14/02/2023 09:32 GMT+7
Trở lại chủ đề

Nên quy hoạch vỉa hè trước khi cho thu phí

Nhiều năm qua, vỉa hè và lòng đường ở TP.HCM thường xuyên bị lấn chiếm trái phép, sử dụng làm nơi kinh doanh, buôn bán.

Xe gắn máy để tràn lan vỉa hè trên đường Nguyễn Thị Minh Khai (TP.HCM) vào chiều 13-2 - Ảnh: NGUYÊN KHANG

Xe gắn máy để tràn lan vỉa hè trên đường Nguyễn Thị Minh Khai (TP.HCM) vào chiều 13-2 - Ảnh: NGUYÊN KHANG

Tôi rất quan tâm đến dự thảo thay thế quyết định 74 năm 2008 về quản lý và sử dụng lòng đường, hè phố của Sở Giao thông vận tải TP.HCM.

Theo đó, chính quyền TP.HCM dự định sẽ cho sử dụng vỉa hè để phục vụ cho mục đích làm điểm giữ xe, kinh doanh, quảng cáo, nơi trung chuyển vật liệu, phế thải... có thu phí, sau khi đã chừa đủ diện tích tối thiểu 1,5m cho người đi bộ.

Nhiều năm qua, vỉa hè và lòng đường ở TP.HCM thường xuyên bị lấn chiếm trái phép, sử dụng làm nơi kinh doanh, buôn bán. Thậm chí, một số gia đình mặc nhiên xem phần lề đường là của họ nên tự do cho thuê mặt bằng để kinh doanh, gây ùn tắc giao thông, không có lối dành cho người đi bộ.

Do suy nghĩ mặc định vỉa hè trước nhà là thuộc về sở hữu riêng, nhiều cá nhân, nhất là hộ gia đình có vỉa hè, sẽ không dễ bỏ tiền để đóng phí sử dụng phần không gian ngay trước nhà mình.

Và khi đóng tiền rồi, họ có gây khó cho người đi bộ đi ngang qua nơi kinh doanh của mình? Dự thảo cho rằng sẽ dành 1,5m cho người đi bộ nhưng liệu có thể chấm dứt chuyện hàng quán ra sức lấn hết, đẩy người đi bộ xuống lòng đường?

Trong một lần đi bộ ra gần nhà để mua hộp cơm tấm ăn sáng, khi đến đoạn vỉa hè có hàng quán, tôi đi trên phần nghiêng giữa vỉa hè với lòng đường.

Chiếc xe máy chạy phía ngoài lạng lách trước mặt, tôi giật mình, lỡ giẫm vào tấm bạt của người bán hàng trên vỉa hè. Người bán hàng hét thẳng vào mặt tôi. Tôi nói vỉa hè không phải không gian riêng của ai, họ nói họ đã đóng tiền thuê nên họ có quyền.

Việc thu phí sử dụng vỉa hè có thể phát sinh phiền phức và mâu thuẫn giữa người đi bộ và các hộ kinh doanh lấn chiếm vỉa hè. Đó là chưa kể trong những tình trạng khẩn cấp cần thiết thì xe chữa cháy, xe cứu thương không biết sẽ vào hẻm ra sao.

Tôi cho rằng không phải bất kỳ nơi nào ở đường phố cũng có thể cho sử dụng có thu phí. Việc này nên có quy hoạch hợp lý theo khu vực, không để nơi nào cũng có thể lấn chiếm vỉa hè.

Cho mướn vỉa hè rồi dần dà người ta lấn ra thêm. Nhiều người tụ tập mua hàng, lấn chiếm hết diện tích đi lại, ai đứng ra xử lý việc mất trật tự này?
Bạn đọc Ne Na Pham

Cần bộ tiêu chí vỉa hè trước khi thu phí

Đề án thu phí sử dụng tạm thời một phần lòng đường, vỉa hè ở TP.HCM nhằm giúp thành phố phát triển được kinh tế đường phố, chỉnh trang, sắp xếp đô thị hiệu quả đang nhận được bàn luận sôi nổi từ bạn đọc Tuổi Trẻ Online.

Bạn đọc Trần Trọng Minh lo lắng: "Không thu phí vỉa hè, người đi bộ đã rất khó khăn để đi trên vỉa hè (nhiều chỗ không thể đi trên vỉa hè do nạn lấn chiếm), nay thu phí (dù có quy định phải để khoảng trống cho người đi bộ) thì người đi bộ trên vỉa hè sẽ khó khăn hơn".

Đứng về phía ủng hộ mạnh dạn thực hiện thu phí vỉa hè, bạn đọc Việt cho biết: "Trước tiên hãy ban hành bộ tiêu chí về vỉa hè, lòng lề đường cho thuê, đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp của người đi bộ, hộ gia đình có nhà mặt tiền và không cản trở giao thông.

Đảm bảo không hình thành nên các đường chợ và chợ vỉa hè mới.

Sau đó cho đấu thầu công khai sử dụng. Nhà nước thu tiền của nhà thầu, quản lý về hành chính, xử lý về các sai phạm trong việc sử dụng lòng lề đường, vỉa hè, đồng thời phải xây dựng được các điểm trông giữ xe công cộng tập trung".

Theo bạn đọc Huy Trần, "việc TP.HCM muốn thu phí vỉa hè giống các thành phố phát triển trên thế giới là đúng. Tuy nhiên phải hài hòa lợi ích giữa các nhà mặt tiền đường và người bán lề đường. Nếu không họ sẽ chạy vô các con hẻm để mua bán thì không khác gì dẹp chỗ này chạy chỗ khác.

Còn nếu không quản lý triệt để thì ảnh hưởng đến quyền lợi những người có nhà hoặc đang thuê nhà mặt tiền, đặc biệt ở khu trung tâm thành phố".

Bạn đọc Nguyen Thi Be cho rằng "thu phí là đúng nhưng chỉ có thể làm các ki ốt, rồi cho mướn các ki ốt. Cấm tiệt việc để tự do xê dịch trên vỉa hè (vì có kẻ vạch cũng chẳng có tác dụng).

CÔNG DŨNG tổng hợp

Thu phí vỉa hè: 'Không nên ngại, làm đúng sẽ được dân ủng hộ'

Xung quanh câu chuyện thu phí vỉa hè ở TP.HCM, bạn đọc Nguyễn Minh Út cho rằng chính quyền TP.HCM không nên chần chừ, bởi nếu quyết tâm làm và làm đúng chủ trương sẽ được người dân ủng hộ.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Hình ảnh san lấp chóng vánh đất nông nghiệp được giao, mở cả đường dưới chân cầu

Khu đất nông nghiệp dưới chân cầu Nhật Tân được giao cho các hộ dân ở xã Vĩnh Ngọc (huyện Đông Anh, Hà Nội) theo nghị định 64 của Chính phủ, đã bị san lấp chóng vánh.

Hình ảnh san lấp chóng vánh đất nông nghiệp được giao, mở cả đường dưới chân cầu

Hợp nhất với Kon Tum, tỉnh Quảng Ngãi mới có nhiều lợi thế tăng tốc

Sau khi hợp nhất với Kon Tum, tỉnh Quảng Ngãi mới có nhiều lợi thế để phát triển, như: Khu kinh tế Dung Quất, cửa khẩu Bờ Y, dược liệu đặc hữu sâm Ngọc Linh, khu du lịch Măng Đen, đảo Lý Sơn...

Hợp nhất với Kon Tum, tỉnh Quảng Ngãi mới có nhiều lợi thế tăng tốc

Từ 2026, Hà Nội và TP.HCM cấm ô tô sản xuất trước năm 2017, thực hư ra sao?

Những ngày qua, mạng xã hội lan truyền thông tin Bộ Nông nghiệp và Môi trường sắp ban hành quy chuẩn khí thải mới. Trong đó, Hà Nội và TP.HCM cấm ô tô sản xuất trước năm 2017 lưu hành trên địa bàn.

Từ 2026, Hà Nội và TP.HCM cấm ô tô sản xuất trước năm 2017, thực hư ra sao?

Sau hợp nhất, tỉnh Quảng Ngãi mới sẽ có cơ sở 2 ở Kon Tum?

Với địa hình đồi núi, khoảng cách giữa TP Kon Tum và TP Quảng Ngãi hiện nay lên đến 200km. Ban Thường vụ 2 tỉnh cơ bản thống nhất thành lập cơ sở 2 của tỉnh Quảng Ngãi mới ở TP Kon Tum để thuận tiện điều hành.

Sau hợp nhất, tỉnh Quảng Ngãi mới sẽ có cơ sở 2 ở Kon Tum?

Thanh niên mướt mồ hôi vớt 20 tấn rác dồn ứ trên kênh Hy Vọng

Sau cơn mưa lớn đầu mùa, đủ loại rác trôi theo dòng nước dồn ứ tại khu vực cống hộp trên kênh Hy Vọng, quận Tân Bình, TP.HCM. Ngày 11-5, các tình nguyện viên cùng với lực lượng chức năng đã dọn khoảng 20 tấn rác và gắn phao chắn rác ở khu vực trên.

Thanh niên mướt mồ hôi vớt 20 tấn rác dồn ứ trên kênh Hy Vọng

Hậu Giang lấy trụ sở dôi dư làm thư viện, công viên

Trụ sở dôi dư sau sáp nhập tại Hậu Giang được ưu tiên chuyển đổi công năng để làm cơ sở y tế, giáo dục, công viên, thư viện.

Hậu Giang lấy trụ sở dôi dư làm thư viện, công viên
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar