25/09/2024 09:20 GMT+7
Trở lại chủ đề

Lưu trữ Quốc gia 'mở kho' cho toàn dân xem những hình ảnh quý ngày tiếp quản thủ đô 70 năm trước

Những hình ảnh quý về ngày tiếp quản thủ đô 10-10-1954 cũng như lễ chào mừng Trung ương Đảng, Chính phủ trở về thủ đô của nhân dân Hà Nội ngày 1-1-1955 vừa được Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III ‘mở kho’.

Lưu trữ Quốc gia 'mở kho' cho toàn dân xem những hình ảnh quý ngày tiếp quản thủ đô 70 năm trước - Ảnh 1.

Trung đoàn Thủ Đô đi đầu, về đến phố Hàng Gai, ngày 10-10-1954 khi tiếp quản thủ đô - Ảnh: NGUYỄN BÁ KHOẢN

Những hình ảnh quý này do các cá nhân, tổ chức gửi tặng lưu trữ quốc gia. Trong đó có những bức ảnh về ngày tiếp quản thủ đô 10-10-1954 của nhà nhiếp ảnh Nguyễn Bá Khoản - người được mệnh danh là "nhà chép sử bằng ảnh".

Và một bức ảnh của nhà sưu tập ảnh Đặng Tích - một người dân sống tại làng nhiếp ảnh Lai Xá, cũng là một vệ út trong đội quân "Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh" cuối năm 1946 đầu năm 1947 để giữ Hà Nội.

Nhà nhiếp ảnh Nguyễn Bá Khoản, người mà ngay từ thời kỳ Mặt trận Dân chủ Đông Dương (1935-1939) đã làm phóng viên cho các tờ báo của Đảng Cộng sản Việt Nam như Tin tức, Bạn dân... người đi đầu trong lĩnh vực ảnh thời sự báo chí với những hình ảnh vô cùng quý giá về Cách mạng Tháng Tám năm 1945, cũng không bỏ qua ngày lịch sử trọng đại 10-10-1954.

Những hình ảnh quý về ngày tiếp quản thủ đô trong kho lưu trữ quốc gia - Ảnh 2.

Hình ảnh nhân dân thủ đô chào đón các chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam ngày 10-10 - Ảnh: NGUYỄN BÁ KHOẢN

Sáng 10-10-1954, các đơn vị quân đội do Ủy ban Quân chính thành phố và Đại đoàn 308 do Thiếu tướng Vương Thừa Vũ - chỉ huy trưởng của Mặt trận Hà Nội, chia làm nhiều cánh lớn, mở cuộc hành quân tiến vào giải phóng thủ đô.

Trong ngày lịch sử này, nhà nhiếp ảnh Nguyễn Bá Khoản đã bắt được những hình ảnh như những đoàn quân kéo về phố cổ Hà Nội từ năm cửa ô, lễ chào cờ thiêng liêng vào chiều 10-10-1954 tại sân vận động Cột Cờ Hà Nội, hình ảnh nhân dân thủ đô chào đón các chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam.

Đặc biệt, nhà nhiếp ảnh đã ghi được hình ảnh những phụ nữ Hà Nội tóc dài thướt tha, cặp ba lá túm hờ suối tóc sau lưng, mặc áo dài dịu dàng, tay ôm hoa tươi cười rạng rỡ tặng hoa cho bộ đội vừa về tiếp quản thủ đô.

Bức ảnh ông Đặng Tích sưu tập được và tặng cho Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III cũng là bức ảnh quý chụp các chiến sĩ Trung đoàn Thủ Đô tiếp quản Sở Tài chính (nay là trụ sở Bộ Ngoại giao).

Liên quan đến sự kiện ngày 10-10-1954 là lễ mít tinh chào mừng Trung ương Đảng, Chính phủ trở về thủ đô của nhân dân Hà Nội ngày 1-1-1955 tại quảng trường Ba Đình, sự kiện đánh dấu kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và công cuộc giải phóng thủ đô đã hoàn thành trọn vẹn, được lưu lại trong những tấm ảnh quý của Bộ Ngoại giao lưu tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III.

Lưu trữ Quốc gia 'mở kho' cho toàn dân xem những hình ảnh quý ngày tiếp quản thủ đô 70 năm trước - Ảnh 3.

Phụ nữ Hà Nội chào đón bộ đội về gải phóng thủ đô - Ảnh: NGUYỄN BÁ KHOẢN

Lưu trữ Quốc gia 'mở kho' cho toàn dân xem những hình ảnh quý ngày tiếp quản thủ đô 70 năm trước - Ảnh 4.

Toàn quân về tiếp quản thủ đô tập trung tại sân vận động Cột Cờ nghe Thiếu tướng, Chủ tịch Ủy ban Quân chính Thành phố Hà Nội Vương Thừa Vũ báo cáo kết quả thắng lợi việc tiếp quản thủ đô - Ảnh: NGUYỄN BÁ KHOẢN

Lưu trữ Quốc gia 'mở kho' cho toàn dân xem những hình ảnh quý ngày tiếp quản thủ đô 70 năm trước - Ảnh 5.

Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng các vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước ra mắt quốc dân đồng bào sau ngày miền Bắc hoàn toàn giải phóng tại quảng trường Ba Đình ngày 1-1-1955 - Ảnh Bộ Ngoại giao

Những hình ảnh quý về ngày tiếp quản thủ đô trong kho lưu trữ quốc gia - Ảnh 6.

Đoàn nữ thanh niên thể thao diễn qua lễ đài - Ảnh: Bộ Ngoại giao

Những hình ảnh quý về ngày tiếp quản thủ đô trong kho lưu trữ quốc gia - Ảnh 7.

Các chị em hàng hoa với những bó hoa tươi đẹp hoan hô chào mừng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Trung ương Đảng và Chính phủ - Ảnh: Bộ Ngoại giao

Những hình ảnh quý về ngày tiếp quản thủ đô trong kho lưu trữ quốc gia - Ảnh 8.

Đại biểu các dân tộc thiểu số diễu qua lễ đài - Ảnh: Bộ Ngoại giao

Hà Nội đã chuẩn bị cho ngày tiếp quản thủ đô từ năm 1951

Từ năm 1949, Ủy ban Kháng chiến hành chính Hà Nội đã xây dựng Đề án tiếp quản thủ đô trình Bộ Nội vụ để xin ý kiến vào ngày 1-2-1951.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

PGS Bùi Hiền, người nổi tiếng với đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ, qua đời

PGS.TS Bùi Hiền, người 'nổi tiếng' với đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ gây tranh cãi gần chục năm trước, vừa qua đời chiều 11-5 tại nhà ở TP Việt Trì, Phú Thọ.

PGS Bùi Hiền, người nổi tiếng với đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ, qua đời

Còn đâu hương vị bánh khọt Vũng Tàu ngày xưa

Vũng Tàu có nhiều món đặc trưng như lẩu cá đuối, cá khoai, gỏi cá mai… Nhưng một số du khách đến nơi đây hài hước nói rằng trong sự lựa chọn của họ, bánh khọt mà đứng vị trí số 2 thì không có số 1.

Còn đâu hương vị bánh khọt Vũng Tàu ngày xưa

Gặp một Trần Trung Lĩnh rất khác với 'Sắc và Không'

Không còn một gã rocker cuồng nhiệt, cũng không còn pop art dí dỏm trào phúng, sự trở lại của Trần Trung Lĩnh tuổi trung niên với biểu hiện mang đến một trải nghiệm nghệ thuật tĩnh lặng mà đầy vang vọng tại ‘Sắc và Không’.

Gặp một Trần Trung Lĩnh rất khác với 'Sắc và Không'

Nhạc số: Mỗi lượt nghe trực tuyến mang về bao nhiêu tiền cho nghệ sĩ Việt?

Thị trường âm nhạc số Việt Nam tiếp tục tăng trưởng. Tuy nhiên, các thách thức về bản quyền, nhân sự và công nghệ mới đang cản bước nghệ sĩ, ngay cả khi ca khúc của họ đạt hàng triệu lượt nghe.

Nhạc số: Mỗi lượt nghe trực tuyến mang về bao nhiêu tiền cho nghệ sĩ Việt?

PGS.TS Trần Khánh Thành đột ngột qua đời

Sau sự ra đi đột ngột của PGS Phạm Văn Tình, giới văn chương và khoa học ở Hà Nội lại đón thêm tin buồn bất ngờ: PGS.TS Trần Khánh Thành - phó chủ tịch Hội đồng Lý luận phê bình văn học nghệ thuật trung ương - qua đời tối 11-5.

PGS.TS Trần Khánh Thành đột ngột qua đời

Lần đầu tiên chủ trì buổi đọc kinh, Giáo hoàng Leo XIV kêu gọi 'ngừng chiến tranh'

Giáo hoàng Leo XIV kêu gọi nguyên thủ các nước chấm dứt chiến tranh trong lần đầu tiên chủ trì buổi đọc kinh Truyền tin chủ nhật trong vai trò người đứng đầu Giáo hội Công giáo.

Lần đầu tiên chủ trì buổi đọc kinh, Giáo hoàng Leo XIV kêu gọi 'ngừng chiến tranh'
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar