22/07/2025 20:30 GMT+7
Trở lại chủ đề

Nghệ sĩ lão thành âm thầm đưa nghệ thuật múa, tuồng cổ tiếp cận giới trẻ

Chiều 22-7, đoàn công tác do bà Nguyễn Thị Thanh Thúy - phó giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao TP.HCM - làm trưởng đoàn đã đến nhà thăm hỏi và tặng quà cho các nghệ sĩ lão thành, gồm nghệ sĩ Bùi Xuân Hanh, Hoàng Văn Túc và Hoàng Thúy Hà.

nghệ sĩ - Ảnh 1.

Bà Nguyễn Thị Thanh Thúy (áo đỏ) cùng đoàn công tác đến thăm bà Hoàng Thúy Hà - Ảnh: HOÀI PHƯƠNG

Đi cùng đoàn có ông Vũ Văn Quân - phó trưởng phòng văn hóa văn nghệ, Ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy TP.HCM; ông Nguyễn Tấn Kiệt - trưởng phòng nghệ thuật, Sở Văn hóa và Thể thao TP.HCM; ông Lương Xuân Thành - hiệu trưởng Trường trung cấp Múa TP.HCM, phó chủ tịch Hội Nghệ sĩ múa TP.HCM.

Đây là một trong những hoạt động của Thành ủy TP.HCM nhằm thăm hỏi các văn nghệ sĩ tiêu biểu, lão thành hoặc có hoàn cảnh khó khăn, động viên các tập thể, cá nhân thực hiện tốt các hoạt động văn hóa, nghệ thuật nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước; đồng thời tổng kết 50 năm nền văn học, nghệ thuật TP.HCM.

Nghệ sĩ lão thành Bùi Xuân Hanh đưa múa vào phục vụ đồng bào

Dù bước sang tuổi 84 nhưng nghệ sĩ Bùi Xuân Hanh rất minh mẫn, đi lại nhanh nhạy, vui vẻ đón tiếp đoàn. Đặc biệt ông được gặp lại nghệ sĩ Thanh Thúy - phó giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao TP.HCM, từng công tác cùng đơn vị với ông tại Đoàn văn công Quân khu 7.

Nghệ sĩ Bùi Xuân Hanh từng là diễn viên, biên đạo múa, cán bộ quản lý Đoàn văn công Quân giải phóng B2, Quân khu 7, được trao tặng Huy chương Chống Mỹ cứu nước, xét công nhận danh hiệu NSND năm 2024.

Ông Xuân Hanh hiện là hội viên Hội Nghệ sĩ múa TP.HCM, nguyên tổng thư ký Chủ tịch Hội Nghệ sĩ múa thời kỳ đầu. Ông có hơn 10 năm là chiến sĩ, nghệ sĩ ở chiến trường, trên 20 năm với nghề biểu diễn và sáng tác múa vừa trong quân đội vừa ngoài dân sự, với khoảng 35 tác phẩm múa.

Bà Thanh Thúy chia sẻ hiện lĩnh vực múa còn thiếu chất liệu, đề tài về TP.HCM, gợi ý ông Xuân Hanh tặng kịch bản hay để giao cho Trường trung cấp Múa TP.HCM phát triển.

nghệ sĩ - Ảnh 2.

Bà Thanh Thúy gặp gỡ nghệ sĩ Bùi Xuân Hanh - Ảnh: HOÀI PHƯƠNG

Đưa ca kịch, tuồng cổ trong cộng đồng người Hoa tiếp cận giới trẻ

Bà Hoàng Thúy Hà hiện là phó trưởng Đoàn ca kịch Thống Nhất Quảng Đông - Triều Châu. Bà Thúy Hà có 49 năm gắn bó với đoàn kịch với vai trò quản lý, biên đạo, tổ chức công diễn gần 100 vở kịch.

Đặc biệt góp phần chuyển thể kịch bản cải lương tiếng Việt sang tiếng Quảng Đông như: Tô Ánh Nguyệt, Đời Cô Lựu, Câu thơ yên ngựa, Nhiếp chính Ỷ Lan, Tấm Cám, Thoại Khanh Châu Tuấn…

Bà có nhiều đóng góp trong gìn giữ, bảo tồn truyền thống tuồng cổ người Hoa nói chung, tuồng cổ Quảng Đông nói riêng.

Bà Hoàng Thúy Hà kể 20 năm trước đoàn tự tổ chức biểu diễn, bán vé.

20 năm nay đoàn biểu diễn phục vụ không bán vé, diễn tại các hội quán, trung tâm văn hóa với sự hỗ trợ của các ban ngành.

Đoàn ca kịch cho biết khó khăn hiện nay là cơ sở vật chất, cụ thể là địa điểm diễn.

Khán giả của loại hình này chủ yếu tuổi trung niên đến lão niên đang sinh sống chủ yếu ở quận 5, 6, 11 (cũ) nên khó có thể đi xa. Trong khi đó các sân khấu trên địa bàn bị hạn chế.

Bà Thanh Thúy đề nghị đoàn nên có thêm kịch bản mới, tiếp cận khán giả trẻ để nuôi dưỡng lớp khán giả mới, đồng thời cam kết tăng suất diễn để phục vụ bà con người Hoa.

Bà Trương Tứ Muối - phó chủ tịch thường trực Hội Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số TP.HCM - nhận xét bà Hoàng Thúy Hà hiến cả thanh xuân dành cho nghệ thuật, không lập gia đình. Khi thành viên đoàn ca kịch bị bệnh, bà chạy thăm hỏi như người nhà bất kể ngày đêm.

Đoàn cũng đã đến thăm nghệ sĩ Hoàng Văn Túc. Ông là tiến sĩ, giảng viên, nhà nghiên cứu, nguyên phó tổng thư ký khóa I, thành viên Ban Lý luận phê bình của Hội Nghệ sĩ múa TP.HCM.

 - Ảnh 4.

Thăm hỏi vợ chồng nghệ sĩ Hoàng Văn Túc - Ảnh: HOÀI PHƯƠNG

Ông đóng góp, sưu tầm những giá trị lịch sử, văn hóa, xã hội cho sự ra đời của điệu múa và hệ thống múa dân gian các dân tộc Việt, Thái, Tày, Mông, Khmer và một số dân tộc khác.

Ông Hoàng Văn Túc còn tham gia sáng tác múa cho phong trào múa đoạt nhiều huy chương vàng, bạc...

Văn nghệ sĩ TP.HCM về thăm chiến trường xưa Tà Thiết

Hành trình về nguồn Theo dấu chân cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975 khép lại vào chiều 30-5, tại Bình Phước.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Air Cambodia bác bỏ cáo buộc sao chép đồng phục Thai Airways

Trước nghi vấn sao chép Thai Airways, Air Cambodia khẳng định thương hiệu mang bản sắc Khmer và được phát triển độc lập.

Air Cambodia bác bỏ cáo buộc sao chép đồng phục Thai Airways

Việt Nam qua góc nhìn độc đáo của một giáo sư Nhật

Thay vì tập trung vào những sự kiện chính trị lớn, GS Furuta Motoo khai thác những chi tiết đời sống thường ngày để lý giải những đặc điểm xã hội độc đáo của Việt Nam.

Việt Nam qua góc nhìn độc đáo của một giáo sư Nhật

Nhật Bản ban hành luật thúc đẩy ngôn ngữ ký hiệu trước thềm Deaflympics

Nhật Bản thông qua luật ngôn ngữ ký hiệu, thúc đẩy sử dụng ngôn ngữ này nhằm chuẩn bị cho Deaflympics 2025.

Nhật Bản ban hành luật thúc đẩy ngôn ngữ ký hiệu trước thềm Deaflympics

Cùng Tuổi Trẻ tiếp tục đi tìm người nấu phở ngon

Sức hấp dẫn của phở khiến người ta luôn bàn luận, thậm chí tranh cãi về nó. Đi tìm người nấu phở ngon cũng là đi tìm sự đa dạng và tinh túy của một trong những ngôi sao ẩm thực thuộc hàng top Việt Nam.

Cùng Tuổi Trẻ tiếp tục đi tìm người nấu phở ngon

Võ Minh Lâm làm huấn luyện viên Chuông vàng vọng cổ

Chiều 21-7, Đài truyền hình TP.HCM đã gặp gỡ báo chí giới thiệu cuộc thi Chuông vàng vọng cổ lần thứ 20. Nghệ sĩ Võ Minh Lâm lần đầu tiên ngồi ghế nóng, giữ vai trò huấn luyện viên của cuộc thi.

Võ Minh Lâm làm huấn luyện viên Chuông vàng vọng cổ

Một dịch giả Việt nhận danh hiệu 'Người bạn của văn học Trung Quốc'

Theo Hội Nhà văn Trung Quốc, dịch giả Nguyễn Lệ Chi vừa nhận danh hiệu 'Người bạn của văn học Trung Quốc' do Chủ tịch Hội Nhà văn Trung Quốc Trương Hồng Sâm trao tặng.

Một dịch giả Việt nhận danh hiệu 'Người bạn của văn học Trung Quốc'
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar