng COVID-19 hiện nay có còn cần thiết?

Thời điểm đại dịch COVID-19 xuất hiện đầu năm 2020 tại Việt Nam, những người tiếp xúc gần 2m đã thuộc diện nghi nhiễm và phải cách ly, người bệnh phải cách ly 14 ngày. Còn hiện nay, việc thực hiện cách ly COVID-19 như thế nào?

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Anh triển khai vắc xin ngừa lậu đầu tiên trên thế giới

Vắc xin 4CMenB được đánh giá là “bước tiến lớn trong chăm sóc sức khỏe tình dục”, hứa hẹn hỗ trợ giảm mạnh số ca mắc bệnh lậu.

Anh triển khai vắc xin ngừa lậu đầu tiên trên thế giới

Bệnh viện tuyến cuối tại TP.HCM lo quá tải sau sáp nhập, có thể tăng cả chục triệu lượt khám

Sau khi Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu sáp nhập vào TP.HCM, dự báo lượt khám bệnh tại các bệnh viện tuyến cuối TP.HCM sẽ tăng gần chục triệu lượt, gây quá tải.

Bệnh viện tuyến cuối tại TP.HCM lo quá tải sau sáp nhập, có thể tăng cả chục triệu lượt khám

Phát hiện siêu vi khuẩn trong bệnh viện ăn nhựa y tế, trở nên nguy hiểm hơn

Nghiên cứu mới cho thấy siêu vi khuẩn Pseudomonas aeruginosa có thể phát triển mạnh trong môi trường vô trùng bằng cách ăn nhựa y tế.

Phát hiện siêu vi khuẩn trong bệnh viện ăn nhựa y tế, trở nên nguy hiểm hơn

Ngã vào xô đựng 15cm nước, bé gái đuối nước nguy kịch

Ngày 21-5, Bệnh viện Bạch Mai thông tin vừa tiếp nhận và xử trí một bé gái 19 tháng tuổi bị đuối nước do ngã vào xô đựng nước thải điều hòa của gia đình chỉ chứa 10-15cm nước.

Ngã vào xô đựng 15cm nước, bé gái đuối nước nguy kịch

Nhiều người bị sốt, ho trong lúc ca COVID-19 tăng nhẹ, bảo vệ sức khỏe sao?

Gần đây, nhiều người trong một gia đình, cơ quan cùng chung biểu hiện sốt, đau đầu, ho, sổ mũi… Thời điểm này, số ca mắc COVID-19 ở nước ta cũng tăng nhẹ.

Nhiều người bị sốt, ho trong lúc ca COVID-19 tăng nhẹ, bảo vệ sức khỏe sao?

Sau ồn ào, Sở An toàn thực phẩm TP.HCM sẽ kiểm tra sản phẩm giảm cân của DJ Ngân 98

Chiều 20-5, đại diện Sở An toàn thực phẩm TP.HCM cho biết sẽ kiểm tra sản phẩm giảm cân của người bán nổi tiếng trên mạng xã hội là Ngân 98, sau ồn ào thời gian gần đây.

Sau ồn ào, Sở An toàn thực phẩm TP.HCM sẽ kiểm tra sản phẩm giảm cân của DJ Ngân 98
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar