07/11/2017 16:13 GMT+7

Nổ, quăng bom, chặt, chém, cắt cổ, nói chơi mà… bạo lực quá

LÊ MINH QUỐC
LÊ MINH QUỐC

TTO - Mới đây, đi du lịch ở thành phố nọ nằm dọc biển thơ mộng, lúc bước vào quán hải sản thấy rành rành tấm bảng thông báo: “Quý khách yên tâm, quán nhà cam đoan không chặt chém”.

Gần đây, từ "nổ" được dùng khá phổ biến trong lời ăn tiếng nói.

Tại sao sử dụng từ "nổ"? Có lẽ xuất phát từ câu cửa miệng đã có từ xa xưa: "Nói như pháo nổ", Đại Nam quấc âm tự vị (1895) giải thích: "Nói lớn lối, nói phách, nói gõ mõ".

Trong xu thế lúc giao tiếp, từ "Nói như pháo nổ/Nổ như bắp rang" được lược gọn lại, dần dà chỉ còn lại mỗi từ "nổ".

Nay, tùy theo mức độ mà "nổ" được "nâng cấp" với nhiều sắc thái như nổ banh chành, nổ trời gầm, nổ như bom, nổ như tạc đạn, nổ banh ta-lon...

Những từ ấy "hầm hố" quá đi thôi, nghe rổn rảng âm thanh tiếng động.

Gần đây, vừa thấy một từ khác cũng hàm ý đó lại không bộc lộ/lộ rõ ý chê bai như nổ. Vậy, đó là từ gì?

Sau khi nghe chàng trai đổi giọng "nổ" tơi bời hoa lá cành, cô gái lại tủm tỉm: "Có phải anh vừa "quăng bom" đó không?", hay "Ủa, anh ném lựu đạn à?".

Phải nói thật rằng, cách sử dụng tiếng Việt hiện nay nghe ra "bạo lực" lắm lắm.

Từ nghĩa phổ thông là dùng gươm, dao, đao, mác chém cho lìa, cho đứt, nay "lái" qua nghĩa không bán giá quá cao. 

Còn với thực khách, nếu lúc cầm hóa đơn tính tiền, thấy tính giá "trên trời" có thể đỏ mặt tía tai với người "chặt chém": "Bộ muốn cắt cổ người ta à?". Nghe rợn tóc gáy.

Có lúc, bạn bè rôm rả cùng nhau, nói chuyện phiếm "tào lao bí đao", "nói chuyện Sơn Tây chết cây Hà Nội", chỉ "tám" cho vui. 

Nhưng rồi, nếu ai đó nói vống lên, "nổ" quá sức "hoành tráng" thì lại bị phê "chém gió". Dù ngụ ý cười cợt, không nặng nề chỉ trích nhưng từ "chém/chặt chém" bạo lực vẫn xuất hiện chình ình đó.

Lại có ngữ cảnh thoạt nghe cũng đã thấy oải trời đậu, chẳng hạn, cô X tham gia thi một sô truyền hình, MC hỏi: "Bạn có quen với giám khảo Y không?". Cô X gật đầu cái rụp. 

Lập tức giám khảo Y nói ngay: "Ừ, quen thì quen nhưng thí sinh nào thì tôi cũng chém ngang nhau". Có thể hiểu "chém" ở đây là vẫn truy, vẫn hỏi tới cùng nhằm dồn thí sinh vào thế bí để bộc lộ hết khả năng. Nghe ra bạo liệt lắm.

Lại nữa, một khi ai đó, vì lý do gì đó bị bàn dân thiên hạ ùa vào chỉ trích, phê phán thì nay xuất hiện cụm từ cũng đằng đằng sát khí không kém: "ném đá". 

Ném, có nhiều cách ném nhưng đáng ghét, đáng khinh, xấu tính nhất xưa nay vẫn là "Ném đá giấu tay" - làm một/những việc mờ ám một cách lén lút, không ra mặt, bề ngoài vẫn tỏ ra vô can, cứ như thể không nghe, không thấy, không biết. 

Nhưng xin đừng quên ông bà ta dặn dò, cái sự ném cho đã nư ấy cũng nên chừng mực, không nhất thiết phải "tận cùng bằng số", cho bằng chết mới thôi: "Yêu nhau thì ném bã trầu/Đừng ném đất đá vỡ đầu nhau ra".

Một khi đã chặt chém, cắt cổ, quăng bom, ném lựu đạn, ném đá…, e rằng có lúc đổ máu chăng? 

Với từ máu/máu me một khi nghe đến đã thoáng nổi da gà, bởi phần lớn chẳng báo hiệu điềm lành gì cả, này: Dây máu ăn phần, Máu chảy ruột mềm, Máu chảy ruồi bâu, Máu ai thâm thịt nấy… 

Ngày trước ở miền Nam có câu thành ngữ phản ánh được kỷ cương của một thời: "Chảy máu sáu quan, chảy mủ sáu chục", Đại Nam quấc âm tự vị giải thích: "Tiếng nói theo thói cũ: Hễ đánh ai chảy máu thì phải chịu phạt sáu quan, bằng đánh nặng hơn, làm ra thương tích nặng thì phải vạ một chục quan chẵn".

Máu, như ta đã hiểu rành rành ra đó, kỳ cục thay, nay lại nhảy qua một hướng khác rất ư trật cù chìa. 

Hãy nghe đứa "trẻ trâu" ưỡn ngực hùng hùng hổ hổ như thể "xem trời bằng vung": "Cháu đã máu thì đừng hỏi bố cháu là ai". 

Kiêu ngạo chửa? Thì, "máu" ở đây lại chỉ một sự quyết tâm cao độ, quyết "ăn thua đủ", hành động tới bến...

Qua một vài dẫn chứng trên, ta có thể thấy rằng dù nói về những sự việc bình thường trong sinh hoạt, nhưng cách sử dụng từ ngữ hiện nay lại nhuốm sắc màu bạo lực, u ám, dữ tợn. 

Nếu lời ăn tiếng nói phản ánh tâm lý, tính cách của người sử dụng thì sự thể hiện trên có đáng lo hay không?

LÊ MINH QUỐC

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bác Hồ, những hình ảnh đẹp và những bài báo cuối cùng canh cánh nỗi niềm ‘vì miền Nam ruột thịt'

Triển lãm ‘Rạng rỡ tên Người’ tại báo Nhân Dân (71 Hàng Trống, Hà Nội) đang giới thiệu tới người xem những bức ảnh cảm động về Bác Hồ và cả những bài báo Bác viết canh cánh nỗi niềm ‘vì miền Nam ruột thịt’.

Bác Hồ, những hình ảnh đẹp và những bài báo cuối cùng canh cánh nỗi niềm ‘vì miền Nam ruột thịt'

Đề xuất cấm trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội tự sản xuất và phát tin bài như báo chí

Dự thảo Luật Báo chí sửa đổi đề xuất nghiêm cấm trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội tự sản xuất và phát tin, bài như cơ quan báo chí.

Đề xuất cấm trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội tự sản xuất và phát tin bài như báo chí

Nghệ sĩ lô tô Cường Phạm qua đời ở tuổi 31, gia cảnh vô cùng khó khăn

Diễn viên Cường Phạm mất ngày 15-5, hưởng dương 31 tuổi, sau một thời gian điều trị bệnh tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới. Cường Phạm là một nghệ sĩ lô tô được nhiều người yêu mến.

Nghệ sĩ lô tô Cường Phạm qua đời ở tuổi 31, gia cảnh vô cùng khó khăn

World Press Photo tuyên bố Em bé napalm có khả năng không phải do Nick Út chụp

Thông cáo của World Press Photo cho biết tổ chức này quyết định tạm ngưng xác nhận tác giả ảnh Em bé napalm vì không có bằng chứng khẳng định ông Nick Út là người chụp bức ảnh này.

World Press Photo tuyên bố Em bé napalm có khả năng không phải do Nick Út chụp

Gìn giữ tâm nguyện Út Bạch Lan

Tháng tư âm lịch, mùa Phật đản, nhóm nghệ sĩ Hoa Lan Trắng miệt mài đi diễn ở các chùa. Đó là nhóm hát nối dài tâm nguyện của cố nghệ sĩ Út Bạch Lan.

Gìn giữ tâm nguyện Út Bạch Lan

Triển lãm hồi sinh ký ức Hà Nội giữa lòng Đà Lạt

Dalat and Beyond 2025 là chuỗi sự kiện hồi sinh ký ức Hà Nội trong không gian nghệ thuật Đà Lạt.

Triển lãm hồi sinh ký ức Hà Nội giữa lòng Đà Lạt
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar