21/11/2017 11:17 GMT+7

Từ Vịt Gò Vấp đến sâm nhung bổ thận trung ương 3

NGUYỄN VĂN HÙNG
NGUYỄN VĂN HÙNG

TTO - Chúng ta đang sống trong thời đại khoa học công nghệ tiến triển chóng mặt, thế giới thay đổi từng giờ và vấn đề viết tắt ở nước ta là câu chuyện dài, khó mà nói hết.

Từ Vịt Gò Vấp đến sâm nhung bổ thận trung ương 3 - Ảnh 1.

Cùng với đó là sự bùng nổ thông tin ở mức "khủng". Đứng trước thực trạng ấy, con người phải có những giải pháp khả dĩ thích nghi, trong đó việc viết (nói) tắt ngày càng phổ biến.

Có thể nói trên phạm vi toàn cầu, tuy văn hóa, ngôn ngữ khác nhau nhưng việc viết tắt đã là thông lệ. Vì vậy, người dân mọi quốc gia đều hiểu WHO là Tổ chức Y tế thế giới, UNICEF là Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc, APEC (Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương), ASEAN (Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á), NATO (Hiệp ước quân sự Bắc Đại Tây Dương), EU (Liên minh châu Âu)... 

Nhưng tại Việt Nam, phải chăng vì thiếu quy định nguyên tắc nên hiện nay việc viết tắt đang có tình trạng "trăm hoa đua nở".

TTO - Hãng tin CNN thống kê 20 từ viết tắt mà giới trẻ thường sử dụng khi giao tiếp trên Internet khiến các bậc phụ huynh phải lo ngại về cách hành xử của con cái mình.

Viết tắt cũng "loạn truyện"!

Tên đầy đủ của hai loại cây công nghiệp mà sản lượng xuất khẩu đưa nước ta đứng thứ nhất và thứ hai thế giới là hồ tiêu và cà phê thì ở nhiều văn bản, bài báo đã bị "bớt xén" từ, chỉ còn là "cây tiêu", "cây cà".

Đấy là chưa nói có khi người ta còn vô tình đặt hai cái tên cây hồ tiêu và cây điều viết tắt cạnh nhau, đọc lên vô cùng kỳ quặc: "Tây Nguyên là địa bàn trọng điểm tiêu điều"!

Tên các tập đoàn, doanh nghiệp lớn có vô vàn kiểu viết tắt. 

Tên viết tắt một số doanh nghiệp biểu thị tên quốc gia Việt Nam bằng chữ Viet không dấu: Viettel (Tập đoàn Viễn thông quân đội), Vietcombank (Ngân hàng Thương mại cổ phần ngoại thương) hoặc biểu thị tên nước bằng chữ Vina: VinaPhone, Vinacafe, Vinagames... 

Tuy nhiên, nhiều hơn là số doanh nghiệp viết tắt tên nước bằng chữ V nhưng vị trí lại "tùy hứng": chữ V ở giữa tên tắt có Tập đoàn Dầu khí quốc gia (PVN), Tập đoàn Điện lực (EVN); chữ V ở đầu có: Tập đoàn Bưu chính viễn thông (VNPT), Tập đoàn Cao su (VRG), Ngân hàng Việt Nam thịnh vượng (VPBank); còn chữ V ở cuối thì có: Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV), Tập đoàn Than - khoáng sản Việt Nam (TKV)... 

Cũng lại có tên doanh nghiệp tầm quốc gia viết tắt hoàn toàn không có chữ V: Tập đoàn Xăng dầu VN (Petrolimex), Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn VN (Agribank)...

Tất nhiên, với những doanh nghiệp tầm cỡ quốc gia ấy, việc chọn cái tên tắt trong giao dịch thường có tham khảo ý kiến chuyên gia và phê duyệt của cấp thẩm quyền. 

Còn đối với các doanh nghiệp, tổ chức quy mô nhỏ thì đúng là "loạn truyện". Người viết bài này còn nhớ câu chuyện trong hội nghị về đổi mới quản lý doanh nghiệp diễn ra tại Viện Kinh tế TP.HCM trước đây. 

Hôm ấy, cả hội trường đã cười ồ lên khi nghe người chủ trì giải thích cái tên Vigova không phải "liên doanh nước ngoài" như nhiều người tưởng, mà là tên viết tắt tiếng Việt của Công ty Vịt Gò Vấp!

TTC - Ông nhà báo dự một hội nghị, rất ngạc nhiên với con số tăng trưởng trong báo cáo của một hội nghị cấp xã. Giờ giải lao, ông đến cạnh người chủ xị vừa trình bày báo cáo trên diễn đàn.

"Bớt xén" từ dẫn đến sai nghĩa

Bàn về vấn đề viết tắt không phù hợp, thiếu thống nhất ở nước ta quả là câu chuyện dài không có hồi kết. 

Đôi khi việc viết tắt dù người Việt vẫn có thể hiểu được, nhưng thực tế đã làm sai lệch sự việc, vấn đề và nhất là "đánh đố" người nước ngoài. 

Như trường hợp sử dụng từ "cao tốc" chẳng hạn. "Cao tốc" chỉ nói lên (cái gì đó) tốc độ cao (đường ôtô cao tốc, đường sắt cao tốc, tàu hỏa (thủy) cao tốc, động cơ cao tốc...), nhưng người viết đã "ép" người đọc phải hiểu là một con đường bộ cao tốc khi họ viết: "tai nạn trên cao tốc Hà Nội - Ninh Bình", "dự án cao tốc Bắc - Nam"... 

Thực ra, về mặt văn phạm thì với các trường hợp trên đều cần viết thêm chữ "đường" mới có nghĩa: "tai nạn trên đường cao tốc Hà Nội - Ninh Bình", "dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam" ...

Cũng vì bị "bớt xén" từ, một clip quảng cáo liên tục phát trên truyền hình của Công ty Dược phẩm trung ương 3 đã làm người xem rất khó chịu với thực phẩm chức năng "sâm nhung bổ thận TW3"! 

Mà cũng không rõ từ khi nào, dù trong tiếng Việt không có chữ cái W nhưng từ "trung ương" được viết tắt là TW?

Cũng là chuyện viết tắt tùy tiện, nhiều tin tức phản ánh an ninh trật tự hiện nay đã biến "lực lượng cảnh sát phòng chống tội phạm ma túy" thành "lực lượng cảnh sát ma túy", hay UBND (một tổ chức chính quyền gồm chủ tịch, các phó chủ tịch và ủy viên) thành địa điểm, địa chỉ hội họp, tiếp khách... khi viết "tại UBND", thay vì cần viết rõ chính xác là "tại trụ sở UBND".

Vấn đề viết tắt ở nước ta là câu chuyện dài, khó mà nói hết. Thiết nghĩ để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, chỉ riêng việc làm sao để việc viết tắt, đặt tên tắt thống nhất, chấp nhận được cũng cần có những nguyên tắc chuẩn mực?

TTO - Thói quen dùng từ xin và được trước các câu nói, phổ biến đặc biệt trên trên truyền hình đã khiến cho những người yêu tiếng Việt phải thắc mắc, rằng dùng 'kính ngữ' trong nhiều trường hợp, có cần thiết?

NGUYỄN VĂN HÙNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Cee Jay và Charlie Winston hát ‘Bài ca Hồ Chí Minh’ mừng sinh nhật Bác

YouTuber Cee Jay (quốc tịch Nigeria) và diễn viên, MC Charlie Winston (quốc tịch Mỹ) đã hòa giọng cùng các nghệ sĩ Việt Nam hát vang ‘Bài ca Hồ Chí Minh’ trong đêm nghệ thuật ‘Quà tháng 5 dâng Người’ tại Nhà hát lớn Hà Nội.

Cee Jay và Charlie Winston hát ‘Bài ca Hồ Chí Minh’ mừng sinh nhật Bác

Phó thủ tướng Nguyễn Hòa Bình dự ra mắt tủ sách điện tử Chủ tịch Hồ Chí Minh

Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật ra mắt tủ sách điện tử Chủ tịch Hồ Chí Minh chiều 14-5 tại Hà Nội, với sự chứng kiến của Phó thủ tướng Nguyễn Hòa Bình.

Phó thủ tướng Nguyễn Hòa Bình dự ra mắt tủ sách điện tử Chủ tịch Hồ Chí Minh

Nghề sâm Ngọc Linh là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có quyết định về việc công bố danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, tri thức dân gian về sâm Ngọc Linh được gọi tên.

Nghề sâm Ngọc Linh là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Ngắm tranh chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh cao gần 5m từ hơn 135.000 hạt sen

Bức tranh chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh làm từ hơn 135.000 hạt sen của họa sĩ Mộc Oanh, được trưng bày trong chuyên đề Miền Nam nhớ mãi ơn Người, tại Bảo tàng Hồ Chí Minh chi nhánh TP.HCM.

Ngắm tranh chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh cao gần 5m từ hơn 135.000 hạt sen

Thương nhớ những mùa trâm chín miền Tây

Đầu tháng 5 hằng năm, khi những cơn mưa chuyển mùa lác đác đổ xuống, báo hiệu một mùa trâm nữa lại về. Những mùa trâm chín không chỉ gắn liền với tuổi thơ của bọn trẻ con ở miền Tây, mà còn là nguồn thu nhập lớn của người dân vùng Bảy Núi, An Giang.

Thương nhớ những mùa trâm chín miền Tây

Dòng người bất tận xếp hàng vào chiêm bái xá lợi Phật tại chùa Quán Sứ

Từ 5h sáng, dòng người đã nối đuôi nhau bất tận, chắp tay thành kính đợi được vào chùa Quán Sứ (Hà Nội) để chiêm bái xá lợi Phật.

Dòng người bất tận xếp hàng vào chiêm bái xá lợi Phật tại chùa Quán Sứ
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar