05/12/2017 17:13 GMT+7

Ngoan ngoãn + cố gắng = Ngoan cố?!

ĐỖ THÀNH DƯƠNG
ĐỖ THÀNH DƯƠNG

TTO - Trong cuộc hội thảo quốc gia mới đây tại Sầm Sơn, một số tác giả sau khi trình bày tham luận đã đề nghị mọi người 'tham góp cho bài viết được hoàn thiện'.

Ngoan ngoãn + cố gắng = Ngoan cố?! - Ảnh 1.

Tranh minh họa của DAD

Muốn tìm hiểu nghĩa của từ "tham góp" quá mới mẻ, chúng tôi lần giở nhiều từ điển cũng không hề tìm thấy từ ấy, sau nhờ TS ngôn ngữ học H.X.T. ở ĐH Thủ Dầu Một giải thích mới lờ mờ đoán và hiểu ra rằng: "tham góp" có lẽ là dạng rút gọn của tổ hợp từ "tham gia góp ý", hoặc "góp ý cho tham luận" (không biết có phải không!?).

Người viết bài này từng hết sức ngạc nhiên, ngơ ngác khi nghe mấy bạn trẻ nói tiếng Bắc trò chuyện với nhau dùng từ “dư lào”, về sau suy luận mãi mới hiểu ra đó là dạng rút gọn (có trại âm) của tổ hợp “như thế nào”!

ĐỖ THÀNH DƯƠNG

Nhiều từ rút gọn tùy hứng

"Rút gọn" (hay giản lược) là hiện tượng phổ biến của mọi ngôn ngữ, không chỉ có ở tiếng Việt, là một nhu cầu trong diễn đạt và giao tiếp; nhằm giảm thiểu lượng ngôn từ, giúp việc diễn đạt gọn lại nhưng vẫn giữ được đầy đủ ý nghĩa, làm cho người nghe vẫn hiểu đúng lời của người nói, đạt hiệu quả cao trong giao tiếp.

Đồng thời rút gọn từ còn là một cách tạo từ mới. Yêu cầu đặt ra là từ mới ấy phải ổn định, nhanh chóng trở nên phổ biến, nói chung có thể nghe hiểu và đọc hiểu được mà không cần gắn với một văn cảnh cụ thể. Việc tạo từ mới kiểu này còn có trường hợp chưa được cộng đồng chấp nhận, tuy nhiên nó vẫn đang tiếp diễn và dần dần đi vào ổn định.

Thực tế hiện tượng rút gọn từ trong tiếng Việt, đặc biệt trên các phương tiện thông tin đại chúng, đang trở thành một xu hướng với những biểu hiện vừa đa dạng vừa phong phú. 

Nhưng cách rút gọn thành từ "tham góp" như trên, theo chúng tôi, chưa đáp ứng các yêu cầu tạo từ mới - từ rút gọn.

Tham khảo thêm các văn bản khác, chúng tôi dễ dàng nhặt ra nhiều từ rút gọn tùy hứng, lộn xộn, bất hợp lý, gây phản ứng khác nhau trong dư luận, thậm chí có trường hợp gây phản cảm. 

Như các từ chăm bồi (chăm sóc và bồi dưỡng), cụ tỉ (cụ thể và tỉ mỉ), sơ nét (sơ qua vài nét), cô súc (cô đọng và súc tích), lãnh đội (lãnh đạo đội), thanh thải (thanh lý, thải loại)...

TTO - Giữa không gian đường sách TP.HCM ngày cuối tuần mỗi lúc thêm đông khách ghé thăm, các bạn nhỏ vẫn hào hứng tìm hiểu những câu chuyện lịch sử.

Thiếu đói = no?

Rút gọn từ là xu hướng tự nhiên, không thể cưỡng lại được. T

uy nhiên, từ rút gọn cần dễ hiểu, tránh trường hợp thái quá, tùy tiện như những câu chuyện hài hước về rút gọn từ, kiểu như trung cấp, cao đẳng, đại học, bồi dưỡng, bổ túc rút gọn thành "trung cao đại bồi bổ"; ngoan ngoãn và cố gắng rút gọn thành "ngoan cố"; đào tạo, bồi dưỡng thành "đào bồi"... và trong quá trình vận dụng rút gọn từ, nếu quá lạm dụng, tùy hứng sẽ gây ra phản cảm, hiệu ứng ngược.

Có nhà ngôn ngữ học từng tỏ ý không đồng tình với việc dùng từ "thiếu đói" (thiếu ăn và đói ăn) trong phát ngôn "Không được để bà con sau bão lũ thiếu đói" vì cho rằng: theo trật tự kết hợp trong tiếng Việt thì nghĩa của từ "thiếu đói" là ít đói, là không đói lắm, tức là no!

Cũng cần lưu ý thêm trường hợp những từ Hán Việt vốn có sẵn, mang nghĩa cổ khác biệt, ít dùng, nay được dùng nhiều dễ gây lầm tưởng chúng là những từ rút gọn mới (vì cấu trúc của nó tương đối giống từ rút gọn, nhưng dùng với nghĩa mới) như: tuyên giáo vốn có nghĩa là "truyền đạo" [Nguyễn Văn Khôn (1960), Hán Việt từ điển, Nhà sách Khai Trí] nay được dùng với nghĩa là tuyên truyền, giáo dục; tương tự một số từ khác như quan ngại: "ngăn cản, trở ngại" → quan tâm, lo ngại; trân quý: "quý báu" → trân trọng, quý mến; thục luyện: "thành thuộc và lão luyện" → luyện tập cho thành thục; vi diệu: "mầu nhiệm, huyền diệu" → tinh vi, kỳ diệu; vấn nạn: "hỏi vặn" → vấn đề tệ nạn (?)...

Rút gọn từ không phải là hiện tượng mới mẻ trong tiếng Việt, nhưng trước thực tế xuất hiện nhiều kiểu rút gọn "lạ lẫm" hiện nay, có lẽ mọi người cũng nên quan tâm cân nhắc khi sử dụng nhằm đưa xu hướng trên vào "quỹ đạo", có quy củ và giữ được sự trong sáng của tiếng Việt.

Nhiều trường hợp từ rút gọn đã dần được xã hội chấp nhận và sử dụng rộng rãi, phổ biến trong nhiều phong cách ngôn ngữ như: khoa giáo (khoa học, giáo dục), điều nghiên (điều tra, nghiên cứu), kích cầu (kích thích nhu cầu tiêu dùng), tham vấn (tham gia, tư vấn), khiếu kiện (khiếu nại, kiện tụng), bàn thảo (bàn bạc, thảo luận), thiếu nhi (thiếu niên, nhi đồng), công nông binh (công nhân, nông dân, binh lính), nhắc nhớ (nhắc lại cho nhớ)...

ĐỖ THÀNH DƯƠNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

UNESCO phê duyệt điều chỉnh ranh giới di sản gồm hai vườn quốc gia của Việt Nam và Lào

Ngày 13-7, UNESCO thông qua quyết định phê duyệt điều chỉnh ranh giới của Di sản thiên nhiên thế giới Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng (tỉnh Quảng Trị, Việt Nam) mở rộng thêm cả Vườn quốc gia Hin Nam Nô (tỉnh Khăm Muộn, Lào).

UNESCO phê duyệt điều chỉnh ranh giới di sản gồm hai vườn quốc gia của Việt Nam và Lào

Truyện tranh gần 1 tỉ lượt xem bị khai tử vì y án đạo nhái manga/manhwa khác

Wind Breaker, một trong những manhwa thành công nhất Hàn Quốc một thập kỷ qua với hàng triệu độc giả bất ngờ tuyên bố dừng xuất bản do đạo nhái, tác giả cũng đã thú nhận hành vi của mình.

Truyện tranh gần 1 tỉ lượt xem bị khai tử vì y án đạo nhái manga/manhwa khác

AI dịch tiểu thuyết gây tranh cãi: Chất lượng không thua kém bản người dịch?

Một dịch vụ dịch thuật bằng trí tuệ nhân tạo (AI) dành riêng cho tiểu thuyết vừa ra mắt tại Anh đã nhanh chóng gây tranh cãi trong giới dịch giả và nhà văn. Nhiều ý kiến lo ngại công nghệ này đang đe dọa giá trị của dịch thuật văn học.

AI dịch tiểu thuyết gây tranh cãi: Chất lượng không thua kém bản người dịch?

Tranh đá 7.000 năm tuổi về săn cá voi của Hàn Quốc được công nhận là Di sản thế giới

Hai bức tranh khắc trên đá thời tiền sử có niên đại 7.000 năm ở mũi Đông Nam của Hàn Quốc đã được UNESCO công nhận là Di sản thế giới.

Tranh đá 7.000 năm tuổi về săn cá voi của Hàn Quốc được công nhận là Di sản thế giới

Những cô đào xuất sắc đời thứ năm gia tộc Minh Tơ - Thanh Tòng

Năm 2025 kỷ niệm 100 năm gia tộc hát bội - cải lương tuồng cổ Vĩnh Xuân - bầu Thắng - Minh Tơ - Thanh Tòng theo nghề hát.

Những cô đào xuất sắc đời thứ năm gia tộc Minh Tơ - Thanh Tòng

Quần thể Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc trở thành Di sản văn hóa thế giới

Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc được công nhận là Di sản văn hóa thế giới vào ngày 12-7, tại kỳ họp lần thứ 47 của UNESCO diễn ra từ ngày 6 đến 16-7 ở Paris, Pháp.

Quần thể Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc trở thành Di sản văn hóa thế giới
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar